Trung Chánh
TBKTSG, thứ Bảy, 12/11/2016
Một trong những “điểm nghẽn” của sản xuất hàng hóa
nông nghiệp lớn thời gian qua là nông dân chưa được phép tích tụ đất đai đủ lớn
do “vướng trần” hạn điền. Ảnh Trung Chánh
(TBKTSG) -
“Tích tụ ruộng đất” là cụm từ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều khi bàn về
phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất hàng hóa nông nghiệp
quy mô lớn. TBKTSG trao đổi với ông Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách Ban Chỉ
đạo Tây Nam bộ, về ý nghĩa của việc này cũng như bàn luận, phác thảo cách thức,
lộ trình thực hiện.
TBKTSG: Tích tụ ruộng đất đang được thảo luận như là lời giải cho bài toán sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
- Ông Trần Hữu Hiệp: Tôi nghĩ rằng, đặt vấn
đề tích tụ ruộng đất là đúng nhưng nếu chỉ nói khơi khơi như vậy mà không kèm
với việc giải quyết một số rào cản đang tồn tại thì những điểm nghẽn của sản
xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn liên quan đến đất đai vẫn chưa thể được giải
quyết.
Để sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất đai, chúng ta đã thực hiện “dồn điền, đổi thửa”. Mặc dù chính sách này có tác dụng nhất định nhưng cũng không mấy thành công. “Dồn điền, đổi thửa” chỉ là đổi thửa đất này qua thửa đất khác, hợp lý hóa vị trí và nhu cầu sử dụng chứ chưa thay đổi được quy mô đất đai, không làm thay đổi về chất.
Để sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên đất đai, chúng ta đã thực hiện “dồn điền, đổi thửa”. Mặc dù chính sách này có tác dụng nhất định nhưng cũng không mấy thành công. “Dồn điền, đổi thửa” chỉ là đổi thửa đất này qua thửa đất khác, hợp lý hóa vị trí và nhu cầu sử dụng chứ chưa thay đổi được quy mô đất đai, không làm thay đổi về chất.
Một trong những “điểm
nghẽn” của sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn thời gian qua là doanh nghiệp nông
nghiệp, nông thôn và nông dân chưa được phép tích tụ đất đai đủ lớn do “vướng
trần” hạn điền trong luật.
Theo dõi kỳ họp Quốc
hội, tôi rất tâm đắc với ý kiến đề xuất của ông Nguyễn Xuân Cường (Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đó là nên xem xét bỏ “hạn điền”.
Cách đây năm năm, tôi
cùng một vài người nghiên cứu cũng đã đề xuất nên tháo “nút thắt” đất đai, cần
chọn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức thí điểm “bỏ hạn điền” để có cơ sở
thực tiễn, tổng kết, bổ sung lý luận và đề xuất chủ trương chính sách mới liên
quan đất đai, nhưng đáng tiếc là điều này chưa được thực hiện.
Điều đáng mừng hiện
nay là đã có nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đồng tình “bỏ hạn điền”. Chúng
ta cũng đã có một số mô hình thành công trong thực tiễn về việc tích tụ ruộng
đất như mô hình “cánh đồng lớn” hay mô hình của nhiều doanh nhân nông nghiệp
như ông Võ Quan Huy ở Long An và các tỉnh khác...
Ý kiến của ông Nguyễn
Xuân Cường cũng đã nói rất rõ, bây giờ tích tụ ruộng đất lớn, người ta lo ngại
nông dân mất đất sản xuất, nhưng thực sự thì sao? Đồng ý là khi tích tụ ruộng
đất sẽ có không ít người mất đất sản xuất và tất nhiên ta phải có phương án
tính toán cho đối tượng bị mất đất...
TBKTSG:
Ông cho rằng “trần hạn điền” là rào cản của tích tụ ruộng đất hiện nay nhưng
vượt trần hẳn vẫn còn những e ngại?
- Trần hạn điền theo
Luật Đất đai năm 2013 đối với mỗi hộ gia đình chỉ từ hai đến ba héc ta thôi,
tùy vùng. Hai héc ta đất đối với hộ sản xuất nông nghiệp, trồng lúa không phải
là tài sản lớn. Giá trị quyền sử dụng đất như vậy đâu phải quá lớn mà mình cứ phải
áp dụng cái trần đó? Trong khi, những người làm ở những ngành nghề khác có khối
tài sản lớn hơn rất nhiều.
Tất nhiên, anh phải
chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, như nông dân nghèo, ít đất hoặc không có
đất sản xuất, người làm thuê... họ sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển hóa
đó. Đó là một vế của vấn đề, cần có chính sách.
Quan trọng là, đối với
đất đai, chúng ta đã có các quy định ràng buộc. Dù thừa nhận giá trị quyền sử
dụng đất là một loại tài sản, nhưng vì nó là loại tài sản đặc biệt nên Nhà nước
có những quy định ràng buộc về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nó.
Ví dụ, phần đất cho
quốc phòng an ninh, phần đất cho lợi ích công cộng, thì luật vẫn quy định Nhà
nước có quyền thu hồi trong những trường hợp, điều kiện nhất định, tương đối rõ
ràng. Hay một người tích tụ ruộng đất mà không sử dụng, tích tụ rồi bỏ không,
trong khi có nhiều người thiếu đất, thì Nhà nước với vai trò quản lý đất đai
(thuộc sở hữu toàn dân) vẫn có quyền can thiệp, điều chỉnh.
Nếu như mình quá cứng
nhắc sẽ không có tích tụ đất đai được, còn buông lỏng quá, thì nó sẽ trở thành
những vấn đề xã hội. Ý tôi là như vậy.
Tóm lại, muốn phát triển
nông nghiệp phải làm sao dỡ bỏ được rào cản về hạn điền, phải nhận thức được
hạn điền “một mặt muốn bảo vệ những người nông dân, tránh tình trạng mất đi tư
liệu sản xuất, nhưng hiện nay đặt trong bối cảnh hội nhập, nó đã khác trước
đây, thì phải thay đổi cho phù hợp”.
Cái quá trình thay đổi
đó, ông Nguyễn Xuân Cường nói những người nông dân sẽ trở thành công nhân nông
nghiệp để tham gia vào cánh đồng lớn, tham gia vào kinh doanh nông nghiệp.
Nhưng tôi lại nghĩ, nó phải hơn ở chỗ đó, vì những người nông dân thành công
nhân nông nghiệp, thì dù sao vẫn là những người đi làm thuê.
Nông dân phải làm sao
trở thành doanh nhân nông nghiệp để thực sự trở thành những người chủ, chứ
không phải đi làm thuê. Những doanh nhân nông nghiệp đó có thể có cổ phần trong
công ty cổ phần nông nghiệp bằng đất đai, vốn hay họ tự tổ chức thành một doanh
nghiệp trong nông nghiệp.
TBKTSG:
Nhưng muốn tích tụ ruộng đất thành công, phải thay đổi Luật Đất đai, thưa ông?
- Thực ra, Bộ trưởng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng đã nói điều đó rồi,
mức hạn điền đó nằm trong luật, mà luật là do Quốc hội quyết. Như vậy, muốn làm
điều này (bỏ hạn điền), thì chỉ Quốc hội mới làm được, chứ không phải Chính
phủ.
Muốn thay đổi thì phải
xem xét thay đổi điều luật về hạn điền. Còn nếu như anh thấy còn “lăn tăn”, thì
tổ chức thí điểm, khoanh một vùng nào đó mà theo tôi ở ĐBSCL là hợp lý, bởi ý
nghĩa của ĐBSCL là vùng nông nghiệp sản xuất lớn, nơi mà thực tiễn sôi động.
Vừa qua, có rất nhiều
mô hình như cánh đồng lớn cũng ở ĐBSCL, thì từ thực tiễn này, cho thêm thời
gian hai, ba năm để anh có đủ cơ sở thực tiễn để tổng kết lý luận, anh đưa vào
sửa luật, cái đó là trong trường hợp còn “lăn tăn”. Còn nếu như muốn đột phá
mạnh mẽ như ý kiến của ông Nguyễn Xuân Cường thì đề nghị làm ngay. Nếu thấy rõ
ràng nó có lợi, làm ngay càng tốt.
Mời xem
thêm
Nhận xét
Đăng nhận xét