Dân Việt - Trên Dân Việt gần đây đăng bài viết của tác giả Út Tẻo: Thân thương chiếc áo bà ba, đọc qua tôi chạnh nghĩ, áo bà ba mà không có chiếc khăn rằn thì … vô lý quá.
Ai đó, một lần đến vùng đất Cửu Long Giang chắc đã nghe câu hò ngọt lịm:
"Hò … ơ … Trai nào bãnh bằng trai trai Nhơn Ái/ Đầu thì hớt chảy tóc tém bảy ba.
Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ/ Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ.
Nên muốn cùng ai thố lộ đôi lời/ Cấy cày cực lắm em ơi.
Theo anh về vườn ăn trái Hò … ơ … theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no".
Khi đi thực tế ở vùng Sóc Trăng – Hậu Giang, chúng tôi được các bậc cao niên cho biết chiếc khăn rằn, nguyên thủy là của dân tộc Khmer, ở miền Tây Nam Bộ, rồi trong quá trình cộng cư mà đến với các dân tộc khác. Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi người, như là một biểu tượng cho người phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long cần cù, đáng yêu.
Chiếc khăn rằn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng, đỏ và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và có lẽ các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn. Chiếc khăn rằn có chiều dài khoảng hơn thước tây, chiều ngang chừng năm sau tấc, không cầu kỳ, sặc sỡ mà bình dị, đơn giản.
Người Khmer khi lên chùa lễ Phật hoặc khi tham gia các buổi cầu kinh do sư sãi khấn nguyện đều mặc áo bà ba, vai phải vắt chiếc khăn rằn xếp lại, ngồi xép chè he, chấp tay trước ngực một cách thành kính.
Đối với người Việt ở vùng Nam bộ, mỗi khi ra đồng, chiếc khăn rằn được quấn ngang eo ếch (ngang thắt lưng) hoặc vấn trên trán hất ngược lên để khi cày cấy hay gặt hái, mồ hôi đổ tuôn không rơi xuống mắt. Các mẹ, các chị không vấn mà quàng khăn vào cổ, hai tà để phía trước ngực áo dùng để lau mồ hôi.
Đôi khi hai đầu khăn được buông xuôi xuống phía trước, đi với bộ quần áo bà ba làm nên nét đặc trưng rất duyên của cư dân miền quê sông nước Nam Bộ. Khi tắm, khăn giúp người ta lau khô, khăn lại giúp che chắn phần cơ thể khi cần thiết.
Thời chống Mỹ cứu nước, đội quân tóc dài với chiếc áo bà ba và cái khăn rằn đã bao bao phen gây khiếp đảm cho kẻ thù với vũ khí trang bị tận răng. Khăn rằn đã trwor thành nét đặc trưng của người con gái quê hương Bến Tre đồng khởi:
"Thấy bóng khăn rằn, anh biết là em đó/ Màu khăn Đồng khởi của phụ nữ Bến Tre" – Ca dao
Sau buổi nhổ mạ, phát cỏ ngoài đồng, những tốp nam nữ ngồi nghỉ ngơi dưới gốc bần, gốc mù u, trâm bầu, lấy chiếc khăn rằn ra lau mồ hôi, gió thổi mát ru những điệu hò ngân nga trải dài và lan tỏa trong không gian mênh mông của đồng nội:
"Cây bần gie, cây bần liệt, diệc đậu cây chanh/ Ai đi thấp thoáng giống dạng người nghĩa mình
Khăn rằn, nón lá, quay mặt lại em nhìn/ Phải duyên em kết, phải tình em theo".
Ngày nay, khi kinh tế thị trường đã phát triển manh mẽ, nhiều nét văn hóa xưa, trong đó có quan niệm về trang phục cũng đã đổi thay ít nhiều. Chiếc khăn rằn cũng đang dần vắng bóng. Hình bóng duyên dáng của nó cùng với áo bà ba đã gần như làm xong vai trò của một thời.
Song, đối với nhiều người thì chiếc khăn rằn Nam bộ trước sau vẫn mãi là một hình ảnh đẹp, một biểu trưng cho sự duyên dáng của những cô gái cũng như những tấm lòng chân tình, nồng hậu của con người đất phương Nam.
"Bước lên xe đầu đội khăn rằn/ Nói năng đúng điệu, tảo tần bán buôn" – Ca dao.
"Hò … ơ … Trai nào bãnh bằng trai trai Nhơn Ái/ Đầu thì hớt chảy tóc tém bảy ba.
Mặc áo bà ba khăn rằn choàng cổ/ Thấy cô em gái Ba Xuyên ngồ ngộ.
Nên muốn cùng ai thố lộ đôi lời/ Cấy cày cực lắm em ơi.
Theo anh về vườn ăn trái Hò … ơ … theo anh về vườn ăn trái một đời ấm no".
Khăn rằn trong sinh hoạt của người dân Nam bộ.
Khi đi thực tế ở vùng Sóc Trăng – Hậu Giang, chúng tôi được các bậc cao niên cho biết chiếc khăn rằn, nguyên thủy là của dân tộc Khmer, ở miền Tây Nam Bộ, rồi trong quá trình cộng cư mà đến với các dân tộc khác. Chiếc khăn rằn cùng chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh gần gũi với mọi người, như là một biểu tượng cho người phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long cần cù, đáng yêu.
Chiếc khăn rằn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng, đỏ và trắng. Hai màu này đan chéo nhau, tạo thành ô vuông nhỏ, trải dài khắp mặt khăn và có lẽ các lằn ngang dọc ấy là gốc gác của tên gọi khăn rằn. Chiếc khăn rằn có chiều dài khoảng hơn thước tây, chiều ngang chừng năm sau tấc, không cầu kỳ, sặc sỡ mà bình dị, đơn giản.
Người Khmer khi lên chùa lễ Phật hoặc khi tham gia các buổi cầu kinh do sư sãi khấn nguyện đều mặc áo bà ba, vai phải vắt chiếc khăn rằn xếp lại, ngồi xép chè he, chấp tay trước ngực một cách thành kính.
Khăn rằn trong đời sống lao động của người dân.
Đối với người Việt ở vùng Nam bộ, mỗi khi ra đồng, chiếc khăn rằn được quấn ngang eo ếch (ngang thắt lưng) hoặc vấn trên trán hất ngược lên để khi cày cấy hay gặt hái, mồ hôi đổ tuôn không rơi xuống mắt. Các mẹ, các chị không vấn mà quàng khăn vào cổ, hai tà để phía trước ngực áo dùng để lau mồ hôi.
Khăn rằn được vấn trên trán hất ngược lên.
Khăn rằn dùng để quấn ngang lưng.
Thời chống Mỹ cứu nước, đội quân tóc dài với chiếc áo bà ba và cái khăn rằn đã bao bao phen gây khiếp đảm cho kẻ thù với vũ khí trang bị tận răng. Khăn rằn đã trwor thành nét đặc trưng của người con gái quê hương Bến Tre đồng khởi:
"Thấy bóng khăn rằn, anh biết là em đó/ Màu khăn Đồng khởi của phụ nữ Bến Tre" – Ca dao
Sau buổi nhổ mạ, phát cỏ ngoài đồng, những tốp nam nữ ngồi nghỉ ngơi dưới gốc bần, gốc mù u, trâm bầu, lấy chiếc khăn rằn ra lau mồ hôi, gió thổi mát ru những điệu hò ngân nga trải dài và lan tỏa trong không gian mênh mông của đồng nội:
"Cây bần gie, cây bần liệt, diệc đậu cây chanh/ Ai đi thấp thoáng giống dạng người nghĩa mình
Khăn rằn, nón lá, quay mặt lại em nhìn/ Phải duyên em kết, phải tình em theo".
Khăn rằn đỏ - trắng.
Ngày nay, khi kinh tế thị trường đã phát triển manh mẽ, nhiều nét văn hóa xưa, trong đó có quan niệm về trang phục cũng đã đổi thay ít nhiều. Chiếc khăn rằn cũng đang dần vắng bóng. Hình bóng duyên dáng của nó cùng với áo bà ba đã gần như làm xong vai trò của một thời.
Song, đối với nhiều người thì chiếc khăn rằn Nam bộ trước sau vẫn mãi là một hình ảnh đẹp, một biểu trưng cho sự duyên dáng của những cô gái cũng như những tấm lòng chân tình, nồng hậu của con người đất phương Nam.
"Bước lên xe đầu đội khăn rằn/ Nói năng đúng điệu, tảo tần bán buôn" – Ca dao.
Hai Miệt Vườn
Nhận xét
Đăng nhận xét