Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2018

Từ Địa Trung Hải đến đồng bằng sông Cửu Long

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Thứ Sáu,  21/12/2018, 09:04  (TBKTSG) - Nhìn sang đất nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, dù điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng nhờ ứng dụng công nghệ cao, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp của quốc gia này luôn vượt trội. Nông dân của họ là những doanh nhân sang trọng. Họ làm nông nghiệp thông minh, ứng dụng tốt khoa học, công nghệ cao và biết làm giàu. Khởi nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Phải xuất phát từ nhu cầu xã hội Dư địa... công nghệ cao cho người sản xuất nhỏ lẻ Nông trại trên biển, chuyển giới cho tôm Trong chuyến công tác, khảo sát các mô hình nông nghiệp ở Israel gần đây, tôi tận mắt chứng kiến mô hình “nông trại ngoài khơi Địa Trung Hải” của nông dân Israel. Nông trại nuôi cá cách bờ biển khoảng 10-15 hải lý, có chất lượng nước tốt, cho sản phẩm cá sạch. Cá được nuôi trong các lồng sắt di động đặt chìm dưới mặt nước, được thiết kế phù hợp môi trường biển, chịu được tác động dòng chảy, sóng biển mạnh

Tác quyền cây lúa

Trần Hữu Hiệp T BKTSG, T hứ Ba,  18/12/2018, 14:31  (TBKTSG) - Hai giống lúa mới OM6976 và OM5451 của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 8 công trình vừa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tôn vinh trong Chương trình “Vinh quang Việt Nam -  Dấu ấn những công trình” năm 2018. Dưới góc nhìn công nghệ cao qua việc ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất lúa giống đang đặt ra vấn đề về tác quyền cây lúa, thúc đẩy thị trường mua bán chất xám. Từ việc thương mại hóa giống lúa… Thương hiệu (logo) gạo Việt Nam vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (CLRRI) là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ sinh học, cung ứng nhiều giống lúa chất lượng cao được dùng phổ biến không chỉ ở khu vực Tây Nam bộ mà trên phạm vi cả nước và chuyển giao cho các nước bạn như Campuchia, Myanma. Đầu năm 2018, CLRRI đã ký hợp đồng chuyển giao độc quyền hai giống lúa chịu mặn OM18 và OM9577 cho tập đoàn Lộc Trời (LTG). Theo đó

Chật vật chuyển sang nông nghiệp hữu cơ

Trung Chánh TBKTSG, Thứ Bảy,  23/6/2018, 15:14  (TBKTSG) - Khung pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp chuyển sang phát triển nông nghiệp hữu cơ đã có, nhưng sự trở mình trên thực tế vẫn rất khó khăn. Sản phẩm gạo sạch của một doanh nghiệp. Ảnh: Trung Chánh Điều kiện cần đã có, nhưng… Hồi tháng 4-2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam dành cho sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo bước ngoặt cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, là những điều kiện ràng buộc để sản phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ. Ông Võ Minh Khải, Giám đốc Công ty Viễn Phú (Cà Mau), nhận xét: “Bộ tiêu chuẩn này giúp nhà sản xuất biết mình cần đáp ứng những tiêu chí nào để được mặc chiếc áo hữu cơ”. Nhưng ông còn băn khoăn: “Liệu những tiêu chuẩn mà Việt Nam mới ban hành này có được thế giới công nhận hay không?”. Vì nếu không, nó sẽ “không có ý nghĩa

1 đồng cho đặc khu có hơn 1 đồng cho HN, TP.HCM?

(Báo Đất Việt,  Tài chính ) - Theo chuyên gia, cần tính toán một đồng vốn bỏ ra đầu tư vào đặc khu có tạo ra hơn một đồng nếu rót vào Hà Nội, TP HCM hay không. Khó có đột phá để thành cú hích Trả lời phỏng vấn báo VnExpress về phát triển ba đặc khu kinh tế tại Việt Nam (Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc), TS Huỳnh Thế Du, giảng viên Đại học Fulbright thẳng thắn nói rằng, ông chưa thấy mục tiêu, tầm nhìn rõ ràng trong lựa chọn xây dựng 3 đặc khu nào. Theo chuyên gia, Vân Đồn là nơi có tiềm năng thành công nhất nếu nhìn vào sự tương hỗ, gắn kết giữa kinh tế Việt Nam và Trung Quốc. Phú Quốc có thể phát triển cụm ngành du lịch. Còn Bắc Vân Phong, ông chưa thấy được chỗ dựa phát triển hay nền tảng để thành công ở đây là gì. "Hình dung tương lai Phú Quốc, Vân Đồn hay Bắc Vân Phong có thể có cái này cái kia, nhưng ba khu vực này có đột phá để thành “cú hích” hay “cú đấm thép” đưa nền kinh tế đi lên hay không, tôi e khả năng là khó", vị chuyên gia đưa ra dự báo. TS Huỳnh

MUA BÁN HÀNG RONG DƯỚI GÓC NHÌN CHÍNH SÁCH[1]

                                                                                                                       ThS. Trần Hữu Hiệp I . ĐẶT VẤN ĐỀ Tại các đô thị vùng sông nước miền Tây Nam Bộ, nơi có nhiều sản vật tự nhiên, ẩm thực hấp dẫn và sinh hoạt mang tính cộng đồng cao; hoạt động mua bán hàng rong diễn ra thường xuyên, đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức và có phần “lộn xộn” về tính tự phát.  TP. Cần Thơ – Tây Đô là đô thị trung tâm vùng ĐBSCL về nhiều mặt, quận Ninh Kiều là “cửa ngõ” của Tây Đô, hoạt động này diễn ra thường xuyên tại các tuyến phố, khu vực đông dân cư, nhiều khách tham quan du lịch, tại các “chợ chồm hổm”; hoặc mua bán nhộn nhịp dưới sông (chợ nổi, ghe hàng, …). Nhu cầu sử dụng “hàng rong” của cư dân và du khách tại quận trung tâm Ninh Kiều nói riêng và TP. Cần Thơ nói chung, không chỉ là nhu cầu tiêu dùng mà còn là tập quán sinh hoạt mang đậm nét văn hoá, là một nhu cầu khách quan. Theo đó, “mua bán hàng rong” tồn tại để đáp ứng cung