Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2019

3 NÚT THẮT LỚN GIAO THÔNG MIỀN TÂY CẦN THÁO GỠ

TS TRẦN HỮU HIỆP Pháp luật TPHCM, Thứ Hai, ngày 25/3/2019 - 06:55 (PL)- Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận trải qua 10 năm, hai lần khởi công, nhiều lần khởi động rồi ngưng thi công, nay vẫn chưa xong.   Vì vậy, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định sử dụng vốn ngân sách giải cứu công trình trọng điểm này, yêu cầu hoàn thành vào cuối năm 2020 đã thắp lên hy vọng cho người dân đồng bằng. TIN LIÊN QUAN §    Tiền Giang chính thức nhận cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận §    Thay nhà đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận §    ‘Giải cứu’ dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận §    Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận coi chừng lỡ hẹn Nhưng đây chỉ là một trong nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ bằng giải pháp khả thi và quyết tâm mạnh mẽ. Bởi hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá của vùng ĐBSCL, thời gian qua được quan tâm đầu tư tạo diện mạo mới. Nhưng nhìn tổng thể, trước yêu cầu phát triển thì “giao thông đi trước mở đường” của vùng này vẫn đang vướng các điểm n

Tăng sản lượng thì bán cho ai?

Trung Chánh Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thứ Ba,  19/3/2019, 14:25  (TBKTSG) - TBKTSG số ra ngày 28-2 đã có bài  Phải tăng sản lượng để... hạ giá cá tra xuống? , trong đó nêu đề xuất tăng sản lượng, giảm giá bán nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành cá tra Việt Nam trong bối cảnh các nước đang “rục rịch” đẩy mạnh nuôi. Thế nhưng, tăng sản lượng thì dễ, tìm người mua mới khó. Một số chuyên gia trong ngành tiếp tục nêu ý kiến về vấn đề này. Tăng sản lượng để nâng sức cạnh tranh cho cá tra Vì sao giá cá tra lao dốc mạnh? Tăng sản lượng để giảm giá bán chưa chắc đã là giải pháp khả thi để tăng sức cạnh tranh cho cá tra. Trong ảnh, người dân cho cá tra ăn. Ảnh: Trung Chánh Tăng sản lượng hay chú trọng cung - cầu? Trước sức hấp dẫn quá lớn về giá bán (giá cá nguyên liệu năm 2018 có lúc đạt 36.000 đồng/ki lô gam và lợi nhuận đạt 6.000-10.000 đồng/ki lô gam) mà ngành cá tra Việt Nam đã đạt được trong hai năm 2017-2018, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ c

Bớt chỉ đạo, tăng kiến tạo

TS. Trần Hữu Hiệp SGGP Thứ Tư, 6/3/2019 06:24 Sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành trung ương và địa phương đã tác động tích cực đẩy giá lúa nhích lên trong tuần qua. Việc tổ chức mua dự trữ quốc gia năm 2019 với số lượng 80.000 tấn lúa và 200.000 tấn gạo, mua 100.000 tấn gạo tiếp theo để thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định hiện hành; khơi thông các kênh vốn tín dụng cho doanh nghiệp, thực hiện sớm kế hoạch xuất khẩu cho Philippines 200.000 tấn gạo và các doanh nghiệp Trung Quốc 100.000 tấn gạo; đồng thời đẩy mạnh đầu ra xuất khẩu gạo ở các thị trường khác… đều cần sự chỉ đạo, phối hợp hiệu quả, cần “bàn tay hữu hình” của Nhà nước. Vậy tại sao phải bớt chỉ đạo, tăng kiến tạo? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, các biện pháp này là biện pháp thị trường bình thường, chứ không phải phi thị trường. Nhà nước không can thiệp vào thị trường để bảo đảm hoạt động thị trường bình thường, theo quy luật giá trị. Con đường phát triển của lúa gạo là phải

Kinh tế biển ĐBSCL: Lợi thế tĩnh và động vẫn còn... “tĩnh”

Trần Hữu Hiệp TheLEADER , 19/07/2017 ĐBSCL là một trong số ít vùng trên thế giới có lợi thế đặc biệt về sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế biển, một trung tâm sản xuất hàng hóa lớn trong chuỗi cung ứng nông sản toàn cầu. Cảng Dương Đông, Phú Quốc Vị thế địa - kinh tế - chiến lược chưa được chú trọng Về phát triển kinh tế biển, vùng ĐBSCL có 2 lợi thế quan trọng. Thứ nhất là tiềm năng tự nhiên (lợi thế tĩnh) với bờ biển dài chiếm 23% bờ biển cả nước, diện tích lãnh hải thuộc chủ quyền rộng, tài nguyên, nguồn lợi tự nhiên phong phú, đa dạng (thủy sản, khoáng sản, dầu khí, cảnh quan biển, đảo…). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích gần 40 nghìn km2, dân số khoảng 18 triệu người, có hơn 340km đường biên giới trên bộ giáp Campuchia, là khu vực duy nhất của cả nước tiếp giáp biển Đông và biển Tây với bờ biển dài 750km, chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước; hơn 360 ngàn km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo, đặc biệt là đảo Phú Quốc

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

This entry was posted on Tháng Tám 29, 2016, in   Lịch sử Việt Nam   and tagged   miền nam ,   Nam Bộ . Bookmark the   permalink . 4 phản hồi Hồ Đình Vũ   Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?   Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ của Bùi Đức Tịnh, với mục đích chia sẻ những hiểu biết của các tiền bối về tên gọi một số địa phương trên quê hương mình.   Xin mời các bạn cùng tham khảo và đóng góp ý kiến từ các nguồn tài liệu khác – để đề tài này được đầy đủ và phong phú hơn.   1 Tên do địa hình, địa thế:   Bắt đầu bằng một câu hát dân gian ở vùng Ba Tri, tỉnh Bến Tre:   “Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về bưng ăn cá, về giồng ăn dưa…”