Câu
chuyện của hai "đại gia" với những đặc trưng nổi bật trong ngành thủy
sản vẫn là mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư.
Nếu
CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (mã MPC) có cơ cấu cổ đông đậm đặc với các
thành viên gia đình nắm giữ tới 67% số cổ phần cộng với tỉ lệ sở hữu của người
nhà trong Cty này cũng khá lớn thì "người anh em" CTCP Hùng Vương (mã
HVG) chỉ sở hữu khoảng 36% số cổ phần và tích cực thu hút vốn ngoại.
MPC -
Vua tôm và nhiều tin vui sau khi rời sàn.
Hủy
niêm yết dường như là một quyết định khó khăn với nhiều doanh nghiệp do ảnh
hưởng bởi những khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh hoặc thiếu sự quan tâm của
nhà đầu tư, tuy nhiên với MPC, câu chuyện dường như khác hẳn.
Lợi
thế về sở hữu gia đình cao, MPC chủ động hủy niêm yết với kỳ vọng bán cổ phần
cho đối tác với giá cao hơn. Sau khi giải thể một Cty con là Cty TNHH Một thành
viên nuôi tôm sinh thái Minh Phú và chia tay với đối tác Thái Lan CP Foods, MPC
đang dồn lực cho Cty con là Cty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang
thông qua việc tăng vốn điều lệ của Cty con này cao hơn vốn điều lệ của Cty mẹ
MPC.
Theo
thông tin mới nhất từ Ban giám đốc của MPC, ngày 19.10, Minh Phú - Hậu Giang đã
chọn được đối tác chiến lược Mitsui & Co (Asia Pacific) Private Ltd và sẽ
chào bán riêng lẻ 26,67 triệu CP, nâng tỉ lệ sở hữu của đối tác này lên 30,77%
để chuyển đổi Minh Phú - Hậu Giang thành CTCP với vốn điều lệ lên tới 866 tỉ
đồng, trở thành chủ lực cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu tôm và chế biến sản
phẩm giá trị gia tăng từ cá.
Sự
thành công trong hợp tác với Mitsui sẽ đem lại cho MPC diện mạo mới, tiếp cận
với nhiều thị trường trên thế giới thông qua hệ thống phân phối tại 67 quốc gia
của Nhật.
Với
những thuận lợi khi được gỡ bỏ thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá khi xuất
khẩu sang thị trường Mỹ, sản lượng xuất khẩu tôm của MPC liên tục có tăng
trưởng tốt. Trước đó, Minh Quí - Cty con của Minh Phú là Cty đã bị áp mức thuế
chống trợ cấp cao nhất trong các Cty bị áp mức thuế này (7,88%).
Năm
2013, MPC dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD và sẽ cán mốc 1 tỉ
USD sau 3-5 năm. Mặc dù lợi nhuận bán niên của MPC mới chỉ đạt được 34 tỉ đồng,
sụt giảm 87,8% so với năm ngoái và lượng tồn kho của MPC tính đến giữa năm đã
tăng 21,2% so với cùng kỳ.
MPC
cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch tôm chết sớm, tình trạng hụt nguyên liệu
thường xuyên và khó khăn của các quốc gia nhập khẩu tôm lớn nhất song song với
những bước đi mới, MPC tự tin về việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 295 tỉ cuối
năm 2013.
Nếu
trước đó, gánh nặng gia đình phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thì
giờ đây, MPC đang "lột xác" nâng cao hiệu quả kinh doanh. Niềm tin
này khiến 23% số cổ đông nhỏ lẻ của MPC sẵn sàng chờ đón sự trở lại của vua
tôm.
HVG -
Vua cá nỗ lực duy trì vị trí số 1?
Năm
2012, khi doanh thu của HVG và MPC ngang nhau thì lợi nhuận của "hai anh
em" đã có sự chênh lệch đáng kể. Cùng mức doanh thu khoảng 8.000 tỉ đồng
năm 2012 nhưng HVG thu được 260 tỉ đồng lợi nhuận, con số này của Minh Phú chỉ
là 16 tỉ đồng, giảm 94% so với năm trước đó. 6 tháng đầu năm 2013, HVG đạt
doanh thu 5,128 tỉ đồng và LNST đạt 320 tỉ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm
ngoái nhưng mới chỉ hoàn thành 40% kế hoạch, EPS đạt 2.950 đồng/CP.
Đối
mặt với việc suy giảm thị phần tại thị trường Châu Âu nhưng mặt khác, thị phần
tại thị trường Mỹ lại đang tăng lên nhờ thuế suất thuế chống phá giá giảm xuống
(từ 2,15USD/kg xuống còn 0,02USD/kg) kỳ vọng doanh thu cả năm tại thị trường Mỹ
là 120 triệu USD, tăng 204,7% so với cùng kỳ năm 2012. Động lực tăng trưởng
chính của lợi nhuận là chi phí nuôi cá giảm 10% giúp tỉ suất lợi nhuận gộp sẽ
cải thiện từ 14,1% năm 2012 lên 16,6% năm 2013.
Cộng thêm giá bán bình quân tại thị trường Mỹ tăng, dự kiến lợi nhuận trước thuế sẽ đạt 540 tỉ đồng, tăng thêm 67% so với cùng kỳ, nếu tính cả kết quả kinh doanh của VTF, doanh thu hợp nhất năm 2013 sẽ đạt là 12.000 tỉ đồng, tăng 56% và lợi nhuận trước thuế là 800 tỉ đồng, tăng 148%.
Cộng thêm giá bán bình quân tại thị trường Mỹ tăng, dự kiến lợi nhuận trước thuế sẽ đạt 540 tỉ đồng, tăng thêm 67% so với cùng kỳ, nếu tính cả kết quả kinh doanh của VTF, doanh thu hợp nhất năm 2013 sẽ đạt là 12.000 tỉ đồng, tăng 56% và lợi nhuận trước thuế là 800 tỉ đồng, tăng 148%.
HVG
đang được giao dịch ở mức P/E hợp lý là 7,9 và thanh khoản cao nhất trong ngành
thủy sản, với mức trung bình 114.000 CP/phiên từ đầu năm. Mặc dù giá cổ phiếu
đã tăng 46% từ đầu năm song HVG vẫn được đánh giá là đang giao dịch ở mức thấp
hơn tiềm năng trong vai trò là Cty tốt nhất trong ngành thủy sản - ngành kinh
doanh nhiều khó khăn.
Tin
vui nhất với các cổ đông của HVG là việc Cty tiếp tục duy trì mức cổ tức tiền
mặt 2,000 đồng/CP của năm 2012, tương đương với tỉ lệ cổ tức/giá năm 2013 là 9%
- mức khá hấp dẫn trong bối cảnh khó khăn hiện tại. Là CP có mức giao dịch ổn
định và vượt trội so với VN- Index, khả năng duy trì vị trí số 1 của HVG được
kỳ vọng sẽ giúp ngành thủy sản khởi sắc.
Viên
Trà (Báo Lao Động)
Nhận xét
Đăng nhận xét