Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2014

Câu chuyện doanh nghiệp ĐBSCL

Báo Ấp Bắc - Tiền Giang Diễn đàn Doanh nghiệp ĐBSCL nằm trong khuôn khổ MDEC - Vĩnh Long 2013, được tổ chức sáng ngày 26-11 trong bối cảnh các doanh nghiệp (DN) đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Diễn đàn lần này một lần nữa nhằm đánh giá đúng thực trạng và tìm những giải pháp hiệu quả nhất cho hoạt động của DN trong vùng. Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Chi nhánh Cần Thơ và Hội đồng Hiệp hội DN ĐBSCL tiến hành trong 6 tháng đầu năm 2013 đối với các DN vừa và nhỏ cho thấy rằng, tình hình sản xuất - kinh doanh (SXKD) vẫn tiếp tục khó khăn, có tới 65% DN có mức doanh thu giảm, nguyên nhân là do thị trường bị thu hẹp, lượng đơn đặt hàng ít, hàng tồn kho tăng cao… đã kéo theo lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng, DN hoạt động chủ yếu là duy trì sản xuất để bù khấu hao và trả lương cho người lao động. Đây cũng là điều đương nhiên vì

Những khác biệt giữa Tết Sài Gòn và Tết Hà Nội

Tết ở Sài Gòn dường như đơn giản hơn ở Hà Nội. Dân Sài Gòn thích đi du lịch; dân Hà Nội thích sum họp gia đình. Ở Hà Nội kiêng ăn trứng, còn ở Sài Gòn thì kiêng ăn chuối... Điểm khác đầu tiên phải kể đến thời tiết. Ngày Tết, miền Bắc se se lạnh, hay có mưa phùn, miền Nam thì ấm áp nắng vàng. Thời tiết cũng dẫn đến một điểm khác biệt trong ngày Tết ở hai miền, đó là cách ăn mặc diện Tết của người dân. Người miền Bắc thích chơi hoa đào,  còn miền Nam thì không thể thiếu hoa mai vàng. Về cơ bản, hai loại bánh này giống nhau về nguyên liệu,  nhưng bánh chưng được gói thành hình vuông, bánh tét được gói thành hình trụ dài. Người miền Bắc thường muối dưa hành để ăn Tết,  còn người miền Nam có món củ kiệu. Người miền Bắc kiêng ăn trứng đầu năm  vì cho rằng trứng có hình thù giống với số không. Còn người miền Nam luôn có món thịt kho hột vịt ngày Tết. Món ăn đặc trưng ngày Tết của miền Bắc là  canh bóng bì, món canh của miền Nam là khổ qua h

Luật thơ Lục Bát

Để giúp một số bạn đọc trẻ tuổi là học sinh, sinh viên… cùng những người mới tập làm thơ lục bát có thêm sự rành rẽ về luật thơ lục bát, người biên soạn xin được giới thiệu bài nói về luật thơ... dùng cho người mới tập làm thơ, chứ tuyệt nhiên không dám múa rìu qua mắt các thợ thơ. Những chi tiết trong bài viết này là tổng hợp, chọn lọc, biên soạn từ nhiều tài liệu tham khảo khác nhau, cũng có thể dùng nguyên câu chữ của một tác giả khác... Các ví dụ cốt minh họa cho sát vấn đề nêu ra chứ không đề cập tới yếu tố hay hoặc dở. Rất mong được quý bạn đọc góp ý, bổ khuyết. 1 - Vần tiếng Việt: Vần là yêu cầu tối quan trọng đối với thơ lục bát nên cần nắm sơ qua về “vần” tiếng Việt. * Tiếng việt có các vần sau: * Vần tiếng Việt bắt đầu bằng các nguyên âm, là nguyên âm hoặc nguyên âm ghép với các phụ âm đơn hoặc phụ âm kép. Ví dụ: Từ TA có vần là A là nguyên âm A. Từ THAN có vần là AN là nguyên âm A ghép với phụ âm đơn N. Từ THANH có vần là ANH là nguyên âm A

Kho ảnh độc đáo

Gia đình khỉ Cuộc tranh tài của những bức ảnh đẹp khắp thế giới Ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên tạp chí danh tiếng Thế giới qua những bức ảnh tuyệt đẹp Vẻ đẹp tráng lệ của bầu trời Cận cảnh rừng cây thiên niên kỷ khổng lồ   Những tòa nhà ấn tượng nhất thế giới Điêu khắc trên bí ngô “Thiên đường mặt đất” Mùa thu xứ Hàn Bức tranh mùa thu tuyệt đẹp 10 ‘thiên đường’ mùa thu không thể bỏ qua Khoảnh khắc đáng yêu của động vật Lạ với chân dung từ… hoa quả Bố và con cái khi mẹ vắng nhà Những sân chơi cho trẻ em ‘siêu bẩn’ trên thế giới Mùa thu nước Đức Sự sống trong lọ thủy tinh 10 thác nước kỳ vĩ Biệt thự công viên nước ngay giữa sa mạc Thư giãn cùng khoảnh khắc thiên nhiên kỳ ảo Trăm hoa khoe sắc trong giọt sương Các tác phẩm nghệ thuật đường phố ấn tượng Cảnh vũ trụ ấn tượng Những bức tranh làm từ ghim và cúc áo 10 địa danh ngắm cảnh hoàng hôn đẹp nhất thế giới Độc đáo nhà hàng trong hang động Những hang động đẹp trên thế giới Vẻ đẹp lung linh của lâu đài giấy Thú vị những chiếc vòi nước

Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ làm việc tại Cà Mau

Website UBND tỉnh Cà Mau Sáng ngày 22/5/2012, đoàn công tác Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam bộ do đồng chí Trần Hữu Hiệp, Vụ trưởng Vụ kinh tế-xã hội làm trưởng đoàn đến làm việc tại Cà Mau về việc triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách vùng Tây Nam bộ. Tiếp và tham dự buổi làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh cùng các đồng chí trong Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH tỉnh. Theo báo cáo tại buổi làm việc, tính đến cuối năm 2011, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Cà Mau đã thực hiện cho vay 11 chương trình, dự án tín dụng chính sách với tổng dư nợ 1.079.979 triệu đồng, tăng 981.685 triệu đồng so với năm 2003, với 110.834 hộ vay còn dư nợ. Nhìn chung, trong 9 năm qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã đầu tư cho 300.725 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách vay vốn để phát triển sản xuất, với tổng dư nợ hơn 1.079 tỷ đồng, tăng gấp 14,3 lần so với nhậ