Hữu Hiệp
Luồng Định An (ĐA)
trên sông Hậu dài hơn 121km là tuyến vận tải biển quan trọng bậc nhất của vùng
ĐBSCL. Nhưng do “sự đỏng đảnh” của dòng chảy, sa bồi, luồng luôn diễn biến phức
tạp, cửa ĐA thường xuất hiện các bãi cạn.
Từ 1983 đến nay,
tuy ngành chức năng quan tâm, nhưng do không có điều kiện để nạo vét quy mô
lớn, thời gian thi công ngắn, hiệu quả không cao. Mặc dù Chính phủ đã quan tâm
chọn giải pháp đào kênh tắt Quan Chánh Bố để mở luồng mới, nhưng do thiếu vốn,
bị đình hoãn thi công, đến nay công trình đã chậm tiến độ gần 2 năm, cùng với
việc “nạo vét cầm chừng” luồng ĐA, nên giải pháp căn cơ cho luồng tàu biển lớn
vào sông Hậu chưa thành hiện thực, vận tải biển và xuất khẩu nông sản của ĐBSCL
gặp nhiều khó khăn. 70% hàng hóa xuất nhập khẩu của vùng nông sản lớn nhất nước
này phải trung chuyển lên TPHCM.
Click vào để xem VideoClip của THTPCT tường thuật chuyến khảo sát luồng Định An của Bộ GTVT và BCĐ Tây Nam Bộ đầu tháng 5-2013 |
Theo thống kê Cảng vụ hàng hải
Cần Thơ, 15 bến cảng tại ĐBSCL chỉ mới khai thác từ 20% đến dưới 50% công suất,
nhiều cảng hoạt động cầm chừng. Lượng hàng hóa qua 2 cảng trọng điểm của Nhóm
cảng biển 6 là Trà Nóc và Cái Cui trong các năm qua rất thấp và sụt giảm từ 1,4
triệu tấn năm 2011 xuống 773.000 năm 2012. Các cảng trong vùng đang “đói hàng”
mà nguyên nhân chính bị “chặn họng” là luồng “mắc cạn”.
Đầu
tháng 5-2013, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ giao thông vận tải
phối hợp với BCĐ Tây Nam Bộ và các địa phương đã tiến hành khảo sát, đánh giá
hiệu quả công tác nạo vét và đề xuất giải pháp để thông luồng Định An. Một số
kiến nghị chủ yếu được xem xét là tập trung đầu tư nạo vét để khai thác có hiệu
quả luồng Định An, khắc phục cách làm “như mọi khi”: phương tiện nạo vét nhỏ,
không hiệu quả, nhanh bồi lắng, nạo vét trễ tiến độ kế hoạch, xem xét lại vị
trí “đổ bùn cát” để tránh sa bồi hoặc tận dụng lượng cát nạo vét. Khảo sát diện
rộng để xác định, thiết lập hướng tuyến luồng tận dụng độ sâu tự nhiên, cập
nhật kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để đề xuất cụ
thể phương án nạo vét; đồng thời, khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, ban hành cơ chế đặc thù nạo vét, duy tu cỏc tuyến luồng hàng hải. Khuyến khích
doanh nghiệp tham gia xã hội hoá công tác nạo vét, luồng hàng hải, tận thu sản
phẩm theo các hình thức PPP, BOT hoặc các hình thức phự hợp khác, không sử dụng
ngân sách nhà nước trên cơ sở bảo đảm đúng quy định của pháp luật, hài hoà lợi ích
giữa nhà nước và nhà đầu tư. Rà soát, đánh giá công tác quản lý, khai thác kết
cấu hạ tầng hàng hải tại khu vực, bảo đảm sự đồng bộ giữa cảng biển, vùng nước
cảng biển và luồng hàng hải.
Thông
luồng Định An, câu chuyện và nhu cầu bức xúc 30 năm qua, cần được giải quyết bằng
giải pháp căn cơ để nhóm cảng biển 6 phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của
vùng sản xuất nông sản lớn nhất nước trong mạng lưới nông sản hàng hoá toàn cầu
đang hướng ra biển lớn.
Nhận xét
Đăng nhận xét