Lê Thanh Phong
Ông Hoàng Xuân Quế - giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân - kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra toà - liên quan đến việc ban hành quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông do “đạo văn”.
Chưa bàn đến chuyện lý lẽ sẽ thuộc về ai trong vụ kiện này, điều quan tâm chính là ở chỗ, công dân kiện một ông bộ trưởng ra toà vì đã ban hành một văn bản xâm phạm đến lợi ích của cá nhân mình. Ý thức về quyền của công dân, nhận thức được pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền, lợi ích của công dân là cơ sở cho một cá nhân trong xã hội tuân thủ pháp luật cũng như đấu tranh cho bản thân và cộng đồng bằng pháp luật. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đối mặt với một vụ kiện và có thể là bên thua cuộc.
Mấy tuần qua, ông Huỳnh Uy Dũng - chủ doanh nghiệp ở Bình Dương - đã tố cáo ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương lên tận Thủ tướng. Cái gan dám kiện lãnh đạo tỉnh khi mình đang làm ăn tại địa phương của ông Dũng đã lay động giới doanh nghiệp. Nếu chủ tịch tỉnh hay quan chức cơ quan công quyền sai thì phải tố cáo, phải kiện, không sợ hãi làm “phận thảo dân” cay đắng cam chịu. Nói như thế bởi vì, từ trước đến nay, người dân nghe nói tới quan chức là e ngại không dám đụng chạm, cỡ hàm chủ tịch tỉnh, bộ trưởng thì chỉ đứng xa mà nhìn.
Người dân, doanh nghiệp nghĩ phận mình nhỏ nhoi, kiện quan chức tầm lãnh đạo thì chẳng khác gì ''con kiến mà kiện củ khoai''. Dân thường dù không sợ uy quyền thì cũng ngại cửa quan, còn doanh nghiệp sợ bị nguy hiểm đến hoạt động của đơn vị.
Kiện quan đâu không thấy, tan tành sự nghiệp đã là nhãn tiền. Vậy thì, hãy xem những cá nhân, doanh nghiệp biết sử dụng pháp luật để khởi kiện quan chức bằng cái nhìn tích cực. Ít nhất, hành động của họ tác động đến cộng đồng xã hội, để mọi người dân nhận thức đầy đủ hơn về các quyền của công dân trong một xã hội dân chủ, một đất nước pháp quyền.
Còn nữa, nóng sốt nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn - không phải là chuyện oan sai 10 năm lao lý nữa, mà là chuyện bị bức cung nhục hình trong quá trình điều tra mà ông là nghi can giết người. Ông Chấn kể với phóng viên báo chí về những hành vi dọa giết, tra tấn tinh thần ông của các điều tra viên.
Thực ra, ông Chấn đã tố cáo hành vi bức cung, nhục hình của cán bộ điều tra trước hai phiên toà, nhưng không được hội đồng xét xử xem xét. Ông Chấn cũng đã tố cáo điều này thông qua nhiều đơn kêu oan gửi đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng cũng không được xem xét. Ông Chấn còn tiếp tục đòi lại công bằng, ông không thể ngồi yên, chờ đợi sự công tâm của ai đó để dẫn dắt công lý đến trả lại công bằng cho ông. Nếu như công lý không lôi những người cố tình gây oan sai ra toà thì ông Chấn phải chủ động đấu tranh.
Mấy tuần qua, ông Huỳnh Uy Dũng - chủ doanh nghiệp ở Bình Dương - đã tố cáo ông Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương lên tận Thủ tướng. Cái gan dám kiện lãnh đạo tỉnh khi mình đang làm ăn tại địa phương của ông Dũng đã lay động giới doanh nghiệp. Nếu chủ tịch tỉnh hay quan chức cơ quan công quyền sai thì phải tố cáo, phải kiện, không sợ hãi làm “phận thảo dân” cay đắng cam chịu. Nói như thế bởi vì, từ trước đến nay, người dân nghe nói tới quan chức là e ngại không dám đụng chạm, cỡ hàm chủ tịch tỉnh, bộ trưởng thì chỉ đứng xa mà nhìn.
Người dân, doanh nghiệp nghĩ phận mình nhỏ nhoi, kiện quan chức tầm lãnh đạo thì chẳng khác gì ''con kiến mà kiện củ khoai''. Dân thường dù không sợ uy quyền thì cũng ngại cửa quan, còn doanh nghiệp sợ bị nguy hiểm đến hoạt động của đơn vị.
Kiện quan đâu không thấy, tan tành sự nghiệp đã là nhãn tiền. Vậy thì, hãy xem những cá nhân, doanh nghiệp biết sử dụng pháp luật để khởi kiện quan chức bằng cái nhìn tích cực. Ít nhất, hành động của họ tác động đến cộng đồng xã hội, để mọi người dân nhận thức đầy đủ hơn về các quyền của công dân trong một xã hội dân chủ, một đất nước pháp quyền.
Còn nữa, nóng sốt nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn - không phải là chuyện oan sai 10 năm lao lý nữa, mà là chuyện bị bức cung nhục hình trong quá trình điều tra mà ông là nghi can giết người. Ông Chấn kể với phóng viên báo chí về những hành vi dọa giết, tra tấn tinh thần ông của các điều tra viên.
Thực ra, ông Chấn đã tố cáo hành vi bức cung, nhục hình của cán bộ điều tra trước hai phiên toà, nhưng không được hội đồng xét xử xem xét. Ông Chấn cũng đã tố cáo điều này thông qua nhiều đơn kêu oan gửi đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng cũng không được xem xét. Ông Chấn còn tiếp tục đòi lại công bằng, ông không thể ngồi yên, chờ đợi sự công tâm của ai đó để dẫn dắt công lý đến trả lại công bằng cho ông. Nếu như công lý không lôi những người cố tình gây oan sai ra toà thì ông Chấn phải chủ động đấu tranh.
Một số quan chức có kiểu ứng xử như quan lại phong kiến là vì người dân chưa khai thác hết quyền và nghĩa vụ của công dân trong một xã hội dân chủ. Dân còn sợ quan chức như thảo dân sợ quan lại thời phong kiến thì áp bức bất công còn nhiều! Hãy biết, chúng ta đã và đang là công dân, không còn là thần dân!
Kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chỉ vì danh dự!
Người Lao Động, Thứ Sáu, 08/11/2013 21:46
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận bị kiện ra tòa vì quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của một giảng viên Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội)
Ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng không có chuyện ông sao chép đề tài luận án tiến sĩ (TS) của TS Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng). Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) kết luận mức độ sao chép luận văn của ông Hoàng Xuân Quế là 52,5/159 trang (khoảng 30,02%) và quyết định thu hồi bằng TS của ông Quế.
Luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế Ảnh: YẾN ANH
Thu hồi bằng tiến sĩ vì sao chép
Theo Văn bản số 1254/KL-BGDĐT kết luận nội dung tố cáo đối với ông Hoàng Xuân Quế được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký ban hành ngày 4-10, Hội đồng Xác minh luận án TS được Bộ GD-ĐT thành lập đã khẳng định “luận án của ông Hoàng Xuân Quế có sao chép một phần từ luận án của ông Mai Thanh Quế. Các sao chép trong nội dung luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp pháp, vì: Thứ nhất, các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích (trong luận án của ông Hoàng Xuân Quế, phần danh mục tài liệu tham khảo không có tên luận án ông Mai Thanh Quế); thứ hai, việc sao chép không đúng quy định (không có dấu ngoặc kép cho phần sao chép nguyên văn)”.
Bộ GD-ĐT cho rằng với mức độ sao chép khoảng 30,02%, luận án của ông Hoàng Xuân Quế không được coi là một công trình khoa học hoàn chỉnh và gần như không còn giá trị trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn. Từ kết luận này, ngày 11-10, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã ký ngay Quyết định 4674/QĐ-BGDDT thu hồi bằng TS của ông Hoàng Xuân Quế theo đề nghị của ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH.
Bộ GD-ĐT chưa xem xét thấu đáo?
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Hoàng Xuân Quế cho biết sở dĩ ông quyết định khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ra tòa vì quá bức xúc trước quyết định của Bộ GD-ĐT. Ông Quế nhấn mạnh không có chuyện đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” của ông sao chép 30% luận án với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” của ông Mai Thanh Quế. Ông Hoàng Xuân Quế bức xúc: “Sự việc liên quan đến luận án TS không chỉ là danh dự của tôi mà còn là danh dự và uy tín của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân”.
Ông Hoàng Xuân Quế cho biết thêm ngày 2-10, khi được mời lên Bộ GD-ĐT để nghe thông báo dự thảo kết luận xác minh, ông đã phủ nhận gần như toàn bộ dự thảo kết luận và cho rằng một số nội dung sai sự thật, suy diễn. Ngày 3-10, ông Hoàng Xuân Quế đã nộp đơn đề nghị khẩn cấp về việc phản đối dự thảo kết luận xác minh và đề nghị xác minh tiếp để tìm ra sự thật. “Tôi đã tin tưởng rằng Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc, xem xét lại vấn đề một cách thật cẩn thận và thấu đáo trước khi ra quyết định xử lý kết luận xác minh nhưng thực tế không phải như vậy” - ông Quế bức xúc.
Bà Dương Thu Hương - cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội, người được Bộ GD-ĐT mời phản biện kín luận án TS của ông Hoàng Xuân Quế - cũng cho rằng việc kết luận luận án TS của ông Hoàng Xuân Quế trùng lặp nguyên văn với một số phần luận án TS của ông Mai Thanh Quế là không có cơ sở.
Trong khi đó, phản ứng trước việc TAND Hà Nội vừa có văn bản thông báo cho VKSND TP Hà Nội cũng như Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về việc cơ quan này đã thụ lý vụ kiện và yêu cầu bộ trưởng cung cấp tài liệu liên quan đến vụ kiện trong vòng 15 ngày kể từ ngày 30-10, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, cho rằng vụ kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của ông Hoàng Xuân Quế là chuyện hoàn toàn bình thường trong một nhà nước pháp quyền. Ông Bằng nói thêm Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nhận được thông báo của TAND TP Hà Nội và với trách nhiệm của mình, bộ trưởng đã chuẩn bị các tài liệu liên quan đến vụ kiện. Theo một nguồn tin từ Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã ủy quyền cho một cán bộ của Bộ GD-ĐT đại diện bộ trưởng thực hiện các thủ tục như tòa án yêu cầu.
Nhóm Phóng viên
Nhận xét
Đăng nhận xét