Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thời luận

Mong manh

TBKTSG, Chủ Nhật,  7/2/2016 Huỳnh Kim (TBKTSG Xuân) - Bạn nhắn tin nói sắp nghỉ hưu rồi, hãy chia sẻ những lo âu, háo hức khi bước qua tuổi sáu mươi, những suy nghĩ về cuộc đời, chuẩn bị cho một cuộc sống khác của mình... 1. Tuổi hai mươi, một ngày cuối tháng 11-1976, tạm biệt Sài Gòn, tôi nhập ngũ. Bài thơ đầu tiên viết về mẹ mong manh hiện thực, tôi ghi vào nhật ký: Sanh con ra. Có bao giờ mẹ mong con trở thành người lính. Đi vào những cuộc chiến tranh. Nhưng khi con khấp khởi trưởng thành. Mẹ lại bùi ngùi động viên con nhập ngũ. Biên giới Tây Nam đất nước. Rục rịch chiến tranh. Những năm sau 1980, buổi dấn thân của thời trai trẻ, đất nước điêu linh hai đầu đánh giặc, có những giá trị cuộc sống đảo lộn. Tôi chép vào sổ tay bài thơ Trượt giá: Đồng tiền mất giá trượt dài như hòn đá lăn ào xuống vực. Trớ trêu là đá lao xuống còn tiền lại lao lên. Khái niệm “trượt” ta quen dùng như một trò chơi chữ độc ác thông minh. Chiều qua phà Cần Thơ anh lại nghe người ăn xin mù hát buồ

Tự do và chủ nghĩa xã hội

VŨ NGỌC HOÀNG Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Thanh Niên Online, ngày  18/01/2016   Khi nào và ở đâu mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu XHCN. Quyền được thông tin Cần làm rõ 'quyền tự do báo chí của công dân'! Người Pháp cân nhắc lại tự do ngôn luận 1. Các nhà tư tưởng, triết học đã bàn về tư do cách đây 500 năm, và từ đó đến nay liên tục bổ sung, hoàn thiện. Tự do là phạm trù thuộc về và gắn liền với cuộc sống xã hội của con người. Tự mình lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, đó là tự do, cũng chính là cuộc sống, đang sống, không phải đã chết. Sự tự do của con người là một tất yếu, đương nhiên, vốn có, do tạo hóa ban tặng, từ khi con người được sinh ra, nó là bất khả xâm phạm. Tự do và bình đẳng là cặp đôi cùng tồn tại. Khôn

Ai làm nên tên tuổi một tờ báo?

TBKTSG, Thứ Hai,  28/9/2015, 14:56 (GMT+7) Nguyễn Vạn Phú Nhắc nhở này là nhắm tới các hiểu nhầm mà các phóng viên trẻ thường mắc phải nếu như phóng viên không biết hay quên đi chính độc giả, chính lực lượng người đọc đông đảo của tờ báo là sức mạnh nội tại, tạo nên một trọng lượng, một tầm cỡ, một mức ảnh hưởng cho một tờ báo. Người phóng viên không là gì cả nếu anh chỉ biết có anh; còn ngược lại, khi anh nhận sự tin cậy, giao phó của độc giả để truy tìm thông tin, anh không còn chỉ là một con người cụ thể mà anh là đại diện cho cả triệu người đọc khác. (TBKTSG Online) - Một câu hỏi những người làm báo lâu năm thường đem ra để "truy bài" các phóng viên mới vào nghề: Dựa vào đâu để một tờ báo xây dựng sức mạnh cho mình? Hay nói cách khác, ai làm nên tên tuổi, uy tín và trọng lượng một tờ báo? Chính vì thế một người bạn không ở trong ngành báo, sau khi đọc  tin về đề án quy hoạch báo chí  mới gọi điện nói: "Tôi thấy đề án ghi rất chi tiết, nào là cơ quan này

​Trả lại tôi người cha biết yêu thương

Báo Tuổi Trẻ, 07/04/2015 09:01 GMT+7 Vài lời: S áng ngày 7-4, ngay sau khi báo Tuổi Trẻ phát hành, chú Quản Trọng Công, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đã nghỉ hưu điện thoại cho tôi bảo nên xem bài viết này. Cám ơn bạn T.T.P, sinh viên Trường ĐH Y dược Cần Thơ có nhắc đến bài "Dân ta uống bia nhiều hon ăn cơm của tôi đăng trên Tuổi Trẻ hôm trước. Tôi cũng có người ba và là ba của 2 đứa con gái. Tôi biết uống rượu bia, tửu lượng cũng rất khá, trong khi ba tôi không biết uống, chỉ đơn giản vì ông không uống được. Ba tôi đã gần 80, sợ khó tiêu hóa, tôi mua rượu ngâm thuốn để mỗi tối uống có thể uống một ly nhỏ, trợ tiêu, nhưng ông cũng ít dùng thường xuyên, bù lại, hàng ngày vẫn ra vườn, ra ruộng lao động chân tay, có miếng ăn ngon thường gọi cả đám con cháu quây quần thưởng thức. Nhớ ông nội tôi xưa, tuổi 83 vẫn ra vườn cầm phảng phát cỏ, mỗi bữa ăn, uống 1 ly nhỏ rượu gạo, sức khỏe cường tráng.  Tôi nghĩ, bản thân rượu, bia không có tội. Chỉ có con người lạm d

Học văn để làm gì?

Blog' NVP Nguyễn Vạn Phú Phải công nhận Bộ Giáo dục & Đào tạo rất tài tình; chỉ bằng một động tác thay đổi cách tuyển sinh đại học là bộ này bắt cả xã hội phải thao thức với câu hỏi muôn đời: Học văn để làm gì? Với ngành y tế thì câu trả lời dường như có sẵn: Dùng môn văn xét tuyển ngành y? Lý do được người đứng đầu ngành y tế lý giải rất gọn: “Tôi phải nói thật là môn văn rất cần. Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo mà ngữ pháp sai rất nhiều, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không tốt được” (Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến). Bà Tiến nói quá chính xác và đó cũng có thể là lý do để hàng ngàn ngành nghề khác đòi hỏi người dự tuyển cần giỏi văn bởi không chỉ riêng bác sĩ, y tá cần viết đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả mà hàng ngàn ngành nghề khác cũng cần. Nói đâu xa, ngay cả Mark Zuckerberg mà có quyền ở Việt Nam, ắt anh ta sẽ yêu cầu người nào muốn tham gia cái mạng Facebook do anh điều hành phải viết s

Đương chức: ký duyệt dự án, về hưu: làm cho dự án!

TT - Không có nước nào chấp nhận chuyện một quan chức hôm trước cấp phép cho một dự án rồi hôm sau về hưu đi làm cho dự án này trong cương vị điều hành cả.  Các đơn vị thi công phần mái ở cửa phía bắc đường hầm chính qua đèo Cả - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ. NGUYỄN VẠN PHÚ Ở nhiều nước, một người có chuyên môn cao có thể dễ dàng chuyển đổi công việc từ khu vực kinh tế tư nhân qua làm quan chức nhà nước hay ngược lại từ vị trí một quan chức, từ nhiệm rồi làm cho doanh nghiệp.  Hoàn toàn là chuyện bình thường khi ngoại trưởng Mỹ về hưu và trở lại nghề dạy học, hay tổng giám đốc một tập đoàn lớn tạm thời nghỉ kinh doanh đi làm thị trưởng một thành phố lớn. Thế nhưng không có nước nào chấp nhận chuyện một quan chức hôm trước cấp phép cho một dự án rồi hôm sau về hưu đi làm cho dự án này trong cương vị điều hành cả. Báo Tuổi Trẻ ngày 19/09/2014 Cái đó người ta gọi là một trong những dạng “xung đột lợi ích” phải tránh. Nước nào cũng ra những điều luật, quy định hay quy tắc ứng

Thay đổi cách tính lương hưu - người lao động có thua thiệt?

SGGP, Thứ hai, 16/06/2014, 01:44 (GMT+7) Hôm nay, 16-6, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Trước nguy cơ vỡ quỹ BHXH, Chính phủ phải đưa ra nhiều điểm sửa luật như đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, thay đổi mức đóng, mức hưởng BHXH, nhưng nhiều ý kiến lại phản đối. Có phải từ 1-1-2018, người lao động (NLĐ) sẽ đóng BHXH nhiều hơn và hưởng lương hưu ít đi? Phóng viên Báo SGGP trao đổi với bà TRƯƠNG THỊ MAI (ảnh), Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề của xã hội của Quốc hội để làm rõ điều này. * PHÓNG VIÊN:  Thưa bà, lần sửa luật này điểm mới mấu chốt là gì? * Bà TRƯƠNG THỊ MAI:  Luật BHXH lần này có rất nhiều chỉnh sửa chính sách quan trọng. Đầu tiên là sửa đổi công thức tính lương hưu. Việt Nam chúng ta đã đi qua chặng đường dài với các công thức tính lương hưu khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh nhưng đều chưa tiếp cận được xu thế tiến bộ của thế giới. Người trước năm 1995 thì hưởng lương hưu bằng mức bình quân của 5 năm cuối cùng; từ năm 1995 đến năm 2000