Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2013

ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh

TRẦN HIỆP THỦY (LĐ)   - 9:21 PM, 23/11/2013 MDEC - Vĩnh Long 2013 lần thứ 7 được tổ chức với chủ đề "ĐBSCL hướng đến nền kinh tế xanh" tiếp tục tăng cường liên kết vùng, tập hợp những sáng kiến, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển vùng theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, bảo vệ môi trường, sự đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu. Đây cũng là hoạt động chung của vùng trong việc tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác kinh tế, xây dựng các chương trình liên kết nội vùng, giữa ĐBSCL với TPHCM và các vùng, miền trong cả nước và hợp tác quốc tế. Qua 6 lần tổ chức MDEC, các hoạt động quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của ĐBSCL như một thực thể chung. Tăng cường hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch nội vùng, với TPHCM và các vùng, miền khác trong cả nước được đẩy mạnh. Tuy còn tồn tại những hạn chế nhưng đã có sự tiến bộ về nhận thức khi các bộ, ngành Trung ương, chính quyền đị

Buộc tháo dỡ những bức tượng 'kinh dị'

Báo Thanh Niên, 02/10/2013 3:21 Ngày 1.10, Sở VH-TT-DL tỉnh Tây Ninh đã có báo cáo với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về kết quả xử lý về “ khu vườn kinh dị ” gây tranh cãi ở Tây Ninh mà Báo  Thanh Niên  phản ánh. Chủ nhân cam kết tháo dỡ   Ông Phạm Chứng tại khu vườn do ông tạo ra - Ảnh: Giang Phương Theo báo cáo của Sở VH-TT-DL tỉnh Tây Ninh, khu vườn do ông Phạm Chứng (73 tuổi, ngụ TP.HCM) mua đất cất nhà và lập vườn tại ấp Long Hải, xã Trường Tây, H.Hòa Thành. Sau đó ông Chứng tự mua cát, đá, xi măng rồi tự đắp họa những bức tượng đầu người rải rác khắp vườn, đồng thời đắp 2 ngôi mộ giả (thờ thần tài và mẹ ruột ông Chứng). Sau khi có dư luận về khu vườn với nhiều tượng thể hiện mặt người bị đâm chém, tạt a xít chảy máu (bằng nước sơn đỏ) và 2 ngôi mộ giả gây cảm giác rùng rợn, khiếp sợ cho dân cư địa phương nên trước mắt đình chỉ trưng bày. Sau đó, Phòng VH-TT H.Hòa Thành nhận được bản tường trình của ông Phạm Chứng thắc mắc về việc đình chỉ hoạt động trưng bày tượng của chín

Vật vờ chờ phá sản

Người Lao Động, Thứ Sáu, 15/11/2013 04:32 Bên cạnh những công ty không muốn làm thủ tục phá sản do ngại bị chê yếu kém, nhiều doanh nghiệp bị chính các chủ nợ của mình ép “sống” nên “sống” mà như “chết” Phá sản vì tin đồn, mất tiền tỉ không biết kêu ai Bao nhiêu doanh nghiệp thực sự phá sản? Cho phá sản 2 doanh nghiệp thuộc Vinalines Trong bối cảnh doanh nghiệp (DN) phá sản, giải thể nhiều, việc sửa đổi Luật Phá sản 2004 là rất quan trọng. Một lần nữa, nội dung này được đưa ra bàn thảo tại nghị trường khi ngày 13-11, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình trình bày tờ trình trước Quốc hội (QH) về dự án Luật Phá sản sửa đổi và Ủy ban Kinh tế của QH cũng đã thẩm tra tờ trình này. Các cơ quan trên có chung nhận định: Luật Phá sản 2004 còn nhiều hạn chế trong thực tiễn thi hành, làm khổ DN. Thực tế qua ghi nhận của phóng viên cũng sát thực với các đánh giá trên. Sống dở, chết dở Một năm nay, Công ty H.Q ở tỉnh Phú Yên (có chi nhánh ở TP HCM) chuyên kinh doanh máy móc, thiết

Vụ tham nhũng tại ALC II: 10 hợp đồng khống giải ngân gần 800 tỉ đồng

Báo Thanh Niên, 07/11/2013 01:21 Sáng 6.11, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 11 bị cáo (trong đó có 7 bị cáo nguyên là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng phòng cho thuê, kế toán của Công ty cho thuê tài chính II - ALC II; 4 người là chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp tư nhân) trong  vụ án tham nhũng xảy ra tại ALC II . Các bị cáo tại tòa - Ảnh: Lê Nga Trong ngày đầu tiên, bị cáo Khương Minh Hiệp (Giám đốc Công ty cổ phần Đại Phú Gia) có đơn xin được xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Có 18 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, tòa còn triệu tập 54 cá nhân và đại diện pháp nhân đến tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (có rất nhiều người là giám đốc, tổng giám đốc của những doanh nghiệp tên tuổi) để làm rõ các tình tiết của vụ án, nhưng có 22 người vắng mặt. Đại diện Viện KSND TP.HCM là bà Nguyễn Ngọc Lê và ông Nguyễn Hoàng Nam

Người giữ dáng lụa Tân Châu

Với lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, đất và người miền châu thổ Cửu Long ghi dấu ấn trên bản đồ văn hóa nước ta bằng bản sắc riêng. Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian và nhịp sống hiện đại, nhiều loại hình nghệ thuật đặc trưng của văn hóa đồng bằng đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, ĐBSCL vẫn có không ít nghệ nhân đang nỗ lực "gìn vàng giữ ngọc", nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Họ chính là những "báu vật sống" của đất chín rồng… "Bên nàng mặc Lãnh Mỹ A Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần" Lão nghệ nhân Nguyễn Văn Long, thường gọi Tám Lăng, vừa nâng niu xấp lụa đen huyền trên tay, đọc cho tôi nghe mấy câu ca dao về một thời hoàng kim của làng lụa Tân Châu. Làng nghề giờ chỉ còn mình ông đeo nghề bám nghiệp với tâm niệm "Một đời mang nghiệp tằm tang, giờ bỏ sao đành…" và với hy vọng Lãnh Mỹ A sẽ lại "sống" những tháng ngày huy hoàng. Lãnh Mỹ A một thuở hoàng kim Làng lụa Tân Châu xưa g

Những "báu vật sống" của văn hóa đồng bằng

Điệu nói thơ Bạc Liêu hào sảng, khoan thai mà đanh thép từng là vũ khí đấu tranh trên mặt trận tư tưởng và cổ vũ tinh thần của các chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Nghệ nhân Út Bến Hải từng là một chiến sĩ - nghệ sĩ trên mặt trận ấy. Ngày hòa bình, cô Út lại nói thơ Bạc Liêu, vừa hoài niệm một thời hoa lửa. > Kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị  /  Hoa giữa đỉnh rừng  /  Lư Nhất Vũ - Người con của đất phương Nam Người em "sinh sau đẻ muộn" Nghệ nhân Út Bến Hải tên thật là Phạm Thu Ba, năm nay đã 82 tuổi, một cán bộ hưu trí ở TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Cô Út mở đầu câu chuyện bằng giọng nói thơ mộc mạc, chân chất trên nền nhạc của cây đờn măng - đô - lin đã nhuốm màu thời gian: "Con ơi dứt mọi thường tình Con ra (mà) mặt trận giữ gìn biên cương Thà là chết ở chiến trường Còn hơn (mà) chết ở trên giường thê nhi…" Nghệ nhân Út Bến Hải nói thơ Bạc Liêu với cây đàn măng - đô - lin.  Cô Út k

Nhà nước nhất thiết phải chui vào buồng ngủ của dân? Mà lại tưởng thế là hay

Buổi thảo luận của Quốc hội trước khả năng Luật Hôn nhân và gia đình định “luật hóa” câu chuyện ly thân có cái gì đó như là sự kỳ lạ. Phiên một cách dân giã thì câu chuyện đại khái thế này: Vì ly thân đang tăng nhanh. Năm 2009, chẳng hạn năm 2009 chỉ có gần 90 ngàn vụ thì 3 năm sau, con số đó đã là trên 115 ngàn vụ. 90% trong số đó đều đã qua ly thân trước khi ly hôn. Vì ly thân tồn tại phổ biến như thế, cho nên giờ muốn ly thân phải “ra tòa” để “tuyên bố pháp lý” là: thôi, từ giờ tôi với cô không có ngủ nghê gì với nhau nữa nhé. Và đã có tuyên bố, cho nên muốn “làm lành”, tất nhiên người ta cũng phải “ra tòa”, cũng phải tuyên bố là: thôi, từ giờ… hết giận. Lạ ở chỗ những nhà làm luật lo lắng về một hệ lụy gì đó mà có khi chính bản thân họ còn chưa rõ nó là cái gì, chưa lượng hóa được mức độ, thậm chí, còn chưa biết giải quyết cái hệ lụy đó bằng việc luật hóa, thực ra là thêm một thứ thủ tục, thì có giải quyết được không. Cái gì cũng có hệ lụy của nó. Chẳng nói đâu xa, hệ lụy của

Thư viện VideoClip: NGHỊCH LÝ GIÁ TRỨNG GIA CẦM TỪ TRANG TRẠI ĐẾN CHỢ (P...

ĐBSCL: Nghịch lý giá trứng từ trang trại đến chợ Nguồn tin: VTV, 17/11/2013 Khoảng 1 tháng nay, trong khi giá trứng gà bán ra từ các trang trại liên tục giảm mạnh thì trên thị trường mặt hàng này vẫn giữ giá ở mức cao. Sự bất hợp lý trong phân phối, tiêu thụ sản phẩm đang làm nản lòng người dân trong đầu tư tái đàn gia cầm. Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang hiện có tổng đàn gia cầm trên 435.000 con với hơn 1.200 hộ nuôi. Phong trào nuôi gà lấy trứng phát triển mạnh trong nhiều năm qua hiện đang trầm lắng, nhiều hộ dự định chuyển nghề. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận từ chăn nuôi ngày càng sụt giảm, trong đó giá thu mua trứng của các cửa hàng, đại lý còn quá thấp so với giá thị trường. Ông Phan Thành Nguyên, người dân xã Lương Hòa Lạc cho biết: “Nông dân bị rất nhiều rủi ro từ thức ăn tăng cao, dịch bệnh nhưng giá bán hiện nay chỉ khoảng 1.500 đồng/trứng, còn đại lý bán ra lại được hơn 2.500 đồng. Nhưng chúng tôi chỉ có thể bán như vậy bởi không t

Duyên dáng những cô gái miền Tây trong phiên chợ nổi giữa lòng Thủ Đô

Gần 30 chiếc thuyền từ xứ miệt vườn vượt hơn 2.000 cây số để có mặt tại Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam nhằm tái hiện cảnh chợ nổi miền Tây Nam Bộ giữa lòng Hà Nội. Món quà dành tặng người dân miền Tây Sau mưa, nhiều đô thị miền Tây "thành sông" Mãn nhãn “hàng độc” miền Tây phục vụ ngày Tết Nhà mình du lịch miền Tây, chỉ có 170.000đ/người Nét đặc trưng vốn có của chợ nổi miền Tây được tái hiện khá chi tiết tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam sáng ngày 20/11. 50 người cùng 25 chiếc thuyền đặc trưng chuyên chở hàng hoá, hoa quả của xứ miệt vườn đã xuất hiện trên mặt hồ của khuôn viên Làng văn hóa từ 3 ngày trước. Những chiếc thuyền chở theo sản vật mà người dân cần buôn bán, trao đổi lướt nhẹ trên mặt hồ phẳng lặng. Người bán thường có một cây xào chống, trên đó treo mặt hàng mà mình bán. Như thuyền bán chôm chôm thì cây xào treo lủng lẳng vài quả chôm chôm, nếu bán dứa thì cây xào sẽ treo vài quả dứa. Một chiếc thuyền lớn, thường được gọi là thuyền mẹ, chuyên chở

Điện quốc gia vượt biển ra đảo ngọc

HỮU HIỆP (LĐ) - Số 268  - 11:12 AM, 19/11/2013 Ngày 17.11, đường cáp ngầm xuyên biển đầu tiên ở nước ta, dài nhất Đông Nam Á, nối Hà Tiên - Phú Quốc đã được khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành trước Tết Nguyên Đán 2014. Đây là hạng mục cuối cùng, quan trọng nhất của dự án đưa điện lưới quốc gia từ đất liền ra Phú Quốc, có tổng mức đầu tư 2.336 tỉ đồng, giải cơn khát điện cho đảo ngọc. Đảo ngọc Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất Việt Nam Đảo Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; vừa có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, vừa có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước. Phú Quốc đang hướng đến mục tiêu trở thành một đặc khu kinh tế - hành chính vào năm 2020. Thời gian qua, nhiều chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế đã được mời lập quy hoạch, hàng ngàn tỉ đồng đã được ưu tiên đầu tư x

Vụ "phơi trần thông tin cá nhân" có dấu hiệu trái luật!

Báo Người Lao Động, 05/10/2013      Việc yêu cầu công dân phải cung cấp tới 32 thông tin của cá nhân từ năm 14  tuổi trở lên không những khó chính xác, tốn kém mà còn có dấu hiệu trái luật   Sau bài viết Phơi trần thông tin cá nhân trên Báo Người Lao Động ngày 4-10, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, khẳng định việc thu thập thông tin dữ liệu dân cư do Công an TP Hà Nội đang thực hiện có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật. Có quyền không cung cấp thông tin   Việc thu thập thông tin thủ công như Hà Nội đang làm sẽ khó bảo đảm tính trung thực và khoa học Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, một trong những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là phải bảo vệ thông tin đời tư cá nhân. Điều 38 Bộ Luật Dân sự 2005 cũng quy định rõ quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Do đó, việc các cơ quan, tổ chức yêu cầu hoặc bắt buộc người dân cung cấp những thông tin

Ngành nông sản trước thách thức TPP

VĂN ĐỨC MƯỜI - CHỦ TỊCH HỘI LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM TPHCM   Báo Lao Động, 17/10/2013 Tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các chuyên gia kinh tế xem là có lợi cho các DN xuất khẩu chủ lực của VN. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, nhiều cam kết trong TPP sẽ mang lại quan ngại nhiều hơn khi việc XK sang các thị trường TPP chưa kịp tăng trưởng thì hàng hoá các nước TPP đã nhập khẩu ồ ạt vào VN do được giảm thuế quan với giá cả cạnh tranh. Nông sản sẽ gặp nhiều quan ngại khi Việt Nam gia nhập TPP. ảnh: D.hà Thế khó Theo cam kết TPP, Việt Nam phải mở cửa thị trường trong nước, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế quan nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp. Loại bỏ thuế quan sẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào thị trường trong nước. Ở chiều ngược lại, các nước TPP khác cũng phải mở cửa cho nông sản Việt Nam thâm nhập bằng việc cắt giảm thuế tương ứng. Tuy nhiên, rất nhiều nước