Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đất Chín Rồng

Bất an điện than Duyên Hải

SGGP, Thứ bảy, 03/09/2016, 08:21(GMT+7) Trong các trung tâm nhiệt điện tại ĐBSCL, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải ở xã Dân Thành (thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) được xây dựng nhanh nhất. Trung tâm có 4 nhà máy, một nhà máy đã phát điện thương mại, một nhà máy đang vận hành thử và một nhà máy đang xây dựng. Chuyến đi với các chuyên gia của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) và Trung tâm Con người và thiên nhiên (Pan Nature) mới đây về khu vực này chúng tôi nhận thấy cuộc sống của người dân xung quanh nhà máy đã bị đảo lộn nghiêm trọng. Một góc Trung tâm Điện than Duyên Hải, Trà Vinh  Cạn kiệt nguồn lợi Ngôi nhà nhỏ của ông Lý Văn Ngoan chơ vơ giữa vùng đất hoang ở ấp Láng Cháo, xã Dân Thành. Ông bận quần đùi, áo phông nhàu nát, khuôn mặt khắc khổ, nom già hơn cái tuổi 55. Mắt ông nheo nheo ngơ ngác nhìn quanh, nhìn mà chẳng nhìn gì cả vì xung quanh chỉ có cỏ dại, những khoảnh ruộng nước đục lờ nhờ không cá tôm. Xung quanh không có gì giúp cho cuộc sống củ

Nỗi lo cá tra nhiễm kháng sinh

NNVN, 12/04/2016 Phương thức liên kết của Cty IDI với các hộ dân là “khoán nuôi gia công”: Cty cung cấp thức ăn thủy sản và bao tiêu sản phẩm, còn lại người nuôi lo. Mức khoán gia công 4.600 - 4.800 đồng/kg, người nuôi có lời 900 - 1.500 đồng/kg... Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia (Cty IDI) ở tỉnh Đồng Tháp liên kết với người dân nuôi cá tra đã mấy năm, hiện đầu tư cho 51 hộ với diện tích 142 ha. Dù có nhiều cố gắng và tiến bộ nhưng vấn nạn cá nhiễm kháng sinh vẫn là nỗi lo lớn. Phương thức liên kết của Cty IDI với các hộ dân là “khoán nuôi gia công”: Cty cung cấp thức ăn thủy sản và bao tiêu sản phẩm, còn lại người nuôi lo. Mức khoán gia công 4.600 - 4.800 đồng/kg, người nuôi có lời 900 - 1.500 đồng/kg. Năm 2015, giá cá liên tục giảm khiến nhiều người nuôi riêng lẻ bị lỗ, nhưng các hộ nuôi liên kết với Cty IDI vẫn có lời khá. Hộ nuôi sản lượng thấp nhất là 800 tấn, lời khoảng 1 tỷ đồng; hộ nuôi sản lượng lớn nhất đến hơn 3.000 tấn, thu lời nhiều tỷ đồng. Vướ

Long An đắp 6 đập tạm ngăn mặn xâm nhập

Câu chuyện mà một số tờ báo phản ánh mấy ngày qua vừa có câu trả lời, Long An đâu có "phụ tình" Tiền Giang, thật ra tỉnh này cũng có nhu cầu đắp đập ngăn mặn cho dân mình mà ... (ĐSPL) – Tỉnh Long An đang gấp rút tiến hành đắp 6 đập tạm để ngăn xâm nhập mặn vào khu vực Đồng Tháp Mười. Theo tin tức trên báo Tri thức trực tuyến, chiều ngày 7/4, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Long An đã tiến hành khởi công đắp đập tạm tại các kênh Bà Hai Màng, Ông Nhượng, Bà Định, Thủ Cồn, La Khoa, Bến Kè (địa bàn huyện Thạnh Hóa) để chống nước mặn xâm nhập vào Vùng dự án Bắc Đông (các tỉnh Long An, Tiền Giang). Công trường thi công đập tạm ngăn mặn xâm nhập tại Long An. (Ảnh: Zing.vn) Báo này cũng dẫn lời ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cho biết, việc đắp 6 đập ngăn mặn này sẽ cứu được khoảng 1.000 ha khoai mỡ, 1.000 ha khóm và 650 ha lúa vụ Đông Xuân muộn của một số xã thuộc tỉnh Long An, và khoảng 10.000 ha khóm ở huyện Tâ

Tiền Giang bất ngờ khi Long An không giúp ngăn mặn

Bài trên báo Tuổi Trẻ. Có thể xem đây là "Xung đột lợi ích địa phương" mà mình đã cảnh báo cách đây 9 năm (2007) trên 1 bài báo?  Đừng vội lên án Long An "phụ tình" Tiền Giang khi trước đó đã từng được bạn giúp. Khó có sự tự nguyện hy sinh, nếu không có một cơ chế pháp lý từ Trung ương rõ ràng về việc "liên kết" hay "điều phối liên tỉnh" cho vấn đề tương tự. KHung pháp lý đó cần định rõ sự tự nguyện và nghĩa vụ bắt buộc để hài hòa lợi ích, vai trò điều tiết của TW. Lưu bài này để tiếp tục theo dõi xem. 4.2k 25 Trước đó Tiền Giang từng mở cống Bảo Định đưa nước vào vùng dự án thủy lợi Bảo Định cứu 16.000 ha lúa đông xuân của tỉnh Long An. Chiều 5/4, ông Lê Văn Hoàng - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết Ban thường vụ Tỉnh ủy Long An không đồng ý đắp đập tại 5 con rạch tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây ngăn nước mặn xâm nhập theo đề nghị của tỉnh Tiền Giang. Dù vậy, ông Hoàng không nói rõ lý do vì sao Long An không đắp đập. Tiền G

Lãng phí dạy nghề ở nông thôn

ĐÌNH TUYỂN (Báo Thanh Niên) Được đầu tư đầy đủ máy móc, nhà xưởng với kinh phí hàng chục tỉ đồng nhưng hầu hết trung tâm dạy nghề cấp huyện, thị ở ĐBSCL đều sử dụng kém hiệu quả, gây lãng phí. Phòng học bỏ hoang Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm H.Long Hồ (Vĩnh Long) rộng khoảng 1.000 m2, khánh thành năm 2006 với vốn đầu tư xây dựng 750 triệu đồng. Mới đây, do nhà xưởng, phòng học xuống cấp nên trung tâm trùng tu, sửa chữa với kinh phí 600 triệu đồng. Dự kiến năm 2013 này, trung tâm tiếp tục được đầu tư thêm hơn 1 tỉ đồng để làm mới phần hạ tầng còn lại. Hiện tại, trung tâm có 3 phòng học khá rộng nhưng gần như đóng cửa quanh năm bởi có quá ít người đến học. Bên trong hội trường lớn, cũng là phòng học nghề của học viên, đồ điện tử, tủ lạnh, bàn ghế, quạt điện, CPU máy tính… chất ngổn ngang như một kho chứa phế liệu. Ông Lý Vân Nam, Giám đốc trung tâm, cho biết: “Phòng học đóng cửa vì người dân không chịu đi xa lên trung tâm học. Còn các lớp mở dưới xã, ấp cũng ph

Nghĩ về một Bảo tàng Nông nghiệp Việt Nam

Bài trên trang TỔ QUỐC ngày 15-5-2012 Các bảo tàng này đã phát huy tác dụng tích cực đối với cuộc sống góp phần bảo lưu, gìn giữ và nhân lên giá trị văn hóa dân tộc được đông đảo người tham quan mến mộ và khâm phục, học tập đem lại những giá trị văn hóa và kinh tế thực sự. Song dường như có một đất trống, không muốn nói là khiếm khuyết chúng ta chưa có một Bảo tàng Nông nghiệp để bảo lưu, tôn vinh, phát huy những giá trị văn minh vật chất mà người Việt đã sáng tạo hơn 4000 năm qua. Nguyễn Hữu Ngôn (Toquoc)- Một đất nước có tới 90% dân số là nông dân, là xứ sở của nền văn minh lúa nước, đầy tiềm năng về kinh tế nông nghiệp, hiện đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã ghi đậm dấu ấn đóng góp vô bờ bến của người nông dân. Vì lẽ đó, cũng đã là muộn khi nghĩ đến công trình xây dựng một Bảo tàng Nông nghiệp Việt Nam. Đông Nam Á là khu vực

Xin cơ chế đặc thù, nhưng “quên” giải quyết đầu ra

Báo Giáo dục và Thời đại Vừa qua, tại TP.Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực cho Tây Nam bộ… Lại xin tăng chỉ tiêu tuyển sinh và quyền lợi! Cơ chế đặc thù trong đào tạo dựa trên quyết định số 1033/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển GD-ĐT và dạy nghề vùng ĐBSCL (giai đoạn 2011-2015); được áp dụng cho cả khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên; theo đó, cho phép các trường ĐH trong vùng tuyển sinh đào tạo theo hình thức cử tuyển, xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng; cho phép các trường ĐH ngoài khu vực Tây Nam bộ liên kết với trường đủ điều kiện trong vùng để đào tạo. Thành quả nổi bật trong đào tạo theo cơ chế này là ngành khoa học sức khỏe. GS.TS Phạm Văn Lình, Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược Cần Thơ, cho biết: “Từ năm 2008 đến 2014, ngoài đào tạo theo ngân sách, trường đào tạo theo địa chỉ sử dụng các tỉnh Tây Nam bộ 3.031 bác sĩ (BS), 1.193 dược sĩ (DS), 797 cử nhân. Góp phần nâng tỷ lệ BS/10.000

ĐBSCL lớn mà không mạnh

NGUYỄN MINH NHỊ Báo Người Lao Động, ngày 01/03/2015 Tiềm năng nông nghiệp dẫn đầu cả nước nhưng khó nghèo cũng dẫn đầu cả nước. Nguyên nhân chính nằm ở chỗ tư duy nông nghiệp manh mún, sơ khai Tổng sản lượng lúa cả nước năm 2014 đạt 45 triệu tấn, so với năm 2005 tăng 13,64%. Trong đó, ĐBSCL đạt 25,2 triệu tấn, tăng 30,98%. Riêng 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp nhờ “Chương trình Đồng Tháp Mười” và “Tứ giác Long Xuyên” nên sản lượng lúa năm 2014 cũng đạt 11,7 triệu tấn, tăng 32,95% so với năm 2005. Cùng với cây lúa, cây ăn trái và cá tôm (nuôi) nước ngọt - lợ, ĐBSCL luôn dẫn đầu cả nước 3 sản phẩm này. Một góc đồng bằng Tội nghiệp “bà đỡ”! Cách đây 10 năm, nông dân ĐBSCL bắt đầu thực hiện việc mua giống lúa xác nhận được sản xuất tại địa phương để gieo cấy chứ không tự để giống như trước kia. Khâu làm đất được cơ giới hóa. Tưới tiêu bắt đầu điện khí hóa. Thu hoạch lúa bằng máy liên hợp và sấy lúa theo dạng công nghiệp cũng bắt đầu triển khai. Như vậy, đến năm