Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Ký ức Miền Tây

Ký ức tuổi thơ với những trò chơi con trẻ ngày xưa

VnExPress,  10-02-2014 Trồng nụ trồng hoa, đánh chuyền, súng thụt…  Những bức ảnh gợi nhớ về tuổi thơ thiếu thốn nhưng không thiếu trò chơi. hầu như biến mất khiến nhiều người lớn tiếc nuối. 2-5 bé gái ngồi vòng tròn với 10 que tre nhỏ và một quả cà chơi trò đánh chuyền. Mỗi bé gái 7-8 tuổi thời đó đều thuộc làu bài ca   Một mốt, một mai, con trai, con hến… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề…   Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay, chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và tiếp tục hát Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột… Trò chơi con quay của các bé trai. Trò đánh sỏi là niềm ưa thích của con gái mỗi giờ ra chơi. Bắn bi luôn là trò cuốn hút tất cả con trai khi còn thơ bé. Trò chơi giúp vận động, quan sát tốt với chiến lợi phẩm là những viên bi vừa bắn trúng của đối phương. Cánh diều tuổi thơ ngày xưa thường được làm từ khung tre, dán giấy vở học s

Bâng khuâng nhớ chiếc khăn rằn!

Dân Việt   - Trên Dân Việt gần đây đăng bài viết của tác giả Út Tẻo: Thân thương chiếc áo bà ba, đọc qua tôi chạnh nghĩ, áo bà ba mà không có chiếc khăn rằn thì … vô lý quá. >> Mang quê hương về theo sắc áo >> Sắc áo bà ba… thắm đượm hồn quê >> Thân thương chiếc áo bà ba Ai đó, một lần đến vùng đất Cửu Long Giang chắc đã nghe câu hò ngọt lịm: " Hò … ơ … Trai nào bãnh bằng trai trai Nhơn Ái/ Đầu thì hớt chảy tóc tém bảy ba. Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ/ Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ. Nên muốn cùng ai thố lộ đôi lời/ Cấy cày cực lắm em ơi. Theo anh về vườn ăn trái Hò … ơ … theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no ". Khăn rằn trong sinh hoạt của người dân Nam bộ. Khi đi thực tế ở vùng Sóc Trăng – Hậu Giang, chúng tôi được các bậc cao niên cho biết chiếc khăn rằn, nguyên thủy là của dân tộc Khmer, ở miền Tây Nam Bộ, rồi trong quá trình cộng cư mà đến với các dân tộc khác. Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi