Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2015

“Thế giới sông nước Mê Kông”

Trần Hữu Hiệp Báo Lao Động, ngày 26/06/2015 “Tuần lễ Du lịch (DL) xanh ĐBSCL” diễn ra tại TP.Cần Thơ từ ngày 27.6 - 3.7 được kỳ vọng đưa du khách vào miền kỳ thú của “Thế giới sông nước Mê Kông”… · Đồng bằng sông Cửu Long đâu chỉ có miệt vườn, sông nước · Nhộn nhịp chợ quê miền sông nước ngày cuối năm · “Tuần lễ Du lịch xanh ĐBSCL” năm 2015: Góp phần tạo đà cho kinh tế phát triển Con đường lúa gạo miền Hậu Giang. Ảnh: T.H.H Sắc xanh đồng bằng sông nước Chảy qua 6 nước, sông Mê Kông vào ĐBSCL với 2 dòng chính: Sông Tiền, sông Hậu; mang theo những giá trị kinh tế, lịch sử, văn hóa và môi trường hấp dẫn. Các khu Ramsar vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) và Mũi Cà Mau, Phú Quốc; nét đẹp tự nhiên, sinh thái đa dạng của Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, lung Ngọc Hoàng, rừng tràm, rừng đước U Minh; một phần biển đảo đặc thù có một không hai của đất nước - nơi vừa tiếp giáp biển Đông, nối liền biển Tây. DL miền Tây Nam Bộ làm say lòng du khách với đặc

Nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long: Thua vì tụt hậu

Kỳ 2: Chính sách nhiều nhưng khó thực thi (LĐ) - Số 141, ngày 23/06/2015 Suốt một thời gian dài, dù có nhiều chính sách, chiến lược được đưa ra để đổi mới và phát triển nông nghiệp ĐBSCL, nhưng chuyện thực thi lại đang trên đà “ngoắc ngoải”. ·          Kỳ 1: Cơ khí nông nghiệp... chết yểu ·          Dân oán thán vì hoá đơn tiền điện tăng vọt “Điểm nghẽn” sau thu hoạch Hiện nay, Việt Nam vẫn chủ yếu bán gạo ra thị trường, trong khi có những sản phẩm sau gạo có thể làm tăng giá trị lại chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mức. Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - cho biết: Trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ KHKT, ĐBSCL có những bước tiến đáng kể trong sử dụng giống tốt, quy trình canh tác, gieo sạ. Tuy nhiên, vấn đề xử lý sau thu hoạch đến nay lại là một “điểm tối”. “Chúng ta đang thiếu đầu tư những tiến bộ KHCN, bao gồm công nghệ và thương hiệu của sẩn phẩm. Việc này nông dân không thể tự làm, mà rất cần sự hỗ trợ từ nhiều

Today is Father day!

  Hôm nay 21 tháng 6 ngày báo chí VN cũng là Father' s day - Ngày của cha. Mình không đồnng ý lắm với chữ Việt hóa này, đúng hơn phải gọi là ngày của con dành cho cha thì đúng hơn. Tiếc thuở xưa nhà nghèo, đối với gia đình miền quê như nhà mình, chụp hình là xa xỉ, mà cũng chẳng có máy chụp hình, thợ chụp hình đâu mà chụp. Cả huyện quê mình chỉ có 1 tiệm chụp ảnh, dành dụm tiền bấy lâu mới có thể đi chụp hình, chờ cả tuần ra nhận, những tấm ảnh trắng đen qúy vô cùng. Nhớ được đâu một vài tấm hình chụp chung với gia đình, nhưng lâu rồi, không còn giữ được, nên mình cũng không có hình chụp chung với ba hồi nhỏ.   Father' s day. Post mấy tấm hình của ông bà cụ cách đây 5 năm và 2 cô con gái: Đền Hạ, Đền Hùng, Phú Thọ Với cô con gái đầu lòng trên đỉnh Hải Vân năm 2004 hồi chưa có đường hầm chui Thơ ngây Tập làm quen con chữ Thơ ngây Ông ơi ăn gì mà bụng ông to thế? Thi nhau ai mạnh hơn! Con cháu nhà vườn

Gạo Việt - đường nào đến “thương hiệu hàng đầu thế giới”?

Trần Hữu Hiệp  Thời báo KTSG, thứ Bảy, 13/6/2015, 22:00 (GMT+7) (TBKTSG) - Chính phủ vừa phê duyệt đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng và an toàn thực phẩm.  Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa. Nền văn minh lúa nước của Việt Nam có bề dày mấy ngàn năm lịch sử. Kỳ tích của hạt gạo Việt qua 30 năm đổi mới đã đưa nước ta từ một quốc gia thiếu đói ở thập niên 80 thế kỷ trước nhanh chóng vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu gạo.  Nhưng một nghịch lý tồn tại nhiều năm nay là gạo Việt “chưa có tên” trên bản đồ thế giới, chính xác hơn là “chưa có thương hiệu” trên thị trường lúa gạo toàn cầu. Nhiều mặt hàng gạo xuất khẩu chỉ mang tên gọi chung vô cảm là gạo 5%, 25% tấm hoặc phải “mặc áo” các loại gạo nước ngoài. Định danh gạo Việt, nâng cao giá trị thương hiệu lúa gạo không chỉ cần thiết mà còn rất bức xúc trong bối cảnh cạnh

Thư viện VideoClip: THỦY SẢN ĐBSCL TRƯỚC CƠ HỘI FTA

Khi nông dân cầm sổ đỏ: Hiến kế giải cơn khát vốn

Báo Nông  nghiệp Việt Nam, ngày 28/05/2015 Nhiều hộ nông dân  ở ĐBSCL đã thế chấp “sổ đỏ” ngân hàng hoặc cầm cố để vay vốn làm ăn. Từ đó xảy ra nhiều chuyện bi hài... Thông qua các chương trình khảo sát, nghiên cứu KT-XH nông thôn vùng ĐBSCL, ông Trần Hữu Hiệp (ảnh), Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này. Hiện mạng lưới ngân hàng thương mại “phủ sóng” khắp vùng miền và quan hệ khá thân thiết với nông dân. Nhiều bà con đã “cắm” sổ đỏ ở ngân hàng, nợ nần liên miên, ông nghĩ sao? Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là nhu cầu hết sức bức thiết. Thời gian qua, ngành ngân hàng đã có nhiều nỗ lực đáp ứng nhưng kết quả còn nhiều hạn chế.  Việc nông dân ĐBSCL cắm sổ đỏ chỉ là một trong những chỉ dấu cho thấy cơn khát vốn và điểm nghẽn tín dụng của khu vực này. Có thời điểm, ngân hàng không thiếu vốn, nhưng nhiều nông hộ khó tiếp cận vốn vay. Gánh nặng của nông dân còn phải chịu từ “kênh tín dụng không chính thức”. Để có vốn SX họ