Chuyển đến nội dung chính

Quá khứ cơ cực ăn cơm độn khoai sắn của đại gia Việt


Chẳng có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng, các đại gia Việt cũng làm nên huyền thoại cuộc đời mình từ nghèo khó, cơ cực.
Chẳng có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng, các đại gia Việtcũng làm nên huyền thoại cuộc đời mình từ những nghèo khó, cơ cực.
Ông Trần Trinh Trạch, cha của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
Theo Vietnamnet, ông Trạch khoảng 10 tuổi đi làm công cho một gia đình điền chủ có quốc tịch Pháp. Hàng ngày, ông chăn trâu cắt cỏ làm lụng như một đày tớ để rồi được trả công bằng những chén cơm thừa canh cặn.
Qua khu co cuc an com don khoai san cua dai gia Viet
 
Cuộc sống lam lũ như thế dần trôi được 2 năm. Đến năm 1881, chính quyền thực dân Pháp ra một quyết định, con những người Tây gốc Việt phải đọc và nói được tiếng Pháp. Trường dạy tiếng Pháp được mở ra nhưng con ông điền chủ lại không mặn mòi với việc học. Ông điền chủ gọi ông Trạch lên đưa cho ông mấy bộ đồ mới tinh bảo ông mặc vào và đi học thay cậu chủ. Công việc chăn trâu giao cho người khác. Ông tư chất thông minh hơn người nên học rất giỏi, đọc và nói trôi chảy tiếng Pháp. Ông tốt nghiệp primaire (tiểu học) và sau đó, ông trở thành công chức của tòa hành chánh tỉnh Bạc Liêu.
Sau đó, ông kết hôn với bà Phan Thị Muối là con gái thứ tư của bá hộ Phan Hộ Biết, người có nhiều ruộng nhất trong vùng và được mệnh danh là vua lúa gạo Nam kỳ.
Thầy ký Trạch xin thôi việc ờ tòa hành chánh tỉnh trở về làm địa chủ. Ông tiếp tục mua thêm nhiều ruộng đất và lấn sang lãnh vực ruộng muối. Theo tài liệu để lại, toàn tỉnh Bạc Liêu có 13 sở muối thì trong tay ông Trạch đã có tới 11 sở. Nhờ vào tài trí hơn người, vào thập niên 1920 -1930, ông Trạch trở thành người giàu có nhất vùng khi sở hữu diện tích khoảng 200.000ha ruộng ngọt và mặn.
Bầu Đức - cậu bé chăn trâu với bữa cơm chẳng đủ no phải độn khoai độn sắn
Người ta biết đến bầu Đức bởi Hoàng Anh Gia Lai, bởi chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak Senamuang, bởi phi cơ riêng hay danh hiệu người giàu nhất sàn chứng khoán Việt năm 2008... nhưng ít ai biết một đại gia Đoàn Nguyên Đức từng hàng ngày chăn trâu trên cánh đồng bên cạnh sân bay Phù Cát, tỉnh Bình Định; từng ăn những bữa cơm chẳng đủ no phải độn khoai độn sắn.
Ông Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1962 trong một gia đình nghèo 9 anh em tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Kinh tế cả gia đình đều phụ thuộc vào sào ruộng, cuộc sống cơ cực khiến cậu bé chăn trâu Đoàn Nguyên Đức năm ấy khao khát được đổi đời, bước chân ra khỏi cái bần hàn của ruộng lúa, cơm khoai.
Qua khu co cuc an com don khoai san cua dai gia Viet-Hinh-2
 
Năm 1982, học hết lớp 12 cậu xin phép mẹ vào TP HCM thực hiện ước mơ từ thủa thơ ấu. Thế nhưng, con đường học vấn không mở ra trước mắt. Năm ấy, Đức trượt đại học.. Không nản lòng, cậu lại vùi đầu vào sách vở. Nhưng dù cố gắng đến mấy, cả 4 lần đi thi cánh cửa Đại học đều đóng chặt.
Năm 1990, Đoàn Nguyên Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác.
Năm 1993, ông thành lập xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Đến năm 2006, nó trở thành Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai với nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá. Công ty bắt đầu niêm yết chứng khoán Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vào năm 2008 với mã HAG. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2010 tổng vốn hóa thị trường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt 22.524,09 tỷ đồng.
Ông trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008.
“Thằng nhỏ” Trầm Bê quanh năm chỉ 1 bộ đồ dính da
Theo VTC, trước khi trở thành đại gia quyền lực trong giới ngân hàng, ông Trầm Bê từng trải qua một tuổi thơ cơ cực bao cậu bé quê mùa nào khác.
Ông sinh ra và lớn lên tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Những người lớn tuổi đang sống ở Trà Cú ngày nay đều biết chuyện ổng nuôi từng con gà, con heo... đợi lớn mang ra chợ bán, kiếm tiền nuôi ba má. Quanh năm chỉ có một bộ đồ dính da.
Qua khu co cuc an com don khoai san cua dai gia Viet-Hinh-3
 
Tuổi thơ nghèo khó của đại gia Trầm Bê cũng được ông Thạch Song Sơn – nguyên Đại biểu Quốc Hội Việt Nam khóa X, nguyên Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
"Tôi biết Trầm Bê có được ngày hôm nay, là cả một quá trình phấn đấu gian khổ. Theo tôi biết, Trầm Bê từng phải đi ở đợ cho hào phú, sáng sáng dắt bầy trâu ra đồng... Chở củi mướn. Có lần, đang chở củi cho người ta, gặp sóng to, gió lớn, chìm xuồng tưởng chết. Cực khổ trăm bề, khi thành đại gia, Trầm Bê vẫn không quên nguồn cội nghèo khó của mình, luôn hướng về quê hương.
Hai người được đại gia Trầm Bê nhớ ơn, đó là bà Hai Phiến, cô ruột của anh Mười và cô giáo Giàu, người đã dạy ông Trầm Bê những con chữ đầu tiên.
Mới 8 tuổi, cậu bé Trầm Bê ở đợ nhà bà Hai Phiến và giao chăn đàn vịt tàu. Tuổi thơ hiếu động, mải chơi mà cậu quên chăn vịt. Đến lúc sực nhớ, đàn vịt tàu hơn trăm con đã “tràn” sang một cánh đồng lúa chín gần đó, phá nát một khoảnh lớn. Nhìn đàn vịt mổ, rỉa lúa, cậu chỉ biết đứng khóc ròng, sợ hãi… Nghĩ là chủ ruộng sẽ mắng bà Hai Phiến và đánh đòn cậu, Trầm Bê đã bỏ trốn, không dám về nhà.
Ít ngày sau, bà Hai Phiến nhắn cho một người bạn của cậu: “Chuyện lỡ rồi, dì Hai đã đền bồi thiệt hại cho người ta. Trầm Bê đang ở đâu, cứ đi về, dì Hai không đánh đòn và la mắng gì đâu”. Và cậu bé Trầm Bê đã quay về, tiếp tục công việc chăn vịt của mình.
Người thứ hai có ấn tượng sâu đậm trong ký ức của đại gia Trầm Bê là cô giáo Giàu, người đã dạy cho cho cậu bé Trầm Bê thuở ở đợ,… những con chữ đầu tiên. Nhà nghèo nên Trầm Bê không thể đến trường, cô giáo Giàu thấy Trầm Bê hay đứng ngoài cửa lớp xem các bạn học nên đã động lòng, cho cậu vào lớp ngồi và dạy dỗ. Vừa đi làm vừa phải đi học nên cậu học thất thường.
Anh Mười, người sống gần nhà cô giáo Giàu cho biết: “Cô Giàu thương ông Bê lắm. Ngày đó ông Bê nghèo quá đỗi, đi chưn đất, quần áo rách nát, có một bộ mặc hoài. Được cái ổng sáng dạ nên cô dạy vài lần là ổng nhớ mặt chữ. Học được vài năm, ổng theo má lên Sài Gòn mần mướn….”
Khi Trầm Bê lên Sài Gòn lập nghiệp không có tiền đi xe, hai má con của ông phải năn nỉ một chủ xe đò, cho quá giang. Lên đến Sài Gòn, cậu bé Trầm Bê đến ở đợ tiếp cho một nhà giàu, năm đó ông khoảng chừng 13 tuổi. Lớn lên một chút, ông đi làm bốc vát ở một nhà máy bột mì, “bán” sức khỏe kiếm tiền nuôi mẹ.
Khi trở nên giàu có, ông đã bỏ tiền ra xây dựng chợ Hàm Giang, biến đổi hàng trăm con đường đất ở Trà Vinh thành những con đường nhựa khang trang, xây nhiều trường học, cất hàng ngàn ngôi nhà cho bà con nghèo.
Bà Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Diệp Bạch Dương
Bà cũng là một nữ doanh nhân đi lên từ củ khoai củ sắn. Theo Người đưa tin, bà Dương Thị Bạch Diệp sinh ra tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định nhưng năm 1954 bà là một trong số con em cán bộ miền Nam được chọn ra miền Bắc học tập. Sau này, bà lấy chồng và sinh con ở miền Bắc, trong cái đói khủng khiếp, nhà không có gạo, phải ăn củ sắn, khoai lang thay cơm.Thời bao cấp, bà đã có nhiều năm tiếp cận nghề buôn bán Kinh doanh trong khối doanh nghiệp Nhà nước. Năm 1971, bà tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và về công tác tại Chi nhánh Thủ công Mỹ nghệ Hải Phòng. Đầu năm 1975, bà phải rời miền Bắc, rời gia đình để đi B với nhiệm vụ theo tàu biển chở vũ khí, súng đạn và một số nhu yếu phẩm chuẩn bị cho chiến trường miền Nam.
Qua khu co cuc an com don khoai san cua dai gia Viet-Hinh-4
 
Sau giải phóng, bà Bạch Diệp đoàn tụ với gia đình ở miền Nam nhưng phải đối diện với hàng loạt sóng gió trong cuộc đời kinh doanh, thuyên chuyển công tác nhiều lần. Đến đầu những năm 80, bà xin nghỉ chế độ chính sách. Lúc đó, tài sản của gia đình bà chỉ có vài vật dụng cũ cùng căn hộ chung cư ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Năm 1984, bà bén duyên với ngành kinh doanh bất động sản, bắt đầu bằng việc sửa sang và bàn lại căn hộ của chính mình và vẫn kinh doanh lĩnh vực này đến tận bây giờ.
Theo Vietq

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn