Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2016

Kinh doanh xuất khẩu gạo: nên bỏ các điều kiện bất hợp lý

TBKTSG, thứ năm  17/11/2016 Trung Chánh (TBKTSG Online) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi bản kiến nghị bỏ hàng loạt các điều kiện kinh doanh- trong đó có điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo- được bổ sung vào dự luật sửa đổi bổ sung danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua vào ngày mai 18-11. Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nói gì về vấn đề này khi quy định hiện hành là Nghị định 109 vẫn đang cản trở cơ hội xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp nhỏ. Có nên tiếp tục duy trì hay nâng cấp nghị định 109 lên thành luật. Trong ảnh là nông dân đang thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh. Nghị định 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo phải có một kho chuyên dụng sức chứa tối thiểu 5.000 tấn phù hợp quy chuẩn chung theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có ít nhất một cơ cở xay xát lúa gạo công suất tối thiểu 10 tấn/giờ; phải xuất khẩu tối thiểu 10.000 tấn

Còn hạn điền, tích tụ ruộng đất bằng cách nào?

Trung Chánh T BKTSG, t hứ Bảy, 12/11/2016 Một trong những “điểm nghẽn” của sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn thời gian qua là nông dân chưa được phép tích tụ đất đai đủ lớn do “vướng trần” hạn điền. Ảnh Trung Chánh (TBKTSG) - “Tích tụ ruộng đất” là cụm từ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều khi bàn về phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. TBKTSG trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, về ý nghĩa của việc này cũng như bàn luận, phác thảo cách thức, lộ trình thực hiện. TBKTSG: Tích tụ ruộng đất đang được thảo luận như là lời giải cho bài toán sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào? - Ông Trần Hữu Hiệp:  Tôi nghĩ rằng, đặt vấn đề tích tụ ruộng đất là đúng nhưng nếu chỉ nói khơi khơi như vậy mà không kèm với việc giải quyết một số rào cản đang tồn tại thì những điểm nghẽn của sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn liên quan đến đất đai vẫn ch

Quá khứ cơ cực ăn cơm độn khoai sắn của đại gia Việt

Chẳng có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng, các đại gia Việt cũng làm nên huyền thoại cuộc đời mình từ nghèo khó, cơ cực. Chẳng có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng, các  đại gia Việt cũng làm nên huyền thoại cuộc đời mình từ những nghèo khó, cơ cực. Ông Trần Trinh Trạch, cha của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy Theo Vietnamnet, ông Trạch khoảng 10 tuổi đi làm công cho một gia đình điền chủ có quốc tịch Pháp. Hàng ngày, ông chăn trâu cắt cỏ làm lụng như một đày tớ để rồi được trả công bằng những chén cơm thừa canh cặn.   Cuộc sống lam lũ như thế dần trôi được 2 năm. Đến năm 1881, chính quyền thực dân Pháp ra một quyết định, con những người Tây gốc Việt phải đọc và nói được tiếng Pháp. Trường dạy tiếng Pháp được mở ra nhưng con ông điền chủ lại không mặn mòi với việc học. Ông điền chủ gọi ông Trạch lên đưa cho ông mấy bộ đồ mới tinh bảo ông mặc vào và đi học thay cậu chủ. Công việc chăn trâu giao cho người khác. Ông tư chất thông minh hơn người

Ứng xử khôn ngoan, có trách nhiệm với Phú Quốc

Trần Hữu Hiệp TBKTSG, Chủ Nhật,  6/11/2016 (TBKTSG) - Con đường từ công trường đến "thiên đường du lịch" đang mở ra với Phú Quốc, nhưng để đến đích, không chỉ là tăng tốc đầu tư mà cần làm mát, làm sạch môi trường đảo ngọc. Phú Quốc được nhận diện, không chỉ là một đặc khu kinh tế, mà cần được xây dựng, phát triển theo mô hình hòn đảo thông minh, trở thành điểm đến khác biệt, hấp dẫn, an toàn. Lấp lánh đảo ngọc quốc gia Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam (tổng diện tích tự nhiên gần 60.000 héc ta, tương đương đảo quốc Singapore, với 27 hòn đảo lớn, nhỏ), nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhất là chuỗi các điểm du lịch nổi tiếng như Singapore, Phuket, Bali, Hồng Kông, Nhật Bản, Jeju... Phú Quốc là một mắt xích quan trọng để kết nối các chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, giải trí tầm cỡ quốc tế. Tron

Hợp tác xuyên biên giới từ góc nhìn vùng Tây Nam Bộ

Trần Hữu Hiệp Tạp chí Cộng sản, 8/11/2016 TCCSĐT - Biên giới và vấn đề hợp tác xuyên biên giới trước đây thường được tiếp cận theo nghĩa “biên giới cứng”. Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa, các khái niệm này không còn được hiểu đơn thuần theo nghĩa truyền thống (ranh giới giữa các quốc gia) do nó luôn bị tác động trực tiếp hay gián tiếp bởi các yếu tố của “biên giới mềm”. Vì thế, vấn đề biên giới và hợp tác xuyên biên giới giờ đây nên được nhìn nhận theo nghĩa rộng hơn. Hợp tác xuyên biên giới không chỉ diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư mà nó còn biểu hiện đa dạng trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường và các yếu tố an ninh phi truyền thống khác. Ngã ba biên giới (VN-Lào-CPC) tại Kon Tum Vấn đề “hợp tác xuyên biên giới” từ góc nhìn lý luận và thực tiễn vùng Tây Nam Bộ Theo Tổ chức Di cư quốc tế, thì biên giới (border) là đường chia cắt lãnh thổ trên đất liền hay trên biển của hai quốc gia hoặc các phần lãnh thổ của quốc gia. Ba yếu tố qu