Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2015

KINH TẾ BIỂN XANH NHÌN TỪ ĐẤT CHÍN RỒNG

                                                                   Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngày 30-4-2015 ĐBSCL là vùng duy nhất của cả nước tiếp giáp 3 mặt biển: Đông, Tây, Nam với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% bờ biển quốc gia; hơn 360 ngàn km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo; trong đó có đảo lớn nhất nước là Phú Quốc. Đất Chín Rồng không chỉ là vựa lúa, trái cây, thủy sản của cả nước, một trung tâm sản xuất hàng hóa lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu, mà còn có tiềm năng kinh tế biển to lớn cần được đầu tư phát triển. Thành tựu và thách thức từ nông nghiệp Thành tựu 30 đổi mới, 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ở ĐBSCL nổi bật là nông nghiệp. Đó là kỳ tích của hạt gạo, trái cây, thủy sản. Chỉ sau 2 thập niên, sản lượng lúa của vùng đã được nhân lên gấp đôi, từ 9,48 triệu năm 1990 lên 21,5 triệu tấn năm 2010, đến năm 2014 đã đạt hơn 25 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm khoảng 90% cả nước, 20% t

Nhớ đèn ết đa thời đã xa

Trần Hiệp Thủy Báo Dân Việt ngày 28 tháng 4 năm 2015 Quê tôi xưa chỉ thắp đèn dầu, bây giờ nhà nhà sáng điện. Điện khí hóa đưa ánh sáng đèn điện về quê, không chỉ là thành tựu lớn của 40 năm giải phóng miền Nam mà còn là ánh sáng văn minh từ thuở cha ông xưa đi khai phá đất phương Nam. Tên gọi đèn “ết đa” chắc là do dân quê tôi phiên âm từ thương hiệu đèn Aida phổ biến thời đó. Thật ra, loại đèn này còn những thương hiệu khác như Petromax hay Star Max, chất liệu ban đầu bằng đồng thau, sau được dùng phổ biến bằng inox. Đèn “ết đa” còn được gọi là đèn măng xông do đọc trại ra từ tên gọi manchon trong tiếng Pháp, chỉ cái tim đèn. Ông tôi kể, cây đèn này có nguồn gốc tận bên Tây. Nghe nói sự xuất hiện của nó vào đầu thế kỷ XIX được coi là một phát minh quan trọng trong lịch sử hải đăng thế giới. Nó cũng nhanh chóng vào xứ Nam kỳ thuộc địa của Pháp. Ngày xưa ở quê tôi, chỉ mấy nhà khá giả mới sắm nổi cây đèn “ết đa”, giá ước tính tròm trèm gần trăm giạ lúa. Đèn cũng chỉ được ngư

Nông dân vẫn còn nghèo trên "Vựa lúa Quốc gia": Bài 2: Người trồng lúa đang nghèo trên vựa lúa

Bài 1:  Hạt gạo bị chia phần Vài lời: Tứ của 2 bài viết này đã được người khác thể hiện trước qua các bài báo năm … 2011. Tên bài viết, tiểu tựa và ý tứ là từ các bài viết: “Hạt gạo cắn chia làm tám” (Lao Động ngày 9-11-2011), “Trăn trở từ vựa lúa quốc gia” (Nông nghiệp VN ngày 02-5-2014), “Nghèo trên vựa lúa” (Tuổi Trẻ ngày 30-5-2013), “Ly nông và giải pháp tam nông” (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, ngày 14/3/2014). SĨ NGUYÊN Báo Ấp Bắc, ngày 27-4-2015 Danh xưng là “Vựa lúa Quốc gia”, là “chén cơm” của thế giới, vậy mà nông dân vẫn còn nghèo. Chúng ta tự hào xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới, nhưng nông dân chưa được trả công xứng đáng. Tự hào “Vựa lúa Quốc gia” Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng khẳng định vị thế là vùng chủ yếu bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của cả nước. Sản xuất 52% sản lượng lúa, đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Vào những năm 1930, diện tích lúa mùa toàn vùng ĐBSCL khoảng 570 ngàn ha, đến năm 1980

“Xông vào nhà mới gõ cửa”

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, ngày 29-4-2015 Phép lịch sự mà trẻ con cũng biết là trước khi vào nhà người khác phải xin phép, ít nhất là gõ cửa. Nhưng các tin nhắn rác tự động nhảy vào di động người ta lại bảo chủ nhà “để từ chối quảng cáo, nhắn lại số ...”. Vô duyên giống như việc xông vào nhà người khác rồi mới bảo: “Nếu không muốn cho tôi vào, thì phải bảo không”. Đó là tình trạng mà người dùng điện thoại phải gồng mình chịu đựng cảnh “quăng rác nhà mình”. Nỗi khổ của "thượng đế"! Thông tin mua bán sim số điện thoại, tiếp thị nhà đất, sex … từ quấy rối người dùng, đến lừa đảo. Kẻ gian công khai quảng cáo hàng gian trên mạng: “Nhận làm bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, cấp III, đảm bảo uy tín, kín đáo, giao hàng tận nơi …”. Gần đây, lại xuất hiện tin nhắn xưng danh Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thông báo người dân cảnh giác, báo cho cơ quan công an gần nhất hành vi giả danh cơ quan công an để quyên tiền phục vụ điều tra. Người dùng điện

Mở nút thắt cho ĐBSCL

Trần Hữu Hiệp SGGP, Chủ nhật, 04/01/2015 Sau khi phát lệnh khởi công năm 2009, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã “đứng yên” do khó khăn về vốn, chủ đầu tư trả lại dự án; nay theo thông tin từ ngành chức năng, sẽ khởi công lại vào tháng đầu năm 2015. Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (chủ đầu tư) đã báo cáo Bộ GTVT về tiến độ dự án. Phương án được chủ đầu tư đề xuất là chọn nhà đầu tư thứ cấp, theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 54km, tổng mức đầu tư hơn 17.000 tỷ đồng, có 4 làn xe, chỉ dành riêng cho xe cơ giới, dự kiến sẽ được tiếp tục mở rộng lên 6 làn xe trong giai đoạn sau. Đây là một trong 3 hợp phần độc lập của tuyến cao tốc TPHCM - Cần Thơ gồm 3 đoạn: TPHCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ; trong đó đoạn TPHCM - Trung Lương dài 40km đã được đưa vào sử dụng từ tháng 2-2010. “Vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản quốc gia” miền Tây Nam bộ trong nhiều năm l

Đào tạo nhân lực ĐBSCL: 40 năm ươm mầm phát triển

Trần Hữu Hiệp (LĐ) ngày28/04/2015 Phần lớn nhân lực ĐBSCL hiện nay trong các ngành, lĩnh vực lớn lên trong môi trường giáo dục và đào tạo sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng. Thành tựu 40 năm của nền giáo dục cách mạng ở vựa lúa, 30 năm đổi mới, đặc biệt là 10 năm trở lại đây mang đậm dấu ấn của nhân lực đồng bằng.   Vươn lên từ vùng trũng Nhớ những năm đầu sau giải phóng, Đại học (ĐH) Cần Thơ (CTU) - cơ sở giáo dục đại học duy nhất ở ĐBSCL thời đó - đã đi tiên phong trong việc gắn “nhà trường với nhà nông”. Năm 1978, trong lúc cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam còn nóng bỏng, “vựa lúa gạo” miền Tây Nam Bộ phải vất vả chống chọi với cơn lũ dữ và dịch rầy nâu hại lúa chưa từng có. Nhiều gia đình phải ăn độn khoai lang, khoai mì và bo bo. Thầy và trò CTU không vào giảng đường mà đồng loạt ra đồng. Hơn 2.000 sinh viên của trường đã ra quân đến các địa phương đang có rầy nâu xuất hiện. Mỗi sinh viên mang 1kg lúa giống IR36 để cấy ra 1.000m2, trái với tập quán của nông dân l

Những cung đường trên đất “Chín Rồng”

Huy Phong Báo SGGP, Thứ hai, 27/04/2015, 00:37 (GMT+7) 40 năm sau Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hệ thống hạ tầng giao thông ở ĐBSCL đã được chú trọng đầu tư mạnh mẽ, hoàn chỉnh cả về đường bộ, đường thủy, hàng hải, hàng không. Đây là bàn đạp vững chắc, nhằm tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường cho vùng đất “Chín Rồng” vốn nhiều tiềm năng, thế mạnh. Vùng trũng khởi sắc Đi trên tuyến đường Nam Sông Hậu dài 147km, nối liền TP Cần Thơ với các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, nhiều người ấn tượng trước sự “thay da đổi thịt” mạnh mẽ của những vùng đất khuất nẻo trước đây. Đó là Khu đô thị mới Nam Cần Thơ, quy mô gần 2.000ha ngày càng sung túc; các khu công nghiệp mọc lên thu hút nhiều dự án đầu tư; trung tâm điện lực Sông Hậu, Long Phú đang hình thành; hàng hóa nông thủy sản của người dân làm ra được lưu thông thuận tiện... Cầu Cổ Chiên vừa hợp long, chuẩn bị thông xe kỹ thuật vào tháng 5 tới. Nông dân Nguyễn Văn Phát, 60 tuổi, ở xã Phong Nẫm,

Môi trường đầu tư ĐBSCL qua góc nhìn PCI 2014

Trần Hữu Hiệ p Báo Cần Thơ, thứ sáu, 24/04/2015 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI năm 2014) đánh dấu quá trình 10 năm cộng đồng doanh nghiệp "xếp hạng" môi trường đầu tư và "chấm điểm" chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với các địa phương trong vùng ĐBSCL, kết quả PCI năm 2014 không có nhiều tín hiệu vui bởi có đến 11/13 tỉnh, thành trong vùng tụt hạng. * Tín hiệu cảnh báo từ "vùng sáng" Nhiều năm liền, ĐBSCL được đánh giá là khu vực năng động, môi trường đầu tư thông thoáng với các chỉ số thành phần: thiết chế pháp lý tốt, chính quyền năng động, chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức thấp. Đó chính là "phần mềm bù lỗ" cho những hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực mà nhiều địa phương đang nỗ lực khắc phục. Mặc dù ĐBSCL vẫn là "vùng sáng" trong bản đồ PCI cả nước, 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An và Kiên Giang trong "Top 10", thuộc nhóm "rất tốt"