Báo điện tử Dân Việt
Việc xây dựng và phát triển các thương hiệu vùng ĐBSCL của doanh nghiệp cần được đặt trong một chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, xác định trách nhiệm – lợi ích của từng “chủ thể” tham gia.
Ngày 14.1, tại TP.Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam phối hợp với lãnh đạo các tỉnh, thành vùng ĐBSCL tổ chức buổi tọa đàm về “Xây dựng, phát triển thương hiệu và bảo vệ tài sản trí tuệ của các tỉnh ĐBSCL”.
Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy: Số đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở ĐBSCL trong năm 2013 là 1.837 đơn (năm 2012 là 1.817 đơn); số lượng văn bằng được cấp trong năm 2013 là 1.204 năm 2012 là 1.206).
Ông Trần Hữu Hiệp – Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: “Các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy sản luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước; nhưng hầu hết chưa có được thương hiệu mạnh. Yêu cầu xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực với đặc thù vùng, miền, chỉ dẫn địa lý, gắn với các doanh nghiệp đủ mạnh, uy tính, yêu cầu liên kết vùng, liên kết 4 nhà… đã được đặt ra thời gian qua nhưng đến nay vẫn chưa như mong muốn”.
Nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn về việc đăng ký sử dụng, chứng nhận, bảo hộ thương hiệu vùng miền đã được nhiều quốc gia quan tâm, nâng tầm giá trị; song ở nước ta vẫn còn là vấn đề mới. Cùng với thương hiệu địa phương, thương hiệu quốc gia, nếu thương hiệu vùng miền được quan tâm xây dựng, được “mài giũa, đánh bóng” thì chắc chắn sẽ được nâng cao giá trị.
“Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một chương trình thương hiệu vùng miền trong chiến lược thương hiệu quốc gia khiến nhiều sản phẩm, lợi thế vẫn chỉ ở dạng tiềm năng. Một chiến lược thương hiệu vùng miền nói chung và các loại nông sản chủ lực của ĐBSCL nói riêng đang trở thành đòi hỏi bức bách” – ông Trần Hữu Hiệp nói.
Một số đại biểu chỉ ra một thực tế rằng việc xây dựng thương hiệu hiện nay còn vướng “nút thắt” ở đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu kiến thức và kỹ năng dẫn đến quản lý điều hành mang tính tự phát, cảm tính và thiếu tầm nhìn. Vì vậy, cần có quy hoạch, phân luồng đào tạo chuyên môn và dạy nghề, đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, phù hợp, cán bộ quản lý có năng lực để cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất hay khu công nghiệp sản xuất hàng hóa chủ lực của vùng gắn với vấn đề thương hiệu.
Theo ông Trần Hữu Hiệp, việc xây dựng và phát triển các thương hiệu vùng ĐBSCL của doanh nghiệp cần được đặt trong một chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, xác định trách nhiệm – lợi ích của từng “chủ thể” tham gia. Những “công đoạn” quyết định, “điểm nút” đột phá để chọn lựa giải pháp, thứ tự ưu tiên và tiến hành đồng bộ để xây dựng chiến lược thương hiệu là vấn đề có tầm quan trọng. Cần phải xây dựng thương hiệu để khẳng định giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL.
Thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy: Số đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở ĐBSCL trong năm 2013 là 1.837 đơn (năm 2012 là 1.817 đơn); số lượng văn bằng được cấp trong năm 2013 là 1.204 năm 2012 là 1.206).
Ông Trần Hữu Hiệp – Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cho rằng: “Các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng như lúa gạo, trái cây, thủy sản luôn chiếm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước; nhưng hầu hết chưa có được thương hiệu mạnh. Yêu cầu xây dựng và phát triển các thương hiệu nông sản chủ lực với đặc thù vùng, miền, chỉ dẫn địa lý, gắn với các doanh nghiệp đủ mạnh, uy tính, yêu cầu liên kết vùng, liên kết 4 nhà… đã được đặt ra thời gian qua nhưng đến nay vẫn chưa như mong muốn”.
Khóm Cầu Đúc - nông sản chủ lực của Hậu Giang đã được đăng ký thương hiệu.
Nhiều đại biểu tỏ ra băn khoăn về việc đăng ký sử dụng, chứng nhận, bảo hộ thương hiệu vùng miền đã được nhiều quốc gia quan tâm, nâng tầm giá trị; song ở nước ta vẫn còn là vấn đề mới. Cùng với thương hiệu địa phương, thương hiệu quốc gia, nếu thương hiệu vùng miền được quan tâm xây dựng, được “mài giũa, đánh bóng” thì chắc chắn sẽ được nâng cao giá trị.
“Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một chương trình thương hiệu vùng miền trong chiến lược thương hiệu quốc gia khiến nhiều sản phẩm, lợi thế vẫn chỉ ở dạng tiềm năng. Một chiến lược thương hiệu vùng miền nói chung và các loại nông sản chủ lực của ĐBSCL nói riêng đang trở thành đòi hỏi bức bách” – ông Trần Hữu Hiệp nói.
Một số đại biểu chỉ ra một thực tế rằng việc xây dựng thương hiệu hiện nay còn vướng “nút thắt” ở đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu kiến thức và kỹ năng dẫn đến quản lý điều hành mang tính tự phát, cảm tính và thiếu tầm nhìn. Vì vậy, cần có quy hoạch, phân luồng đào tạo chuyên môn và dạy nghề, đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, phù hợp, cán bộ quản lý có năng lực để cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất hay khu công nghiệp sản xuất hàng hóa chủ lực của vùng gắn với vấn đề thương hiệu.
Theo ông Trần Hữu Hiệp, việc xây dựng và phát triển các thương hiệu vùng ĐBSCL của doanh nghiệp cần được đặt trong một chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, xác định trách nhiệm – lợi ích của từng “chủ thể” tham gia. Những “công đoạn” quyết định, “điểm nút” đột phá để chọn lựa giải pháp, thứ tự ưu tiên và tiến hành đồng bộ để xây dựng chiến lược thương hiệu là vấn đề có tầm quan trọng. Cần phải xây dựng thương hiệu để khẳng định giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng ĐBSCL.
Đức Khánh
Nhận xét
Đăng nhận xét