Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2023

Làm báo: Công và tội

  Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam – Thứ Sáu 21/06/2019 , 08:17 (GMT+7) Là người nghiên cứu về kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL và mối quan hệ giữa vùng này với các vùng miền khác, nhiều năm qua tôi luôn xem báo chí là kênh thông tin quan trọng không thể thiếu, là một góc nhìn sinh động về đời sống, doanh nghiệp và thị trường, đặc biệt là mối quan hệ truyền thông với tam nông.   Ông Trần Hữu Hiệp. Kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, nhiều thế hệ nhà báo, làm báo có quyền tự hào về những đóng góp to lớn của báo chí qua các thời kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước những đòi hỏi bức bách của cuộc sống, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, đang đặt ra cho báo chí những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn. Truyền thông cho nông sản Việt vừa là yêu cầu, thách thức, vừa là mảnh đất mà người làm báo có thể gieo mầm xanh cho nhiều hạt giống tốt, góp phần xây dựng những mô hình sản xuất tốt, đưa nông sản Vi

Khi trồng lúa không còn có lời

  C.QUỐC - B.ĐẤU - M.TRƯỜNG - K.TÂM - K.NAM TTO - Hôm nay 18-6 tại TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị đánh giá kết quả hai năm thực hiện nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến nay, sau 2 năm thực hiện nghị quyết 120, nhiều địa phương ở  ĐBSCL  đã chuyển mình để "thích ứng" nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ để nghị quyết 120 thật sự trở thành "đường băng" cho ĐBSCL "cất cánh". TS Trần Hữu Hiệp: Hội đồng vùng phải có thực quyền Dù nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đã quyết nghị việc thành lập hội đồng điều phối vùng ĐBSCL, nhưng đến nay vẫn chưa định được hình hài. Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL cần có thực quyền, phải đảm bảo hiệu quả hoạt động, đáp ứng các mục tiêu ưu tiên, yêu cầu tăng cường liên kết vùng mà mỗi bộ, ngành, địa phương riêng lẻ khó làm tốt được. Mọi hoạt động đầu tư phải được điều phối thống nhất, bả

Tháo 3 điểm nghẽn phát triển miền Tây

  Trần Hữu Hiệp   NLĐ - 18-06-2019 - 07:30| Trong nước ĐBSCL đang đứng trước 3 điểm nghẽn là thiếu vốn đầu tư, chưa thiết lập được cơ chế, tổ chức điều phối vùng và thiếu sản phẩm quy hoạch tích hợp liên kết nội vùng và liên vùng với TP HCM Tài nguyên đất và nước được ví như đôi chân kiến tạo và phát triển ĐBSCL. Đôi chân đó đang đứng trước thách thức ở nhiều cấp độ. Tác động tiêu cực xuyên biên giới do biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Việc xây đập thủy điện của các quốc gia đầu nguồn sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông - Một trong những điểm nghẽn Thiếu phối hợp, thừa chồng chéo Thách thức đối với ĐBSCL còn bị nhân lên từ hoạt động kinh tế với cường độ cao ở nội vùng gây nhiều hệ lụy như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, trong khi quản lý nhà nước "thiếu phối hợp, thừa chồng chéo". Các tác động mang tính liên h

Thương hiệu biển xanh của đồng bằng

  Trần Hữu Hiệp NLĐ - 02-06-2019 - 20:51| Trong nước Phát biểu trong lễ phát động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2019 tại Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kêu gọi xây dựng "Thương hiệu biển" để phát huy những giá trị to lớn từ biển, đảo Việt Nam. Sau Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2017 được tổ chức tại Cà Mau, đây là lần thứ 2 sự kiện này diễn ra tại ĐBSCL. Thương hiệu biển xanh của đồng bằng đã nhiều lần được đề cập nhưng cho đến nay vẫn còn là... mục tiêu phấn đấu. đảo ngọc Phú Quốc. Photo by Huu Hiep ĐBSCL có 7 tỉnh giáp biển, với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, hơn 360.000 km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo. Đây là vùng duy nhất của cả nước tiếp giáp biển Đông và biển Tây, nằm gần tuyến hàng hải Đông - Tây sôi động nhất thế giới, là một cửa ngõ quan trọng xét trên nhiều mặt. Trong khi đó, sản phẩm kinh tế biển có thương hiệu của đồng bằng còn rất hạn chế. Huy động nguồn lực tổng hợp cho phát tr

ĐBSCL hụt hơi với sản phẩm chủ lực

    06-05-2019 - 07:44| Trong nước Trùng lắp, chạy theo sản lượng khiến nhiều sản phẩm chủ lực của các tỉnh, thành ở ĐBSCL sau một thời gian triển khai sản xuất không tiêu thụ được, nông dân lâm cảnh nợ nần Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa, vựa trái cây và vựa thủy sản lớn của cả nước. Thế nhưng, nhiều năm qua, các địa phương trong khu vực cứ luôn "đau đầu" với tình trạng sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh nhà luôn xáo trộn. Phải có tính cạnh tranh vượt trội Theo TS Trần Hữu Hiệp, cách đây 15 năm, có địa phương từng chọn giấy vệ sinh, mì tôm làm "sản phẩm chủ lực". Nghe buồn cười nhưng là chuyện có thật. Nếu không xác định được tiêu chí cho những sản phẩm chủ lực thì dễ tùy tiện, cảm tính, đầu tư thất bại. Sản phẩm chủ lực phải có ưu thế cạnh tranh vượt trội, quy mô đủ lớn, có tính đồng nhất và sức lan tỏa, chi phối thị trường nhất định. Xác định sản phẩm chủ lực phải kèm theo hoạch định các cơ chế, chính sách với hệ thống giải pháp đồng bộ từ q

Khẳng định giá trị của hạt gạo

  QUỐC TRUNG (THỰC HIỆN)   Đại Đoàn Kết - 06:55 29/11/2022 “ Xuất khẩu gạo đã có những dịch chuyển mạnh sang phân khúc gạo chất lượng vượt trội, khả năng cạnh trạnh cao. Để tiếp tục phát huy giá trị gạo Việt, thời gian tới cần chú trọng việc cơ cấu, đầu tư công nghệ và liên kết xây dựng thương hiệu...” – TS. Trần Hữu Hiệp - nguyên Ủy viên Chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ nhận định với Đại Đoàn Kết. TS. Trần Hữu Hiệp. PV: Ông có thể đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cụ thể là cơ cấu ngành hàng lúa gạo ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất của cả nước, thưa ông? TS. Trần Hữu Hiệp:  Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển từ cơ cấu lúa gạo, trái cây, thủy sản sang giai đoạn mới là thủy sản, trái cây, lúa gạo, cho thấy vị trí của lúa gạo mặc dù xếp thứ 3, nhưng vai trò, tầm quan trọng của nó không mất đi. Chúng ta cần phải hiểu ý nghĩa của sự chuyển đổi này. Cho đến nay lúa, gạo vẫn là ngành đặc biệt quan trọng, còn hơn chục triệu

ĐỂ PHÚ QUỐC TRỞ THÀNH ĐẢO NGỌC (*): Cần cuộc "đại phẫu"

  Trần Hữu Hiệp     NLĐ - 09-12-2022 - 04:01| Trong nước Để Phú Quốc - Thành phố đảo đầu tiên của cả nước - xứng đáng là thiên đường du lịch, trung tâm kinh tế tài chính mới ở châu Á thì cần giải quyết dứt khoát các bất cập Nhiều năm liên tục  Phú Quốc  như "đại công trường" với hàng chục ngàn lao động làm việc. Nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước, các thương hiệu du lịch nổi tiếng hàng đầu thế giới đã có mặt trên đảo và nơi đây được xếp vào nhóm thị trường du lịch sôi động bậc nhất Việt Nam. Kiên quyết xử lý những bất cập hiện tại để phát triển Phú Quốc thành “Đảo Ngọc” đúng nghĩa là việc phải làm ngay từ bây giờ Ảnh: DUY NHÂN "Chẩn bệnh, kê toa" Phía sau một Phú Quốc năng động, điểm đến sau đại dịch COVID-19, tốp 30+ địa điểm du lịch cực hấp dẫn và nổi tiếng nhất năm 2022 theo bình chọn của tạp chí Time là một mảng màu xám đáng lo ngại. Sức hút mãnh liệt của địa phương về mặt nào đó đang tạo ra nhiều hệ lụy. Ô nhiễm môi trường, rác thải, nước thải

Bản giao hưởng của gió

  Trần Hữu Hiệp   KTSG - Thứ Năm, 8/12/2022 (KTSG) – Là một trong hai tỉnh có diện tích, dân số và lực lượng lao động thấp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nay Bạc Liêu đang hướng tới các mục tiêu cụ thể, gồm thu hút các dự án đầu tư lớn, làm trung tâm năng lượng sạch của cả nước và là điểm đến hấp dẫn du khách. Người về Bạc Liêu, vẫn nghe Dạ cổ hoài lang, Điệu buồn phương Nam nhưng vùng đất này đang vang lên lời biển hát và những bản giao hưởng của gió. Biển hát những bản tình ca Nhắc Bạc Liêu, nhiều người thường ngân nga bài Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, bản gốc hình thành nên bộ môn đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại… “Từ là từ phu tướng/Bảo kiếm sắc phong lên đàng/Vào ra luống trông tin chàng/Đêm năm canh mơ màng”. Vũ Đức Sao Biển cũng làm thổn thức bao trái tim yêu mến đất Bạc Liêu qua những câu ca buồn “Về phương Nam lắng nghe cung đàn/Thổn thức vọng dưới trăng mơ màng/Rồi theo sóng Cửu Long nhớ