Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

Doanh nghiệp đang ốm yếu, tìm thầy thuốc để chữa bệnh'

PLTPHCM, Thứ Tư, ngày 1/4/2020 - 11:07 (PLO)- Chính phủ đã có chính sách, chủ trương rất tốt nhưng nếu bị gián đoạn ở một khâu nào và kéo dài thời gian thì cơ hội sẽ mất đi đối với doanh nghiệp. Do dịch COVID-19, hàng loạt ngành, lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng, gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên, vật liệu đầu vào, gây đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. Tiến sĩ kinh tế Trần Hữu Hiệp cho rằng chính sách của Chính phủ rất kịp thời, nhưng để hấp thụ được thì doanh nghiệp (DN) phải có đủ nội lực. Thưa tiến sĩ, đa phần DN đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là DN nhỏ và vừa. Để chính sách đi vào thực tế thì cần làm gì? + Tiến sĩ  Trần Hữu Hiệp : Cũng như DN cả nước, DN vùng ĐBSCL cũng đang chịu tác động kép của dịch COVID-19. ĐBSCL đa số DN quy mô nhỏ và vừa nhưng cũng có DN trong nhóm DN mạnh cả nước,

Không để nông dân đơn độc trong hạn mặn

Đình Tuyển Báo Thanh Niên, ngày 03-4-2020 Sự chủ động của người dân trong sáng tạo canh nông,  chuyển đổi cây trồng , vật nuôi đã mang đến những chuyển biến tích cực cho ĐBSCL khi ứng phó với hạn, mặn. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả lâu dài, “bàn tay” kiến tạo của nhà nước là đặc biệt quan trọng.   Nếu 2016 được xem là năm hạn mặn khốc liệt trăm năm mới có một lần thì 4 năm sau, mọi kỷ lục khốc liệt đã bị phá vỡ. Nhưng chính trong khốn khó, sự chủ động của người dân đã mang đến những chuyển biến tích cực cho đồng bằng. Đến nay, theo ghi nhận của Bộ NN-PTNT, ĐBSCL có 39.000 ha lúa bị thiệt hại, trong khi con số này của năm 2016 lên đến 405.000 ha. Khó có thể lấy thiệt hại để minh chứng cho sự thành công, nhưng rõ ràng con số trên là đáng ghi nhận. Bởi sự chủ động trong cảnh báo, dịch chuyển lịch thời vụ né mặn đã giúp hơn 1,5 triệu ha lúa đông xuân của nông dân ĐBSCL gặt hái an toàn, được giá. Cùng với đó, đã có nhiều mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi sáng tạo ứn

Kiến nghị về cơ chế xuất khẩu lại nếp và gạo hạt tròn

Tấn Hưng - Trung Hiếu (VTV9) Cập nhật 07:25 ngày 08/04/2020 VTV.vn - Các địa phương khu vực ĐBSCL đã kiến nghị Thủ tướng cho cơ chế xuất khẩu lại nếp và gạo hạt tròn nhằm hỗ trợ tiêu thụ cho nông dân, đồng thời tránh mất thị trường. https://vtv.vn/vtv9/kien-nghi-ve-co-che-xuat-khau-lai-nep-va-gao-hat-tron-20200407164647343.htm

“Xé rào” trồng lúa (Bài 3): Không đổ hết lỗi cho nông dân

Huỳnh Xây Dân Việt, Thứ Tư, ngày 04/03/2020, 09:30 Phân tích về nguyên nhân vì sao dù đã được cảnh báo, song nhiều hộ nông dân vùng ĐBSCL vẫn “xé rào” trồng lúa ở những vùng nước có nguy cơ bị nhiễm mặn, GS - TS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia hàng đầu về cây lúa ở ĐBSCL, cho rằng, “do người dân cố tình không nghe”. Cố tình không theo khuyến cáo GS-TS Võ Tòng Xuân giải thích, hiện nay, biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn ra trầm trọng hơn và thay đổi theo hướng bất lợi cho người dân. Trên thượng nguồn, nhiều đập được xây dựng để giữ nước nhưng vẫn bị hạn, rồi các nước bạn cũng đang tranh lấy nước sông Cửu Long trong mùa kiệt. “Nguồn nước hiện nay ở ĐBSCL không như trước nữa, nhưng người dân vẫn lo trồng lúa ở những nơi mà biết trước sẽ thiếu nước, dẫn đến thiệt hại. Làm không theo khuyến cáo, cái này chính là do nông dân chứ không đổ thừa ai hết. Thực tế, ở vụ lúa này, diện tích sản xuất theo khuyến cáo đều tốt” – ông Xuân nói.

Giải "cơn khát" cao tốc

  Trần Hữu Hiệp NLĐ, 24-02-2020 - 09:00     Cho đến nay, miền Tây Nam Bộ vẫn là vùng "đói" đường cao tốc nhất. Trong khi cả nước có khoảng 1.000 km đường cao tốc thì vùng trọng điểm ĐBSCL, một trong 2 "nút kép" kết nối với trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP HCM và miền Đông Nam Bộ chỉ có hơn 40 km đường cao tốc TP HCM - Trung Lương. Trạm thu phí cao tốc Sài Gòn - Trung Lương  Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn 2011-2015, vốn đầu tư hạ tầng giao thông cho ĐBSCL chỉ chiếm khoảng 12,2% cả nước và giai đoạn 2016-2020 khoảng 15,5%. Hệ thống hạ tầng giao thông kém tạo ra các điểm nghẽn, kìm hãm phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Vì vậy, thông tin về 2 tuyến cao tốc ở miền Tây: Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu đang được nghiên cứu triển khai là mong đợi bấy lâu nay của chính quyền, nhà đầu tư và người dân. Xét về không gian phát triển và liên kết vùng, đây sẽ là 2 tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên kết nối 2 tuyế

Doanh nghiệp vui khi gạo được xuất khẩu trở lại

Thanh Liêm/TTXVN 20:40' - 11/04/2020   Bnews  Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định đồng ý cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ Công Thương. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long bày tỏ vui mừng trước thông tin này. Theo đó, Văn phòng Chính phủ ngày 10/4 đã có văn bản 2827/VPCP-KTTH về xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán xâm nhập mặn. Trong văn bản do ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký nêu rõ, xét đề nghị của Bộ Công Thương tại văn bản số 2412/BCT-XNK ngày 6/4 về xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương, phương án xuất khẩu gạo như đề xuất của đơn vị này. Điều này có nghĩa, trong tháng 4/2020, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ được phép xuất khẩu 400.000 tấn. Trả lời phóng viên TTXVN qua đi