Chuyển đến nội dung chính

Ký ức đặc biệt trong ’Màu tím hoa sim’ (II)


(Người nổi tiếng) - Nhà thơ Hữu Loan giờ đã đi về cõi vĩnh hằng. Sau những năm tháng nhiều thăng trầm, sóng gió của cuộc đời mình, ông đã được bình yên mãi mãi. Nhưng những người ở lại, như Trung tướng Phạm Hồng Cư, như nhiều độc giả yêu mến bài thơ “Màu tím hoa sim” sẽ còn nhớ mãi câu chuyện về người trai thời chiến với “người em gái nhỏ hậu phương” – một câu chuyện tình đẹp nhưng buồn bã ở miền quê xứ Thanh năm ấy.

Một mối tình buồn màu sim tím
Từ khi Lê Đỗ Thị Ninh còn bé, bà Tham Kỳ đã có ý gả Lê Đỗ Thị Ninh cho Hữu Loan. Biết được ý định đó của cha mẹ, lại mến sự thông minh và tính cách khảng khái của Hữu Loan, nên dường như ngày từ bé, cô Lê Đỗ Thị Ninh đã coi Hữu Loan như người thương của mình.
Vì vậy, cái lần đón Hữu Loan trở về sau nhiều năm không gặp, cô đã có sự e ấp, ngượng ngùng của một thiếu nữ vừa chớm biết yêu. Tuy nhỏ tuổi nhưng Lê Đỗ Thị Ninh cũng sớm bộc lộ khí chất của mình.

Trong phong trào Tuần lễ Vàng, khi nghe Hữu Loan đứng lên đọc một bài diễn văn kêu gọi đầy xúc động, Lê Đỗ Thị Ninh đã bước lên phía trước và tháo chiếc vòng vàng trên tay để tặng cho chính phủ.
Tuy đã có tình cảm với Lê Đỗ Thị Ninh, nhưng nghĩ về khoảng cách tuổi tác nên khi đó Hữu Loan không hề dám mơ tưởng chuyện xa xôi hơn. Ông tiếp tục rời Thanh Hóa đi kháng chiến, làm chính trị viên tiểu đoàn ở Đại đoàn 304 của Tướng Nguyễn Sơn.
Trong số những người cùng đơn vị của ông ngày ấy có một người là họ hàng với gia đình ông bà Tham Kỳ. Ông bà Tham Kỳ đã nhờ người em họ này gián tiếp gợi ý với Hữu Loan về ý định vun vén của ông bà cho Hữu Loan và con gái mình.
Được sự đồng ý của gia đình ông bà Tham Kỳ, Hữu Loan trở về Thanh Hóa làm đám cưới. Đám cưới của Hữu Loan và Lê Đỗ Thị Ninh diễn ra vào ngày 6/2/1948. Trung tướng Phạm Hồng Cư kể, tuy là con gái gia đình giàu có, nhưng em gái ông lại tổ chức một đám cưới hết sức giản dị.
Lẽ ra với điều kiện của gia đình, Lê Đỗ Thị Ninh có thể có một đám cưới long trọng hơn, nhưng khi Hữu Loan ở đơn vị về, biết thời gian ông được nghỉ phép không lâu, lại không muốn tổ chức rườm rà, cô gái 17 tuổi Lê Đỗ Thị Ninh nói với chồng chưa cưới: “Quan trọng là mình thương nhau”.
Vì thế trong ngày cưới, cô “không đòi may áo mới”, mà chỉ mặc chiếc áo vải vẫn mặc ngày thường. Trong đám cưới ấy, vật trang trí sang trọng nhất là một bình hoa cưới, với những bông hoa sim tím mà cô dâu yêu thích được hái về từ trên đồi.
Lê Đỗ Thị Ninh rất trân trọng nhà thơ Hữu Loan. Cô vẫn gọi đùa Hữu Loan là “anh chồng độc đáo”. Hình ảnh cô dâu “cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo” sau này trở thành một trong những ký ức đẹp nhất cuộc đời nhà thơ Hữu Loan.
2 tuần nghỉ phép sau ngày cưới, Hữu Loan quay trở lại đơn vị. Trước ngày ông đi, người vợ trẻ của ông đã dành trọn một đêm may lại cho chồng tấm áo. Không ngờ đó là lần cuối cùng cô được may áo cho người chồng mới cưới của mình.
3 tháng sau, vào một buổi chiều không thể buồn hơn buổi chiều hôm ấy, Hữu Loan nhận được tin người vợ mới cưới của ông đã qua đời. Lê Đỗ Thị Ninh – người vợ trẻ của ông đã mất khi đi giặt ở con sông ven thôn Thị Long.
Ngày hôm đó nước lũ từ trên núi tràn về. Vì cố với một chiếc áo bị trôi ra giữa dòng mà người con gái trẻ tuổi mới sống cuộc đời làm vợ chưa lâu ấy đã chết đuối. Nhà thơ Hữu Loan trở thành góa vợ chỉ sau ngày cưới ít lâu.
Ngày về viếng mộ người vợ trẻ của mình, Hữu Loan đã lấy chiếc bình hoa ngày cưới để làm bình hương cắm hoa lên mộ vợ.
Sau này ông vẫn thường hay về đồi sim ở Thanh Hóa, nơi ông có những kỉ niệm đẹp thời xa xưa với người vợ hiền của mình, để nhớ về một bóng hình người thương đã mãi là hoài niệm.
Bài thơ “Màu tím hoa sim” – được Hữu Loan viết ra chỉ trong 2 tiếng đồng hồ. Bài thơ giản dị, câu từ mộc mạc, nhưng man mác nỗi buồn mất mát của ông khi mất đi người phụ nữ của cuộc đời mình.
Có lẽ chính vì cảm xúc thực sự trong bài thơ ấy, mà bao năm qua, bài thơ vẫn làm xúc động bao thế hệ độc giả, cũng là bài thơ được phổ nhạc nhiều nhất với 7 lần được các nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát khác nhau.
Nhà thơ Hữu Loan giờ đã đi về cõi vĩnh hằng. Sau những năm tháng nhiều thăng trầm, sóng gió của cuộc đời mình, ông đã được bình yên mãi mãi.
Nhưng những người ở lại, như Trung tướng Phạm Hồng Cư, như nhiều độc giả yêu mến bài thơ “Màu tím hoa sim” sẽ còn nhớ mãi câu chuyện về người trai thời chiến với “người em gái nhỏ hậu phương” – một câu chuyện tình đẹp nhưng buồn bã ở miền quê xứ Thanh năm ấy.
Màu tím hoa sim
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng đang xanh.

Tôi người vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo cưới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh
Bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.

Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương
Người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê…

Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người em gái nhỏ hậu phương
Tôi về
Không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương tàn lạnh vây quanh
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần.
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
Mỗi lần
Đèn khuya
Bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
Ngày xưa….

Một chiều rừng mưa
Ba người anh từ chiến trường Đông Bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông.
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
Cỏ vàng chân mộ chí.
Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa:
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu…”.
  • Hương Thảo Nguyên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...