Chuyển đến nội dung chính

Môi trường đầu tư ĐBSCL qua góc nhìn PCI 2014

Trần Hữu Hiệp
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI năm 2014) đánh dấu quá trình 10 năm cộng đồng doanh nghiệp "xếp hạng" môi trường đầu tư và "chấm điểm" chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với các địa phương trong vùng ĐBSCL, kết quả PCI năm 2014 không có nhiều tín hiệu vui bởi có đến 11/13 tỉnh, thành trong vùng tụt hạng.

* Tín hiệu cảnh báo từ "vùng sáng"
Nhiều năm liền, ĐBSCL được đánh giá là khu vực năng động, môi trường đầu tư thông thoáng với các chỉ số thành phần: thiết chế pháp lý tốt, chính quyền năng động, chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức thấp. Đó chính là "phần mềm bù lỗ" cho những hạn chế về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực mà nhiều địa phương đang nỗ lực khắc phục. Mặc dù ĐBSCL vẫn là "vùng sáng" trong bản đồ PCI cả nước, 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An và Kiên Giang trong "Top 10", thuộc nhóm "rất tốt" và "tốt", 8 địa phương trong nhóm "khá"; nhưng bảng xếp hạng năm nay ghi nhận tình trạng 11 tỉnh, thành trong vùng đồng loạt tụt hạng là một chỉ báo cần được quan tâm.
Đồng Tháp và Long An là 2 tỉnh trong vùng tăng hạng. Đồng Tháp không chỉ tiếp tục khẳng định "phong độ" nhiều năm liền mà còn vươn lên vị trí thứ 2 cả nước, tăng 4 bậc. Nhiều chỉ số thành phần của Đồng Tháp đạt điểm số cao và tăng vọt như: gia nhập thị trường tăng từ 7.02 lên 9.37 điểm, chi phí thời gian từ 6.76 lên 8.45 điểm, thiết chế pháp lý từ 5.68 lên 7.91 điểm. Tỉnh "khuất nẻo" này lại được đánh giá cao về chỉ số cơ sở hạ tầng qua cảm nhận của doanh nghiệp (xếp thứ 6 cả nước), cao hơn Cần Thơ (thứ 14), Hà Nội (15) và Long An (19). Nói như Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan: "Từ chỉ số PCI, nghĩ đến sức bật mới và giấc mơ khởi nghiệp". Đó là hành trình thay đổi tư duy - hành động, ứng xử theo kiểu "xin - cho" thành "đồng hành cùng doanh nghiệp", từ "suy nghĩ cho doanh nghiệp" đến "suy nghĩ như doanh nghiệp", từ "quản lý, điều hành" thành "kiến tạo môi trường tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp".

"Thành tích" địa phương thứ hai trong vùng phải kể đến là Long An, xếp thứ 2 trong vùng, thứ 7 cả nước, tăng 12 bậc, các điểm số thành phần cũng rất ấn tượng: gia nhập thị trường tăng từ 7.32 lên 8.19 điểm, chi phí thời gian từ 6.51 lên 7.21 điểm, thiết chế pháp lý từ 5.8 lên 7.21 điểm.
Trường hợp của Kiên Giang, xếp thứ 3 trong vùng ĐBSCL, thứ 9 cả nước, tuy tụt hậu 6 bậc, nhưng các điểm số thành phần tương ứng cũng đạt khá: gia nhập thị trường tăng từ 7.34 lên 8.64 điểm, thiết chế pháp lý từ 6.4 lên 7.33 điểm; điểm tổng hợp sụt giảm do các điểm số thành phần như phí không chính thức, tính năng động, tiếp cận đất đai sụt giảm. 10 địa phương còn lại trong vùng đồng loạt tụt hạng, từ 5 đến 19 bậc. Cần Thơ - thành phố trung tâm, động lực của vùng, nếu như năm 2013 vươn từ vị trí thứ 14 lên thứ 9, tăng 5 bậc, thì năm nay rớt 6 bậc, xếp thứ 15 cả nước. Mặc dù điểm số thành phần gia nhập thị trường tăng từ 7.38 lên 8.48 điểm, thiết chế pháp lý tăng từ 5.0 lên 6.38 điểm, nhưng các chỉ số khác đều giảm sút, thậm chí thấp dưới ngưỡng như: tính năng động giảm từ 6.46 xuống 4.03 điểm, về chi phí không chính thức, điểm số giảm từ 7.63 xuống 5.61, tiếp cận đất đai cũng giảm từ 6.58 xuống 5.66 điểm.
"Điểm đen" của ĐBSCL được ghi nhận là việc 2 tỉnh rơi vào "nhóm thấp" và "tương đối thấp". Đó là trường hợp Cà Mau nhiều năm còn "lẹt đẹt" ở nhóm cuối, tiếp tục rớt 2 bậc, xếp hạng 58/63 tỉnh, thành cả nước; Tiền Giang "rơi tự do" từ nhóm khá năm trước, giảm 15 bậc xuống hạng 52, vào nhóm "tương đối thấp". Tương tự là Trà Vinh, từ "hiện tượng" phấn đấu của các năm trước, nay giảm 19 bậc, từ hạng 13 xuống 32 cả nước.
* Nên hướng đến giá trị "cốt lõi"
Năm nay là năm thứ 10 VCCI tổ chức công bố chỉ số PCI. Tuy chỉ có giá trị tham khảo, nhưng các tỉnh, thành vùng ĐBSCL rất quan tâm kết quả xếp hạng này. Lãnh đạo nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã tổ chức họp đánh giá, phân tích nghiêm túc kết quả PCI, mổ xẻ mặt mạnh, điểm yếu của mình, "đặt hàng" bộ máy tham mưu phải có giải pháp, quyết tâm cải thiện thứ hạng, môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ cần địa phương nào lơ là, tự hài lòng, là tự rơi vào cái bẫy do mình giăng ra. PCI là một quá trình nỗ lực liên tục không ngừng. Kết quả tốt một tỉnh làm được, thì tỉnh khác cũng làm được và có thể làm tốt hơn. Cuộc cạnh tranh minh bạch, sòng phẳng và "fair play" giữa các địa phương là một vòng xoáy vô cùng, không có nhiều không gian, thời gian cho sự dừng lại để nghỉ ngơi. Mặt khác, PCI không phải là một loại "bằng khen" kết thúc một năm thi đua, mà nó chính là một công cụ đo lường điều hành kinh tế của chính quyền địa phương cấp tỉnh. Để giải quyết được những khó khăn, thách thức về cơ sở hạ tầng, chống tiêu cực, nhũng nhiễu, thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo lao động, chính quyền địa phương cần tiến hành đồng bộ cải cách thể chế, điều hành năng động và nhiều việc phải làm hơn là nhắm vào thứ hạng. Việc "vượt lên chính mình" còn quan trọng hơn "vượt qua tỉnh bạn". Thứ hạng cao hơn so với năm trước cũng chẳng mang lại nhiều ý nghĩa nếu như các chỉ số đo "hàn thử biểu" - mức độ hài lòng của doanh nghiệp không tốt hơn, môi trường đầu tư không hấp dẫn hơn, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh không được nâng cao hơn.
Vì vậy, vấn đề "cốt lõi" là chính quyền địa phương cần nhìn môi trường đầu tư, chất lượng quản lý điều hành ở không gian rộng lớn hơn là "tư duy hành chính tỉnh". Đó là sự liên kết vùng để tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn. Xét ở góc độ này, PCI của 10 năm qua chưa được tính đến. Trong 9 chỉ số thành phần CPI, chưa có chỉ số "liên kết vùng". Đó cũng chính là "đơn đặt hàng" cho các nhà làm PCI trong thời gian tới, là phương tiện để chính quyền địa phương "nắm tay nhau" cùng tiến bộ hơn là "cạnh tranh nhau" để có thứ hạng cao theo kiểu "xé rào thu hút đầu tư" đã từng xảy ra không lâu!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn