(DĐĐT) - Ngày 08/6/2012, tại TP. Cần Thơ đã diễn ra Hội thảo "Phát triển cụm liên kết ngành hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nâng cao năng lực cạnh tranh" nhằm hỗ trợ cho các DNNVV khu vực ĐBSCL nâng cao năng lực cạnh tranh, dựa trên do Chính phủ Ý tài trợ.
Hội thảo đã diễn ra dưới sự điều hành hcủa ông Nguyễn Trọng Hiệu - Phó cục trưởng, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tô Hoài Nam - Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông Fancesco Russo Cố vấn trưởng dự án UNIDO, TS. Phạm Thế Hưng - Viện trưởng, Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa, PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, Trưởng khoan quản trị kinh doanh, Trường ĐH kinh tế quốc dân.
Tại hội thảo ông Fancesco Russo Cố vấn trưởng dự án UNIDO cho rằng: Cấu trúc DN của Việt Nam và Ý có điểm tương đồng đều là DNNVV, tuy nhiên DNNVV ở Ý quan hệ và liên kết với nhau rất chặt chẽ, các DN Việt Nam chưa có được sự liên kết này.
Hội thảo đã tập trung phân tích cơ sở gắn kết chặt chẽ trong sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ để qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó xác định sự cần thiết đối với DNNVV phải tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi sản phẩm toàn cầu, hình thành các doanh nghiệp phụ trợ là nhu cầu để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
Trên con đường hình thành và phát triển các doanh nghiệp trọng tâm trong chuỗi, việc hình thành các địa bàn, các cơ sở để có các nhóm, các cụm công nghiệp là rất cần thiết. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, phát triển cụm ngành hàng, cụm và khu công nghiệp, quá trình phát triển phải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phát triển cụm ngành công nghiệp là điều kiện, môi trường cho sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ.
Đồng thời phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho các cụm ngành công nghiệp phát triển có hiệu quả và nâng cao được sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia cụm ngành đó. Còn các khu công nghiệp thường đóng vai trò là trung tâm về mặt địa lý đối với phát triển các cụm ngành công nghiệp.
Hệ thống các khu công nghiệp ở Việt Nam đã tương đối phát triển và đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống cụm ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và còn nhiều vướng mắc cần phải được nghiên cứu, giải quyết
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân, Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng: Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về mối liên kết (linkage) giữa các doanh nghiệp trong một “chuỗi” (chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị), những kết quả nghiên cứu vẫn không giúp trả lời được những câu hỏi như: “Làm thế nào để triển khai xây dựng mô hình và kinh nghiệm về ‘cụm công nghiệp’ cho DNNVV Việt Nam, vốn đã rất thành công ở Ý và Nhật Bản?” và “Bản chất của kiên kết cụm, chuỗi các doanh nghiệp là gì, theo kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng đối với Việt Nam?”
Có thể nhận thấy, yếu tố quyết định để xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa các thành viên trong chuỗi chính là lòng tin hay sự tin cậy lẫn nhau. Tuy được thừa nhận là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh, nhưng hầu hết cho đến nay chúng được coi là “hệ quả” của hành vi/hoạt động trong mối quan hệ kinh tế giữa các đối tác, ít khi coi đó là một nhân tố quan trọng định hình mối quan hệ kinh doanh
TS. Trần Kim Hào, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ươngcho rằng giải pháp nâng nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệphiện nay là phải kiên quyết loại trừ chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa địa phương, tư duy nhiệm kỳ và các đặc lợi trong phát triển các cụm liên kết ngành (CLKN), coi CLKN là công cụ chứ không phải là mục tiêu phát triển.
Mục tiêu tối thượng của xây dựng các CLKN và gắn kết chúng với sự phát triển của KCN, CCN và CNHT là tạo nên mối liên kết bền vững giữa các chủ thể tham gia và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Yếu nhất của cạnh tranh ở Việt Nam là các DN không liên kết được với nhau, mặc dù ai cũng biết : “buôn có bạn, bán có phường”.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sanh, viện nghiên cứ phát triển ĐBSCL nêu ý kiến: Yêu cầu liên kết phát triển đã được đặt ra và được tổ chức Hội thảo nhiều lần, tuy nhiên thông tin về chuỗi ngành hàng chưa rõ ràng dẫn đến sự chồng chéo về cơ chế chính sách thậm chí triệt tiêu lẫn nhau.
“Vấn đề liên kết phải tuân thủ liên kết vùng và lợi thế so sánh của địa phương, sự cần thiết đối với Hội thảo này, là phải hướng tới một cơ chế liên kết cụm ngành hàng cụ thể”.
Bà Nguyễn Mỹ Thuận, Tổng thư ký Hiệp hôi DN Cần Thơ (CBA), cũng nêu ra 02 khó khăn cơ bản đối với DNNVV của TP.Cần Thơ và vùng ĐBSCL là vốn và mặt bằng sản xuất.
Để tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vượt qua là không đủ những điều kiện theo yêu cầu của ngân hàng như: tài sản thế chấp, báo cáo tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh khả thi và gần đây là kiểm toán độc lập…
Những điều kiện trên càng đẩy doanh nghiệp xa khỏi tầm ngắm của ngân hàng.
Bài toán nguồn vốn kinh doanh luôn là bài toán khó giải đối với DNNVV. Nếu tiếp tục các định chế ngân hàng vẫn không thay đổi, nếu Nhà nước vẫn không có một chính sách nào khác để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp thì mãi mãi DNNVV thiếu vốn kinh doanh. Như vậy thì đừng nói đến cạnh tranh và phát triển.
TP Cần Thơ dù có 8 khu công nghiệp quy hoạch, trong đó có 2 khu đang lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000. Nhưng với các điều kiện, giá cả của các khu công nghiệp này thì DNNVV khó có thể tham gia.
Từ lâu nay, DNNVV chật vật tự xoay xở để có mặt bằng phục vụ sản xuất. Đối với một số ngành như chế biến thực phẩm hay cơ khí thì luôn vướng với vệ sinh môi trường khi thuê mướn mặt bằng sản xuất trong các khu dân cư.
Ngoài việc vi phạm vệ sinh môi trường các doanh nghiệp còn gặp phải tình trạng không ổn định do quy hoạch của địa phương thay đổi thường xuyên tùy theo tầm nhìn của lãnh đạo.
Doanh nghiệp vừa di dời đến chổ mới được vài năm thì địa phương lại thay đổi hoạch mới. Tình trạng này, khiến doanh nghiệp luôn có tâm trạng lo âu vì việc di dời một cơ sở sản xuất không đơn giản, tiêu tốn rất nhiều sức lực và tiền bạc và ảnh hưởng đến cả kế hoạch kinh doanh.
trường ca
Nhận xét
Đăng nhận xét