Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2013

Doanh nhân hoá nông dân - Yêu cầu bức xúc

Trần Hữu Hiệp Bài trang 24 - Tạp chí cộng sản - Hồ sơ & Sự kiện Làm gì để hàng chục triệu nông dân ĐBSCL trở thành “doanh nhân nông nghiệp”làm giàu được bằng nghề nông? Đó là một trong những câu hỏi lớn đang đặt ra để hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo, thuỷ sản, cây ăn trái và xây dựng nông thôn mới ở vùng đất Chín Rồng.   Phía sau kỳ tích Từ một nước thiếu đói thập niên 80, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành cường quốc xuất khẩu gạo. Chỉ sau hơn hai thập niên, sản lượng lúa ĐBSCL đã được nhân lên gần gấp ba lần, từ hơn 9 triệu tấn (năm 1990) lên 24,3 triệu tấn (năm 2012), luôn chiếm hơn 50% sản lượng, hơn 90% kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước. Cùng với lúa gạo, thuỷ sản, trái cây vùng này cũng góp phần quyết định tăng trưởng ngành nông nghiệp và đảm bảo “sức khoẻ nền kinh tế” cả nước; tạo ra k ỳ tích, mà công đầu thuộc về những người nông dân. Nhưng kỳ tích trong quá khứ chưa phải là bảo đảm cho thành công của tương lai. Một cách tiếp cận “làm như mọi khi” chắc chắn sẽ k

Nông sản chủ lực ĐBSCL chờ cơ chế đặc thù

TRẦN HỮU HIỆP Bài trang 1 - Báo SGGP, thứ sáu, 31/05/2013, 06:03 (GMT+7) Từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xây dựng ĐBSCL thành vùng kinh tế trọng điểm về sản xuất lúa gạo, thủy sản. Tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ giao cho Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trì phối hợp các ngành chức năng và những tỉnh, thành trong khu vực đề xuất cơ chế đặc thù phát triển 3 sản phẩm chủ lực của vùng bao gồm: lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái. Theo đó, chủ trương của Nhà nước là không trực tiếp bao tiêu sản phẩm mà thực hiện theo cơ chế thị trường, dựa trên các chính sách khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ với nhà nông. Ưu tiên mời gọi xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư có chọn lọc những dự án khai thác các lĩnh vực thế mạnh của vùng như: chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản… Cá tra - sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL dù tạo ra kỳ tích, nhưng đnag đứng trước nhiều khó khăn Đầu bài rõ, nhưng giải bài toán không dễ. Vấn đề quan trọng là “làm ra” cơ chế, chính sách gì và

Thách thức trong phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam

15:42' 31/10/2012 (ThanhtraVietnam) – Việt Nam đã và đang đi theo con đường tăng trưởng không dựa chủ yếu vào việc sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên như trước đây, trong đó công nghiệp xanh là lĩnh vực được chú trọng. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam sẽ đứng trước những thách thức không nhỏ. Nội dung này đã được thảo luận tại Hội thảo “Chính sách cơ cấu và công nghiệp xanh cho Việt Nam” diễn ra ngày 31/10 tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức với sự hỗ trợ của Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô tại Việt Nam (GIZ). Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết 2 nhiệm vụ chiến lược của khung chính sách liên quan đến xanh hóa công nghiệp là: giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất. Theo ông Lê Minh Đức, Phòng Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Chiến lược, Chính

Quốc hội và nền kinh tế

TTCT - Khi phần lớn các chỉ số kinh tế bản lề mà Quốc hội đề ra bị lệch so với thực tế, và lệch liên tục trong nhiều năm, thì nó cũng phản ánh việc Quốc hội có thật sự hiểu nền kinh tế của đất nước hay không. Các công nhân may tại Công ty CP May Sài Gòn 2, TP.HCM - Ảnh: T.T.D. Nếu Quốc hội không hiểu đủ sâu sắc về thực trạng kinh tế đất nước thì cũng khó có thể thực hiện tốt chức năng giám sát của mình. Và vì thế, bộ máy của Quốc hội cần được kỹ trị hóa. Tại phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, thực trạng yếu kém của nền kinh tế hiện nay lại được các thành viên đem ra mổ xẻ. Tại phiên họp này, không khí cấp bách của thời cuộc có thể được cảm nhận rõ qua các phát biểu quan trọng. “Tình hình như thế này là nguy lắm rồi” là nhận định của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan. “Tình hình này có thể nói kinh tế đang hết sức khó khăn, khó khăn hơn rất nhiều so với nhận định của Chính phủ và Quốc hội tại kỳ họp thứ 4” là nhận định của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn T

Cần chiến lược phát triển kinh tế biển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

THỨ TƯ, 29 THÁNG 5 2013 11:15 TTXVN Trong phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hướng ra biển là một trong 3 cánh cửa quan trọng mở mang phát triển Đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh phát triển đường hàng không và kinh tế biển.  Trong nhiều năm qua từng tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng chương trình hành động về phát triển kinh tế biển nhưng sự liên kết giữa các địa phương còn rất yếu. Vấn đề đặt ra là cần có một chiến lược cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế về kinh tế biển.   Theo ông Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ Kinh tế (Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ), để hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế biển cả nước thì trước hết phải có chiến lược cho vùng và làm sao liên kết các địa phương với nhau.  Trong khi đó từ trước đến nay, phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long cứ “quanh quẩn” chuyện lúa, cá trong nội địa mà chưa nghĩ đến những vấn đề rộng hơn. Từ trước đến nay Đồng bằng sông Cửu Long chỉ quan tâm phát triển biển Đông mà biển Tây hết

Nghèo trên vựa lúa: Để xóa nghèo bền vững

Kỳ 1 :     Xoay xở mưu sinh .  Kỳ 2 :  Người nghèo “khát” đất Kỳ 3 :  Tìm hướng thoát nghèo 30/05/2013 02:40 (GMT + 7) TT - Tiếp theo loạt bài “Nghèo trên vựa lúa”,   Tuổi Trẻ   đã trao đổi với thạc sĩ Trần Hữu Hiệp, vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - cơ quan được Bộ Chính trị giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, tham mưu đề xuất và kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Ông Hiệp nói: - Cần phải khẳng định là vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo. Trong 62 huyện nghèo của cả nước, toàn vùng không có địa phương nào. Tăng trưởng về kinh tế, đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL và ổn định xã hội đã mang lại sự cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của số đông người dân. Số hộ nghèo trong vùng đã liên tục giảm, từ khoảng 50% (so với tiêu chí đối chiếu tương ứng) đầu thập kỷ 1990 xuống còn khoảng 10% hiện nay, thấp hơn Tây Bắc và Tây nguyên. Song, một

Đồng bằng sông Cửu Long: Ách tắc... đường ra biển

Thời báo Doanh nhân, 30/5/2013   Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nông nghiệp, thủy sản lớn nhất nước. Hàng năm, nơi đây  xuất khẩu hơn 10 triệu tấn hàng hóa như gạo, thủy sản, trái cây…  Tuy nhiên, 75% sản lượng hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL không đi qua các cảng của ĐBSCL mà phải qua các cảng TP. Hồ Chí Minh. Điều này làm chi phí vận chuyển tăng và năng lực cạnh tranh hàng hóa nông sản của ĐBSCL giảm. Nguyên nhân chính của ách tắc này là luồng lạch ĐBSCL bị mắc cạn. Những nghịch lý… ĐBSCL là vùng sông nước, đây là lợi thế lớn để phát triển vận tải thủy. Thế nhưng nhiều năm qua, luồng lạch vào sông Hậu mắc cạn, tàu hơn 5.000 tấn không thể ra vào ĐBSCL. Do đó, để xuất khẩu gạo, tôm, cá… đi các nước, các doanh nghiệp phải vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hoặc đường thủy đến TP.HCM, rồi đóng hàng vào container xếp lên tàu. “Hiện nay hàng hóa ĐBSCL chiếm khoảng 30% tổng sản lượng hàng hóa qua các cảng TP.HCM. Chỉ có 25% sản lượng hàng hóa của ĐBSCL là xuất khẩu trực tiếp q