Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2019

Vùng ĐBSCL: 'Soi' điểm sáng và mảng tối để tăng cường thu hút FDI

TS. Trần Hữu Hiệp   Tạp chí Nhà Đầu Tư, - 16:02 17/11/2019 (VNF) - Theo số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút 151 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 1.126 triệu USD, chiếm 5,4% số dự án và 10,26% tổng vốn đăng ký mới của cả nước. Nhiều năm liền, vốn FDI chủ yếu tập trung vào các tỉnh Long An, Tiền Giang, chiếm 75,2% tổng số dự án và 45,5% tổng vốn FDI của toàn vùng ĐBSCL. So với cùng kỳ năm 2018, số dự án tăng 52 dự án, nhưng vốn đăng ký chỉ bằng khoảng 75%. Lũy kế đến nay, toàn vùng ĐBSCL có 1.662 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 22.634 triệu USD, chiếm 5,56% số dự án và 6,32% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước, xếp thứ 4/6 vùng kinh tế, chỉ cao hơn Tây Nguyên và Tây Bắc, nhưng thấp hơn nhiều so với Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 42%), Đồng bằng sông Hồng (chiếm 30%) và Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung (khoảng 17%). Điểm sáng “Cửa ngõ miền Tây” và “nơi khuất nẻo”

Gạo ngon không phải để ngắm

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 18/11/2019 08:13 GMT+7 TTO - Đáng ra phải “ngồi chiếu trên” của một cường quốc xuất khẩu gạo trong mấy thập niên qua, hạt gạo Việt vẫn chưa thoát khỏi phân khúc gạo cấp thấp, xuất ngoại nhiều, giá giảm. Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên gạo Việt được giải quốc tế. Vấn đề đặt ra là trong khi có nhiều thương hiệu gạo đoạt giải, gạo Việt vẫn bán giá bèo, xuất khẩu tăng lượng, giảm giá trị, phải chịu kiếp "hồn Trương Ba, da hàng thịt". Làm sao để gạo Việt chuyển từ rẻ, ngày càng có nhiều gạo ngon và quan trọng là tăng giá trị? Câu hỏi đó đã được đặt ra nhiều năm qua nhưng chưa có lời giải đẹp. Không thể phủ nhận kỳ tích của hạt gạo Việt qua 30 năm đổi mới. Nhưng kỳ tích đã qua không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công trong thời gian tới. Hạt gạo Việt với chính sách và đối sách xuất khẩu "phập phù", đang mất dần lợi thế, có thương hiệu gạo quốc gia cũng như không đang là thách thức mới. Hằng năm, chúng ta sản

EVFTA Check in đường bay mới

T s . Trần Hữu Hiệp ĐTTC SGGP, Thứ Ba, 9/7/2019 07:47 (ĐTTCO) - Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa được ký kết giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU), được ví như “đường bay mới” doanh nghiệp Việt, cơ quan quản lý và các tác nhân liên quan đang “check in” cho hành trình mới, đòi hỏi phải tận dụng tối đa thời cơ vàng để nâng cao năng lực thích ứng trước cơ hội và thách thức mới.  Đường bay phía trước EVFTA và EVIPA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, với những cam kết sâu rộng và toàn diện, không chỉ trong thương mại hàng hóa, đầu tư với cơ chế thực thi chặt chẽ, còn bao gồm những lĩnh vực “phi truyền thống”. Trong đó có những cam kết mới chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, dù đã phổ quát ở châu Âu, liên quan cải cách thể chế, lao động xã hội, thành lập tổ chức công đoàn của người lao động, mua sắm công của Chính phủ... Yêu cầu cải cách thể chế, đổi mới công nghệ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch v