Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2014

Ốc quê mùa nước nổi

Báo điện tử Dân Việt Trần Hữu Hiệp  “Má ơi đừng đánh con đau/Để con bắt ốc, hái rau má nhờ”. Câu hát ru xưa đã sống trong hoài niệm bao đời của những người con đồng bằng như cái lạ kỳ của con ốc xứ quê. Loài ốc có thể sống trên cạn lẫn dưới nước và còn có thể nhịn ăn, nằm yên trong lòng đất mấy tháng mùa khô để chờ mưa xuống, dân quê tôi gọi là tháng sa mưa. Cuối tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch hàng năm, khi những luống cày khô được tắm mát, những chú ốc đồng cũng từ lòng đất chui ra, bọn trẻ chúng tôi cứ thế thoải mái “gom hàng”.  Qua tháng sa mưa đến mùa nước nổi, con sông Hậu chỉ chảy một chiều, nước từ thượng nguồn đổ xuống ra Biển Đông. Dòng sông nhuộm một màu đỏ son; dân quê tôi gọi là mùa nước son hay mùa nước đổ. Cùng với nhiều loài cá tôm từ miệt trên Châu Đốc, Biển Hồ đổ về, ốc đồng ngoài ruộng, trong mương vườn cũng nhiều hơn mọi khi. Đó là lúc bọn trẻ chúng tôi đi bắt ốc, vớt ốc mùa lũ.  (Ảnh minh hoạ, nguồn: NLĐ) Dân gian có câu “nhạt như nước ốc”, nhưng nước ốc

Xử Bầu Kiên hay xử ai?

Nguyễn Vũ Thứ Tư,  28/5/2014, 08:56 (GMT+7) Vài lời:  Một bài viết hay! Bầu Kiên từng là tâm điểm thu hút sự chú ý trên sân bóng. Nay, chính vì sự thiếu vắng của luật pháp ông lại tiếp tục là người hùng trong mắt nhiều người quan sát phiên tòa chỉ để tìm kịch tính.  Ảnh: Nguyễn Huy (TBKTSG Online) - Phiên tòa xử Nguyễn Đức Kiên, người thường được biết nhiều hơn dưới biệt hiệu Bầu Kiên thu hút sự chú ý của nhiều người. Đáng tiếc, sự chú ý đó rơi vào các hiện tượng bề nổi như sự đối đáp vững lý, rành mạch của ông Kiên hay sự lúng túng, lẩn tránh ngay cả những câu hỏi đơn giản nhất của đại diện các cơ quan công quyền khi ra làm chứng. Nếu nhìn vụ án và đặt nó trong bối cảnh nền kinh tế phát triển một cách “hoang dã” trong thời kỳ hậu WTO, bức tranh nổi lên từ các lời khai tại tòa là gì? Là những nét vẽ chấm phá nhưng khá chính xác một hệ thống ngân hàng với nhiều bê bối, lạm dụng, lách luật; một hệ thống quản lý tù mù không rõ ràng và một môi trường kinh doanh chỉ chăm

"Điểm nghẽn" trong nông nghiệp

Báo Nhân Dân cuối tuần, Thứ sáu, 23/05/2014 - 04:37 PM (GMT+7) Suy giảm đầu tư là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng chậm dần của ngành nông nghiệp. Nếu không có sự đột phá trong cơ chế chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao trong nông nghiệp, ngành này sẽ rất khó tìm lại đà tăng trưởng của một thời. Vì sao các doanh nghiệp e ngại đầu tư? Tại hội thảo "Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao" do Báo Nhân Dânphối hợp Ngân hàng Nhà nước, Viện Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Ipsard) - Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tổ chức mới đây, thực trạng doanh nghiệp e ngại đầu tư vào nông nghiệp nông thôn được tập trung lý giải. TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ nhìn nhận, tình trạng đầu tư thấp trong nông nghiệp kéo dài từ sau năm 2000 đến nay có một phần nguyên nhân từ việc thể chế cho phát triển nông nghiệp chưa được quan tâm thấu đáo

“Đóng mác” cá tra - mừng và lo

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ ngày 24/05/2014 03:25 (GMT + 7) TT - Chính phủ vừa ban hành nghị định số 36 (hiệu lực từ ngày 20-6-2014) về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đang thu hút sự quan tâm của nhiều thương nhân, doanh nghiệp, người dân... Thu hoạch cá tra tại xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang - Ảnh: Chí Quốc Theo quy định mới, hoạt động nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra thương phẩm chính thức trở thành ngành kinh doanh có điều kiện, phải phù hợp quy hoạch được công bố. Con cá tra VN được “đóng mác” tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc; các hợp đồng xuất khẩu cá tra phải được đăng ký tại Hiệp hội Cá tra VN mới được hải quan chấp nhận thông quan. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển ngành nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra VN quả là một kỳ tích. Sau lúa gạo và hơn cả lúa gạo, chỉ trong một thời gian ngắn, con cá tra đã vươn lên đỉnh vinh quang hơn bất kỳ cây, con nào. Từ hơn 5.000ha nuôi trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cá tra

Không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông, lệ thuộc

Báo Tuổi Trẻ, 23/05/2014 08:21 (GMT + 7) TT - “Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn AP và Reuters về tình hình biển Đông cũng như các biện pháp giải quyết của Việt Nam. Khi được hỏi về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược, vì thế luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi bị bắt buộc phải tự vệ. Thủ tướng

Nhớ nước mắm đồng cá linh của má

Trần Hữu Hiệp Báo điện tử Dân Việt ngày 22-5-2014 Hồi xưa ở xứ tôi, vào mùa nước son, cá linh và các loại cá trắng miệt trên Biển Hồ, Tân Châu, Châu Đốc, theo con sông Hậu đổ về Cần Thơ nhiều vô kể. Đó cũng là lúc dân quê tôi chuẩn bị đủ loại dụng cụ bắt cá. Mùa nước lên, nhớ tép mòng um lá chanh Mắm tép quê nghèo Mắm chua cá cơm, món ngon quê Nước mắm truyền thống nhiều ưu điểm Giăng lưới cá linh, mỗi người phải cầm năm ba tay lưới, thả dưới sông cách nhau vài mươi thước một tay. Cá mắc lưới, người lớn ruộn cả lên bờ cho trẻ con tha hồ gỡ. Còn đóng đáy, đặt nò, đặt gió, trúng làn cá linh đi, thì phải đổ sá.  Ông tôi còn kể, hồi nẫm cá nhiều, ăn không hết, làm mắm cũng dư, dân xứ tôi còn dùng làm dầu cá thắp đèn, sang hơn một số nơi phải đốt đèn dầu mù u. Do cá nhiều quá, không ai dùng cân để cân ký cá linh, mà chỉ dùng giạ để đong (cũng có thể chẳng mấy nhà có cây cân). Cá linh lớn thì kho mía, kho lạt dầm me, hay trái giác, một loại dây leo hàng rào có vị chua như trái

Để nông nghiệp, nông thôn “đất Chín Rồng” cất cánh

(LĐ) - Số 114   TRẦN LƯU   - 8:50 AM, 20/05/2014 Sau 30 năm CNH - HĐH, nền nông nghiệp ĐBSCL đã có những bước tiến vượt bậc. Sau 30 năm thực hiện tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), nền nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đã có những bước tiến vượt bậc. Tuy nhiên, hàng loạt những bất cập đã và đang kiềm hãm sự phát triển của toàn vùng.  Cần có những giải pháp đồng bộ và thực sự đi vào chiều sâu để nền nông nghiệp “đất Chín Rồng” cất cánh. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo khoa học “CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL - 30 năm nhìn lại” diễn ra ngày 19.5 tại TP.Cần Thơ. Hội thảo do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐTNB), Tạp chí Cộng sản và Thành ủy Cần Thơ phối hợp tổ chức...  Còn đó nỗi lo... ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, chiếm 33,2% giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước, có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực và cung cấp l

Điệu Lâm Thôn thấp thoáng sân chùa

Trần Hiệp Thủy Báo Dân Việt điện tử ngày 19-5-2014 “Về Sóc Trăng vui điệu Lâm Thôn”- ca từ bài hát nổi tiếng “Chiếc áo bà ba” như lời giới thiệu mộc mạc về Sóc Trăng, tỉnh có đông bà con Khmer nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngũ âm, linh hồn trong đời sống văn hóa người Khmer "Tiếng sáo thiêng" của thầy mo ở làng bản Bru Nhưng thật ra, lời ca, tiếng nhạc ngũ âm hòa điệu múa Lâm Thôn không phải của riêng Sóc Trăng, mà là sản phẩm văn hóa độc đáo của cộng đồng Khmer Nam Bộ. Lâm Thôn là vũ điệu thường thấy trong dịp Đôn Ta, Ok Om Book, Chol Chnam Thmây hay những dịp sinh hoạt vui chơi của bà con Khmer. Người Khmer sinh ra, lớn lên đã biết múa hát với nhiều điệu múa như Răm Vông, Lăm Leo, Saravan… nhưng phổ biến nhất vẫn là múa Lâm Thôn vì sự gần gũi, bình dân và tính cộng đồng cao của nó. Động tác múa Lâm Thôn khá đơn giản, khi tiếng nhạc vang lên, mọi người cùng uyển chuyển bước chân theo nhịp điệu, di chuyển thành vòng tròn hoặc thành hàng, không giới h

Miền Tây không có gì lạ

Vài lời: Một góc nhìn khác của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư - cũng là người miền Tây - về miền Tây của tôi ... Rượu đến độ hăng, cuộc nhậu cũng đủ lâu, hai nhà cùng xóm rủ rê đổi vợ chồng cho… mới, chung đụng cũ xèo hoài chán thấy mồ. Những người chứng kiến tưởng vì rượu nói chơi cho vui, nhưng sáng hôm sau hai bà vợ tỉnh bơ xách gói chuyển sang nhà của nhau sống với chiếu giường mới mẻ. Họ nói hết tháng ai lại về chỗ nấy, có sao đâu. Người kể chuyện nhẩm đếm bữa nay nữa là mười ba ngày họ đổi ngôi, chị nhớ vì buổi nhậu ấy ngay dịp đám giỗ má chồng mình. Mấy câu chuyện kỳ khôi bạt mạng kiểu vậy vẫn thường lửng lơ trên những chuyến xe buýt ngược xuôi liên huyện. Chỉ mấy bà già là còn kêu quỷ thần ơi, vợ chồng với nhau đâu phải cái áo. Nỗi mệt đường dài bay biến, thay vào đó là hoang mang, tự hỏi những gì xảy ra dưới gầm trời này ta biết được bao nhiêu, những giá trị đạo đức đang sấp ngửa đến độ nào. Hồi đầu tôi thường phản ứng bằng ý nghĩ thiên hạ đồn thổi chơi thôi, chắc gì thiệt.

Chợ quê miền sông nước

Trần Hiệp Thủy Báo điện tử Dân Việt ngày 15-5-2014 Chợ quê ở miền Tây Nam Bộ vừa đa dạng, vừa độc đáo không kém gì “36 phố phường” của Hà Nội xưa. ·         Những "điểm đến" ở Việt Nam được khách Tây rỉ tai nhau ·         Những chợ nổi trên phá Tam Giang ·         Xôn xao chợ 3 miền ·         Đi “bụi” Tiền Giang Theo lý giải của nhà Nam Bộ học Sơn Nam, thì quá trình mở mang bờ cỏi, mỗi giai đoạn phát triển của vùng đất phương Nam đánh dấu một giai đoạn văn minh. Cùng với văn minh miệt vườn, văn minh kinh xáng, có văn minh chợ quê. Chợ nổi thì ai cũng biết, nổi tiếng là chợ nổi Cái Răng, Phong Điền trên đất Tây Đô, chợ nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), Cái Bè (Tiền Giang). Lâu đời và nổi tiếng nhất vẫn là chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), một phần được quảng bá bởi bài ca “Tình anh bán chiếu” của ông vua bài vọng cổ Viễn Châu và danh ca Út Trà Ôn. Người trong Nam, ngoài Bắc hầu như đều thuộc ít nhất mấy vài câu vọng cổ hay có thể à ơ mấy đoạn của bài hát này. Chợ nổi còn là

Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): Nhiều bất cập, chưa đồng thuận

SGGP, Thứ năm, 15/05/2014, 01:29 (GMT+7) Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có nhiều đổi mới sẽ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn với một số quy định trong dự thảo và cho rằng, nếu không sửa sẽ chưa tạo ra môi trường kinh doanh tốt.         Thiếu quy định về hậu kiểm Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) lần này nhằm tiếp tục tháo gỡ những rào cản, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cụ thể, tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN), người dân được quyền tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm hoặc không hạn chế. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cũng chú ý đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động của DN.  Tuy nhiên, TS Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cho rằng: “Luật lần trước cũng như luật lần này vẫn nói DN được quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, nhưng không nói rõ