Tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được các chuyên gia kinh tế xem là có lợi cho các DN xuất khẩu chủ lực của VN. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, nhiều cam kết trong TPP sẽ mang lại quan ngại nhiều hơn khi việc XK sang các thị trường TPP chưa kịp tăng trưởng thì hàng hoá các nước TPP đã nhập khẩu ồ ạt vào VN do được giảm thuế quan với giá cả cạnh tranh.
Nông sản sẽ gặp nhiều quan ngại khi Việt Nam gia nhập TPP. ảnh: D.hà |
Thế khó
Theo cam kết TPP, Việt Nam phải mở cửa thị trường trong nước, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế quan nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp. Loại bỏ thuế quan sẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào thị trường trong nước. Ở chiều ngược lại, các nước TPP khác cũng phải mở cửa cho nông sản Việt Nam thâm nhập bằng việc cắt giảm thuế tương ứng. Tuy nhiên, rất nhiều nước TPP đã có những hàng rào kỹ thuật bảo vệ hàng hóa của họ khá vững chắc, trong khi VN hầu như chưa có quy định chặt chẽ về vấn đề này, khiến hàng hóa nước ngoài dễ dàng thâm nhập thị trường VN mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Đơn cử như vấn đề TBT (hàng rào kỹ thuật thương mại) và SPS (biện pháp vệ sinh dịch tễ) rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận thị trường bởi dù thuế nhập khẩu vào có được cắt bỏ hết nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản VN. Những hàng rào này được cho là còn chứa đựng rủi ro hơn nhiều so với hàng rào thuế quan.
Trong khi đó, đàm phán TPP hầu như không giải quyết được vướng mắc này của VN vì các nội dung đàm phán không đề cập tới vấn đề hạn chế quyền ban hành các điều kiện SPS, TBT mới của các nước TPP. Và vì vậy các nước này vẫn được đơn phương đưa ra các điều kiện SPS, TBT mới hoặc điều chỉnh, từ đó ngăn chặn việc nhập khẩu của nông sản VN vào thị trường của họ.
Ba kiến nghị
Trong các nước tham gia TPP, ba nước có ảnh hưởng nhiều đến ngành nông nghiệp và thị trường nông sản là: Australia, New Zealand và Mỹ. Việt Nam đã có thỏa thuận mở cửa thị trường nông sản trong khuôn khổ FTA giữa ASEAN và hai nước Australia, New Zealand (AANZFTA). Theo FTA này, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường theo lộ trình nhất định (tùy thuộc từng dòng thuế) cho nông sản đến từ Australia và New Zealand.
Lộ trình mở cửa theo FTA này (mặc dù vẫn còn một số năm nữa mới tới hạn loại bỏ thuế hoàn toàn, tùy loại nông sản) thực sự là một thách thức đối với VN bởi đây là hai nước có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam...). Trong khi đó, khả năng tiếp cận thị trường hai nước này của nông sản VN hầu như không đáng kể do dung lượng thị trường nhỏ (dân số của cả nước chỉ khoảng 25 triệu người), các yêu cầu kỹ thuật (rào cản kỹ thuật) cao và khả năng cạnh tranh nội địa về nông sản của nước họ thuộc loại cao nhất trên thế giới. Do đó, ngay cả với AANZFTA đã ký, lợi ích đối với nông sản của nước ta hầu như không có, trong khi thách thức lại rất đáng kể. Vì vậy, việc đưa ra cam kết mở cửa thị trường nông sản trong TPP đối với hai đối tác này chỉ nên dừng lại ở mức bằng với mức đã cam kết trong AANZFTA để tránh làm trầm trọng hơn tình hình.
Còn với Mỹ, nước này có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo. Và với mức thuế suất hiện tại, Việt Nam cũng đang nhập khá nhiều các mặt hàng này từ Mỹ. Nếu mở cửa, nguy cơ sản phẩm tương tự của VN gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là rất lớn.
Vì vậy, Hội Lương thực – Thực phẩm TPHCM đề nghị các hình thức bảo hộ sau: 1- Bảo hộ bằng lộ trình thuế quan. Cần tận dụng triệt để cơ chế này cho những mặt hàng nông sản nhạy cảm, đặc biệt là chăn nuôi. 2- Bảo hộ bằng hạn ngạch thuế quan (cách thức bảo hộ này khả thi nhất nếu như biện pháp thuế quan không thể áp dụng được). 3- Bảo hộ bằng các biện pháp kỹ thuật (như TBT, SPS). Nhóm biện pháp này được thừa nhận trong WTO và được sử dụng rất phổ biến ở các nước đối tác TPP như Mỹ, Australia, New Zealand nhưng lại rất khó thực hiện trong bối cảnh cụ thể của VN. Do đó, phương án tốt hơn cả trong quá trình đàm phán TPP, là đề nghị các nước đối tác phát triển trong TPP có cam kết hỗ trợ kỹ thuật theo các hình thức cụ thể, khả thi và hiệu quả để thực hiện các biện pháp này.
Theo cam kết TPP, Việt Nam phải mở cửa thị trường trong nước, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế quan nhập khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp. Loại bỏ thuế quan sẽ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt khi hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt vào thị trường trong nước. Ở chiều ngược lại, các nước TPP khác cũng phải mở cửa cho nông sản Việt Nam thâm nhập bằng việc cắt giảm thuế tương ứng. Tuy nhiên, rất nhiều nước TPP đã có những hàng rào kỹ thuật bảo vệ hàng hóa của họ khá vững chắc, trong khi VN hầu như chưa có quy định chặt chẽ về vấn đề này, khiến hàng hóa nước ngoài dễ dàng thâm nhập thị trường VN mà không gặp phải bất kỳ trở ngại nào.
Đơn cử như vấn đề TBT (hàng rào kỹ thuật thương mại) và SPS (biện pháp vệ sinh dịch tễ) rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận thị trường bởi dù thuế nhập khẩu vào có được cắt bỏ hết nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản VN. Những hàng rào này được cho là còn chứa đựng rủi ro hơn nhiều so với hàng rào thuế quan.
Trong khi đó, đàm phán TPP hầu như không giải quyết được vướng mắc này của VN vì các nội dung đàm phán không đề cập tới vấn đề hạn chế quyền ban hành các điều kiện SPS, TBT mới của các nước TPP. Và vì vậy các nước này vẫn được đơn phương đưa ra các điều kiện SPS, TBT mới hoặc điều chỉnh, từ đó ngăn chặn việc nhập khẩu của nông sản VN vào thị trường của họ.
Ba kiến nghị
Trong các nước tham gia TPP, ba nước có ảnh hưởng nhiều đến ngành nông nghiệp và thị trường nông sản là: Australia, New Zealand và Mỹ. Việt Nam đã có thỏa thuận mở cửa thị trường nông sản trong khuôn khổ FTA giữa ASEAN và hai nước Australia, New Zealand (AANZFTA). Theo FTA này, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường theo lộ trình nhất định (tùy thuộc từng dòng thuế) cho nông sản đến từ Australia và New Zealand.
Lộ trình mở cửa theo FTA này (mặc dù vẫn còn một số năm nữa mới tới hạn loại bỏ thuế hoàn toàn, tùy loại nông sản) thực sự là một thách thức đối với VN bởi đây là hai nước có năng lực cạnh tranh vào hàng cao nhất thế giới ở các sản phẩm ngành chăn nuôi bò (thịt bò, sữa), quả ôn đới (táo, cam...). Trong khi đó, khả năng tiếp cận thị trường hai nước này của nông sản VN hầu như không đáng kể do dung lượng thị trường nhỏ (dân số của cả nước chỉ khoảng 25 triệu người), các yêu cầu kỹ thuật (rào cản kỹ thuật) cao và khả năng cạnh tranh nội địa về nông sản của nước họ thuộc loại cao nhất trên thế giới. Do đó, ngay cả với AANZFTA đã ký, lợi ích đối với nông sản của nước ta hầu như không có, trong khi thách thức lại rất đáng kể. Vì vậy, việc đưa ra cam kết mở cửa thị trường nông sản trong TPP đối với hai đối tác này chỉ nên dừng lại ở mức bằng với mức đã cam kết trong AANZFTA để tránh làm trầm trọng hơn tình hình.
Còn với Mỹ, nước này có thế mạnh trong các sản phẩm như sữa, thịt bò, thịt gia cầm, thịt heo. Và với mức thuế suất hiện tại, Việt Nam cũng đang nhập khá nhiều các mặt hàng này từ Mỹ. Nếu mở cửa, nguy cơ sản phẩm tương tự của VN gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là rất lớn.
Vì vậy, Hội Lương thực – Thực phẩm TPHCM đề nghị các hình thức bảo hộ sau: 1- Bảo hộ bằng lộ trình thuế quan. Cần tận dụng triệt để cơ chế này cho những mặt hàng nông sản nhạy cảm, đặc biệt là chăn nuôi. 2- Bảo hộ bằng hạn ngạch thuế quan (cách thức bảo hộ này khả thi nhất nếu như biện pháp thuế quan không thể áp dụng được). 3- Bảo hộ bằng các biện pháp kỹ thuật (như TBT, SPS). Nhóm biện pháp này được thừa nhận trong WTO và được sử dụng rất phổ biến ở các nước đối tác TPP như Mỹ, Australia, New Zealand nhưng lại rất khó thực hiện trong bối cảnh cụ thể của VN. Do đó, phương án tốt hơn cả trong quá trình đàm phán TPP, là đề nghị các nước đối tác phát triển trong TPP có cam kết hỗ trợ kỹ thuật theo các hình thức cụ thể, khả thi và hiệu quả để thực hiện các biện pháp này.
Nhận xét
Đăng nhận xét