Trần Hiệp
Thủy
Chợ quê ở miền Tây Nam Bộ vừa đa dạng, vừa độc đáo không kém
gì “36 phố phường” của Hà Nội xưa.
Theo lý giải
của nhà Nam Bộ học Sơn Nam, thì quá trình mở mang bờ cỏi, mỗi giai đoạn phát
triển của vùng đất phương Nam đánh dấu một giai đoạn văn minh. Cùng với văn
minh miệt vườn, văn minh kinh xáng, có văn minh chợ quê.
Chợ nổi thì
ai cũng biết, nổi tiếng là chợ nổi Cái Răng, Phong Điền trên đất Tây Đô, chợ
nổi Trà Ôn (Vĩnh Long), Cái Bè (Tiền Giang). Lâu đời và nổi tiếng nhất vẫn là
chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), một phần được quảng bá bởi bài ca “Tình anh bán
chiếu” của ông vua bài vọng cổ Viễn Châu và danh ca Út Trà Ôn. Người trong Nam,
ngoài Bắc hầu như đều thuộc ít nhất mấy vài câu vọng cổ hay có thể à ơ mấy đoạn
của bài hát này. Chợ nổi còn là nơi dân tài tử - cũng là người mua, kẻ bán –
trổ tài ca hát.
Chợ nổi miền Tây |
Vùng cuối đất thì có chợ trôi Năm Căn (Cà Mau); Đồng Tháp thì có chợ cá đồng,
chợ rắn, chợ chuột Tháp Mười; vùng Thất Sơn thì có chợ trâu, bò Tà Ngáo (Tịnh
Biên, An Giang). Miệt Hậu Giang thì nổi tiếng các chợ xứ ngàn. Ngàn không có
nghĩa như bài hát “Lên ngàn” của nhạc sĩ Hoàng Việt, mà đơn giản là cách gọi
con số, từ một ngàn, ngàn rưỡi, dài đến mười bốn ngàn như cách gọi miệt thứ xứ
U Minh.
Vốn xưa
người Pháp khai thác thuộc địa, làm thủy lợi, đào kinh xáng Xà No, Lái Hiếu và
các kinh trục cách nhau 1.000m, rồi xẻ kinh xương cá cách nhau 500m. Dân cư
hình thành theo con kinh, chợ nhóm chỗ đông đúc, rồi đặt tên theo số đo chiều
dài hoặc chiều rộng của dòng kinh, nên mới có kinh Bảy Thước, kinh Mười Thước
và có chợ xứ ngàn. Xâu chuỗi các chợ Một Ngàn, Bảy Ngàn là dòng kinh xáng Xà No
– con đường lúa gạo miền Hậu Giang mà ngày nay vận nhộn nhịp chợ quê.
Chợ quê
không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà còn là nơi hỏi thăm nhau mùa màng, con
cái học hành. Người bán, người mua quen biết nhau. Người mua cũng là người bán,
đồng tiền cứ xoay từ trong túi chị Hai vừa bán mớ cá qua anh Ba bán thịt, rồi
đến lượt cô Tư bán chuối, thiếm Năm tạp hóa…
Chợ quê là hình ảnh chị tôi mộc mạc, chân quê trong áo bà ba đẹp từng đường chỉ may tay, nhấn nhá eo thon làm nhiều chàng trai xóm trong, chợ ngoài ngẩn ngơ. Chợ quê là những bức thư tình trên giấy học trò kẻ dòng đôi cho chữ thẳng hàng của mấy anh ngoài chợ gửi chị tôi kèm ổ bánh mì, cái bánh bao trả công “người đưa thư” là tôi ngày trước…
Chợ quê là hình ảnh chị tôi mộc mạc, chân quê trong áo bà ba đẹp từng đường chỉ may tay, nhấn nhá eo thon làm nhiều chàng trai xóm trong, chợ ngoài ngẩn ngơ. Chợ quê là những bức thư tình trên giấy học trò kẻ dòng đôi cho chữ thẳng hàng của mấy anh ngoài chợ gửi chị tôi kèm ổ bánh mì, cái bánh bao trả công “người đưa thư” là tôi ngày trước…
Kinh tế phát
triển, nhiều chợ quê nhường chỗ cho siêu thị, những ngôi chợ hiện đại. Thức ăn
nhanh Hamburger, gà rán KFC, Jolibee… xuất hiện ngày càng nhiều thay cho các
món ăn quê. Song, cho đến nay và tôi tin còn lâu nữa, chợ quê ở miền Tây vẫn
còn tồn tại trong hiện thực và luôn sống mãi trong ký ức của người miền Tây.
Nhận xét
Đăng nhận xét