Chuyển đến nội dung chính

Một trí thức miệt vườn

Hữu Hiệp
Anh Ba Châu - PGS.TS Nguyễn Minh Châu - là mẫu trí thức miệt vườn sông nước Cửu Long: Chân chất, giản dị, lăn lộn thực tiễn nhiều, chơi với anh em hết mình, nhưng lao động khoa học nghiêm túc và sáng tạo.
PGS.TS. Nguyễn Minh Châu tại 1 hội thi trái cây ngon, giống tốt Nam Bộ

Từ lúa sang cây ăn trái

Tôi biết anh Ba Châu khi anh đã là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cây ăn trái của Việt Nam. Có điều kiện gần anh trong công việc - kể cả ngồi chung nhiều tiệc nhậu “xả láng” - càng quý mến anh bởi sự gần gũi, chân tình. Anh Châu người gốc Sài Gòn, học nông nghiệp chuyên ngành trồng lúa ở Đại học Cần Thơ, vào nghề ở Viện Lúa ĐBSCL, từng là học trò thân cận của các GS Võ Tòng Xuân, Nguyễn Văn Luật. Song, cuộc đời anh lại gắn chặt với ngành cây ăn quả. Cơ duyên của anh Châu với ngành này lại đến từ... ý tưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Xây dựng một trung tâm nghiên cứu cây ăn quả hàng đầu cả nước. Anh Châu là Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (Sofri) từ khi còn là Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Long Định, thành lập năm 1994. Ở Sofri, anh đã để lại “dấu ấn” của một “kiến trúc sư” như một người làm vườn cần cù, đến ngày nhìn vườn cây nhà mình trĩu quả. Như anh tâm sự: “Tôi rất phấn khởi, tự hào vì Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam có một đội ngũ trình độ cao chuyên cho từng loại rau quả”.

Người của nhà vườn

Nhà vườn ĐBSCL đã cùng anh Ba Châu vượt qua đại dịch vàng lá gân xanh (greening) hoành hành trong thập niên 90 thế kỷ 20. Các giáo sư đầu ngành cây ăn trái trên thế giới đã trải qua nhiều nghiên cứu, khảo nghiệm... mà vẫn chưa tìm ra phương thuốc đặc trị căn bệnh “sida cây trồng” quái ác. Điều kỳ diệu là, thuốc “phòng trị” đã được các nhà khoa học ở Sofri phát hiện: Mô hình “trồng ổi trong vườn cây có múi” của Việt Nam được giới khoa học quốc tế thừa nhận hiệu quả. Sáng kiến khoa học của Sofri không chỉ là kiến thức học thuật, mà còn được kết tinh từ kinh nghiệm thực tiễn của nhà vườn... 

PGS.TS Nguyễn Minh Châu (trái) với đồng nghiệp.

Anh Ba Châu cùng các nhà khoa học ở Sofri còn có công phát hiện, nhân rộng nhiều giống cây trồng và người làm giống tốt. Hội thi trái ngon, cây giống tốt do anh khởi xướng từ gần 20 năm trước đã “bơm chất xám khoa học” vào nhiều giống cây ăn trái truyền thống của địa phương. Không chỉ phát hiện nhiều giống cây ăn trái mới (thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh...), Sofri và anh Ba Châu còn tạo ra cách làm mới: Xã hội hoá công tác giống. Sofri đã hướng dẫn, chuyển giao thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các “nghệ nhân làm giống”. Công lớn của anh Ba Châu là thuyết phục nhà vườn miền Tây thay đổi thói quen canh tác - giống, thực hành nông nghiệp tốt. Kiến thức uyên bác, tình cảm chân thành, cách làm hiệu quả của Sofri đã thuyết phục được nhà vườn làm theo. Cùng với các họat động phát triển nghề vườn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, sản xuất rau - quả an toàn, chứng nhận VietGAP, một số mô hình mới, lạ, nhưng thiết thực, gần gũi nhà vườn như “bệnh viện - trạm xá - bác sĩ cây trồng” ra đời đều mang dấn ấn của PGS.TS Nguyễn Minh Châu. Hoạt động “y tế cây trồng” của Sofri không chỉ trị bệnh, mà còn “chẩn đoán và tầm soát dịch bệnh” tốt. Sofri không trả lương, “bác sĩ cây trồng” phục vụ tự nguyện, không lấy tiền của nông dân... Cách làm đó đã thuyết phục được nhà tài trợ Nhật Bản đầu tư cho dự án trang thiết bị chuyên dùng như một sự thừa nhận về những nỗ lực của các nhà khoa học miệt vườn này.

Vui vẻ “cày xong  thửa ruộng”

Quen biết anh Ba Châu nhiều năm, là hàng em út, tôi cảm nhận được rằng, dù ở cương vị nhà khoa học, nhà nông hay bậc đàn anh, người lãnh đạo, anh đều không hề “diễn” mà rất thật. Vẫn là anh Ba làm khoa học bình dân mà sâu sắc, gần gũi với giới nghiên cứu khoa học ở miền Tây và bà con miệt vườn. Tuổi hưu cận kề, anh sắp rời vị trí đứng đầu một viện nghiên cứu mà anh đã gắn bó 20 năm qua. Có thể tấm lòng của một trí thức miệt vườn như anh Ba Châu còn canh cánh khi tiềm năng, thế mạnh của ngành cây ăn quả Việt Nam chưa được phát huy tốt. Trái cây nội vẫn còn lép vế trái cây ngoại ngay trên quê hương mình. Thực trạng sản xuất và kiến thức của nhà vườn còn nhiều hạn chế. Làm gì để ngày càng có nhiều người làm nông nghiệp có tri thức? Làm sao tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên Sofri xứng đáng với đóng góp của họ và nhìn rộng ra là để giữ và phát huy được năng lực của các nhà khoa học thực tài? Nhưng, tôi và nhiều bạn bè vẫn mong anh Ba Châu khi nghỉ hưu sẽ sướng cái sướng của anh nông dân “lòng thanh thản như cày xong thửa ruộng”...

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...