Chuyển đến nội dung chính

"Sơ-lốc-hôm" Nam bộ Trương Ngọc Tường

NGƯỜI LAO ĐỘNG, thứ Sáu, 01/06/2012 16:30

Đến nhà của nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường ở thị trấn Cai Lậy, Tiền Giang, ắt hẳn nhiều người trẻ phải… le lưỡi, bước khẽ và… khom lưng. Chúng tôi gọi ông là “Sơ-lốc-hôm Nam Bộ”!

Mỗi đồ vật là một câu chuyện hay
Khom lưng bởi kính nể trước một phần kho tàng văn hóa Nam Bộ mấy trăm năm đang hiển hiện trước mắt. Bước khẽ là… sợ vấp phải những món đồ từ xưa tới… cổ đang bày khắp từ trong nhà ra hành lang. Còn le lưỡi vì nếu bạn “vớ” phải bất cứ thứ gì nơi đây, từ cây thước gỗ đến tấm tranh thêu, từ chiếc nón lá rách te tua đến đôi hài cườm quý tộc,… đều có sự tích, có điển cố và một câu chuyện xưa đang chờ đợi. Lúc đó, những người trẻ chỉ có thể… trố mắt ra và “à há” đầy thích thú lẫn ngạc nhiên. Rồi tự nhủ mình đang sống ngay trên đất mình mà hiểu biết về chính mình còn quá ít.
“Sơ-lốc-hôm Nam Bộ” Trương Ngọc Tường

Còn chúng tôi gọi ông là “Sơ-lốc-hôm Nam Bộ” bởi qua bất kỳ một đồ vật, một hình ảnh, một quyển sách nào, nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường đều có thể kể cho bạn nghe về con người và vùng đất bạn đang sống. Với ông, không đồ vật nào không có một câu chuyện hay ho.

Khi chúng tôi cầm lên một cây thước thợ may trong hàng tá cây thước cắm trong chiếc lục bình, lập tức được biết: “Đây là cây thước may của cô gái con nhà quyền quý. Nó được làm bằng gỗ quý, có cẩn xà cừ, màu xà cừ óng ánh hồng, rất đẹp. Con nhà dân dã, dễ gì có được”.

Hoặc chỉ riêng ông Địa đã có… hàng chục ông Địa. Có ông sứt tay, mẻ miệng, nhưng mỗi ông là câu chuyện về một vùng đất, một thời kỳ lịch sử. Anh bạn đồng nghiệp thú vị cười tủm tỉm: “Ông địa hồi đó thấy… hiền hơn bây giờ”- vậy là được nghe cả một câu chuyện về tín ngưỡng dân gian thờ cúng ông Địa của người Nam Bộ khẩn hoang.
Nếu theo tiêu chí “đồ cổ” của nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường đưa ra là phải “đẹp, hiếm và cổ” thì ông không hẳn đi theo con đường sưu tầm cổ vật. Một chiếc bình vôi mẻ miệng cũng được ông quý “gần bằng” hoặc có khi còn hơn chiếc bình nguyên, nếu nó “kể lên được một câu chuyện” quá khứ. Ông cũng dứt khoát mình không phải là nhà sưu tầm cổ vật, thậm chí, còn “kịch liệt phản đối” cách chơi đồ cổ của một số nhà sưu tầm- ở một góc độ nào đó đã trở thành nguyên nhân cho việc chảy máu đồ cổ từ các ngôi đền chùa, miếu mạo. Ông bảo mình không “chơi” đồ cổ, mà chỉ sưu tầm cổ vật để nghiên cứu và để viết sách.

Đồ cổ quý khi lắng nghe được tiếng nói của nó

Món đồ cổ với ông, có giá trị là khi nó “nói lên cái gì” và quan trọng nhất- đó là văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, ông lúc nào cũng sẵn lòng cho mượn những món đồ xưa, đồ cổ mà mình sưu tầm được. Chẳng hạn như “mai mốt tui sẽ tặng cho Bảo tàng Vĩnh Long vài trăm hiện vật”, cho tỉnh An Giang mượn hàng trăm hiện vật khác về văn hóa Khmer Nam Bộ để triển lãm dịp tết Chol Chnam Thmay. Hoặc cho Thư viện quốc gia TP Hồ Chí Minh mượn tập kinh tiếng Khmer viết trên lá thốt nốt, chỉ yêu cầu duy nhất “biết ở trong đó viết cái gì thì nói cho tui nghe”. Có bộ 3 ông tổ hát bội bằng cây vông đồng đẹp nhất, ông cũng cho Bảo tàng TP Hồ Chí Minh mượn. Thậm chí còn cho các nghiên cứu sinh “mượn cái cày… đi chơi” khi bảo vệ luận văn.
Những mẫu đồ cổ dễ thương nhưng rất quý do ông sưu tầm.

Nếu ước mơ có một nhà bảo tàng về văn minh lúa nước của ông vẫn chưa thành hiện thực thì bản thân nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường thật sự đã là một “kho lưu trữ”. Ông có thể kể tường tận về cái nọc cấy ở huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) khác như thế nào cái nọc cấy ở huyện Vũng Liêm và lý do vì sao phải khác? Còn chiếc nọc cấy Khmer cẩn xà cừ thì duy nhất chỉ có thể là món quà sính lễ của chàng trai Khmer mà thôi.

Với vốn tiếng Pháp và chữ Hán- Nôm, ông còn say mê sưu tầm và “giải mã” các câu đối, cặp liễn, thơ văn cổ. Những tác phẩm cổ ông không thể mua được thì cũng tìm bằng được bản sao để nghiên cứu. Giờ đây, ông còn “làm thêm” sưu tầm nghiên cứu về văn hóa Khmer Nam Bộ. Ông thích thú “nè, tui đã có được bức tranh của người Khmer để “làm bằng chứng” rằng người Khmer cũng biết vẽ tranh chớ không chỉ điêu khắc”.

Đến với ông, chúng tôi thật sự là những hậu sinh “không biết gì”, nhưng chính sự say mê và niềm kiêu hãnh về một nền văn hóa phong phú của miền Tây Nam Bộ của ông, khiến chúng tôi bị thuyết phục hoàn toàn. Chợt nghĩ rằng, nếu không có những con người như nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường- đang lặng thầm mà đầy nhiệt huyết kết nối những mối dây vô hình giữa quá khứ và hiện tại, e rằng cuộc đời sẽ bớt thi vị biết bao, sẽ mất mát biết bao.

“Sơ-lốc-hôm Nam Bộ” của chúng tôi thật đáng trân trọng vì những gì mà ông đã say mê làm ròng rã trong hàng chục năm qua. Không vì tiền bạc, không màng danh lợi. Tưởng như một Lục Vân Tiên giữa đời “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả” của hôm nay- làm chỉ vì thấy việc đáng nên làm!
Ông Trương Ngọc Tường đã đạt 2 giải ba tại cuộc thi Những cuốn sách vàng lần III– 2006 với 2 cuốn: Kim Vân Kiều tân truyện (bản chữ Nôm)– Nguyễn Du, khắc in năm 1879 và Dictionnaire élémentaire Annamite– Francais (Từ điển Việt - Pháp) của Legrand de la Liraye, in 1874. Ông cũng là người giữ kỷ lục có hơn 100kg tiền cổ.
Theo PHƯƠNG NAM - TRẦN PHƯỚC (Vĩnh Long Online)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn