SGGP, Thứ hai, 18/06/2012, 01:36 (GMT+7) | ||
Chuyện làm ăn của nông dân, chuyện ao cá,
vườn cây, thửa ruộng ở nông thôn với điệp khúc trồng chặt, chặt trồng; được mùa
mất giá, được giá mất mùa, vẫn là nỗi chua chát, cay đắng đối với người dân
nhiều năm qua. Những ngày gần đây, bà con nông dân miền Tây phải chặt bỏ dừa vì
giá giảm và không tiêu thụ được. Ở Tây Nguyên, miền Bắc cà phê, hồ tiêu, mía,
vải thiều…cũng không thoát khỏi số phận tương tự. Thương lái Trung Quốc hoành
hành khắp cả nước thu gom nông sản, hải sản theo kiểu “đầu voi đuôi chuột” khiến
hàng triệu nông dân chết đứng trên đống tài sản của mình. Nông sản, thủy sản vừa
không bán được vừa bị thương lái Trung Quốc thu gom rồi quỵt tiền.
Tại sao một đất nước hơn 70% dân cư tập trung ở nông thôn, từng tạo ra nhiều của cải, đời nối đời đóng góp to lớn vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại của dân tộc, lại chịu nhiều thiệt thòi rất vô lý? Dù rằng Đảng, Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách quan tâm hỗ trợ, bộ máy chính quyền cũng lập riêng bộ phận khuyến nông, khuyến ngư từ trung ương về tận làng xã nhưng chén cơm của nông dân hiếm khi được nấu từ hạt gạo trên sàn. Nhiều ý kiến cho rằng hệ lụy này là sự tích tụ của tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích. Chỉ cốt tìm những con số thống kê vô hồn để tô vẽ cho sáng bức tranh kinh tế địa phương, trong khi mâm cơm, cần câu cơm của người nông dân bị lãng quên. Bức tranh nông thôn hiện đã nhuộm nhiều gam màu tối. Lượng lao động ly nông ngày càng đông và đang dồn về các đô thị lớn tìm kế mưu sinh gây những hệ lụy xã hội không nhỏ. Thế nên hiện nông thôn chỉ còn người già và trẻ em.
Đó là chưa kể những dự án lấy đất bờ xôi
ruộng mật làm khu công nghiệp, sân gofl, khu đô thị… đã đẩy không ít nông dân
vào thế chẳng đặng đừng trong con đường sinh kế. Theo thống kê của Bộ NN-PTNT từ
năm 2003 đến 2008 các dự án thu hồi đất nông nghiệp đã làm xáo trộn gần 630.000
gia đình, khoảng 2,5 triệu nông dân. Cứ thu hồi mỗi ha đất nông nghiệp thì 13
người bị thất nghiệp.
Rõ ràng người nông dân không được một sự bảo hộ cần thiết tương ứng với các cơ quan chức năng lập ra vì nông dân. Nếu hội nông dân, những cơ quan khuyến nông, khuyến ngư… làm tròn vai thì không thể có chuyện người ta vào tận nhà mình lừa đảo, nuôi trồng thủy sản ngay ao nhà mình. Đành rằng khi hội nhập phải thực hiện cuộc chơi sòng phẳng nhưng không vì thế mà quên nhiệm vụ tối thượng phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
Nếu lãnh đạo địa phương không bị tư duy
nhiệm kỳ, bệnh thành tích thì người dân sẽ được hướng dẫn căn cơ trồng cây gì,
nuôi con gì, nông thủy sản được đảm bảo từ đầu vào đến đầu ra. Từ đó, sẽ không
có thương lái nào đủ sức ép giá, phá giá hoặc mua lúa non của nông dân.
Nếu từng cấp, từng ngành không sớm hóa giải những bất cập trên thì vô hình trung một nhóm lợi ích đang làm nghèo nông dân, vắt kiệt tài nguyên nông thôn để tư túi. Từ đó, sẽ tạo nên những miền quê không yên ả và không tránh khỏi mâu thuẫn quyền lợi kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. |
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét