Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2019

Bao giờ thôi cảnh “bắt giam xe cộ”?

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 19/12/2019 07:51 GMT+7 TTO - 6 năm qua đã có hơn 4,3 triệu xe (3,9 triệu môtô, 249.000 ôtô) bị tạm giữ. Trong đó 137.000 xe vi phạm hành chính quá thời hạn bị tạm giữ chưa xử lý được với khoảng 37.000 xe đã thành sắt vụn. Đó là con số được lãnh đạo Bộ Công an xác nhận trong phiên giải trình trước Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Những chiếc xe dầm mưa dãi nắng, phơi ngoài trời của xót không ta? Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên được cho là do Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định hiện hành về thời hiệu xử lý là 1 năm. Trong khi thủ tục tịch thu, bán đấu giá xe mất rất nhiều thời gian, trải qua nhiều khâu tra cứu hồ sơ, xác minh, giám định, định giá, thông báo niêm yết, lập phương án xử lý đến ra quyết định tịch thu. Việc rà soát, cải tiến thủ tục, sửa đổi quy định pháp luật là cần thiết. Nhưng quan trọng hơn là không để tình trạng trên diễn ra. Trừ một số là tang vật của vụ án, cần áp dụng theo trình tự tố tụng tư pháp, có n

Chợ đêm, chợ nổi phải sáng đèn

TS Trần Hữu Hiệp Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL Báo Người Lao Động, 25-11-2019 - 04:04 AM|Miền Tây Để khai thác tiềm năng to lớn từ kinh tế ban đêm ở ĐBSCL, các địa phương cần quy hoạch, tổ chức lại chợ đêm, chợ nổi một cách hợp lý, có bản sắc riêng, tạo ra những điểm hấp dẫn buộc du khách phải... tiêu tiền Kinh tế ban đêm (Night-time economy) ở ĐBSCL nói riêng được ví như "nàng công chúa ngủ quên". Với việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nghiên cứu chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển loại hình kinh tế này, "nàng công chúa" kỳ vọng sẽ được đánh thức. Một góc chợ đêm Ninh Kiều (TP Cần Thơ).  Tiềm năng to lớn Kinh tế ban đêm vốn không xa lạ với người miền Tây qua hoạt động mua bán nông sản. Chợ đêm truyền thống từ xưa vốn là bộ mặt của một vùng nông sản dồi dào và giao thương sôi động. Trong đó, chợ nổi, chợ đầu mối hoạt động phần lớn vào ban đêm đến tờ mờ sáng vừa đa dạng vừa độc đáo không kém gì "36 phố phường" của Hà Nội xưa

Trả doanh nghiệp về với thị trường

Báo Tuổi Trẻ, 27/11/2019 09:13 GMT+7 Ts. Trần Hữu Hiệp TTO - Nông trường Sông Hậu (NTSH) sẽ thành công ty TNHH hai thành viên với một bên là đại diện vốn nhà nước của TP Cần Thơ, một bên là Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Dư luận đang rất quan tâm mô hình này. ·        Những cột mốc đáng chú ý của Nông trường Sông Hậu ·        Nông trường Sông Hậu lỗ hơn 450 tỉ đồng, mất an toàn về tài chính Vinamilk thỏa thuận đầu tư vào NTSH Vinamilk được chọn làm đối tác, ứng trước 150 tỉ đồng xử lý nợ, tổ chức kinh doanh theo mô hình mới. Dư luận đang kỳ vọng sự hồi sinh và bước ngoặt phát triển mới của một doanh nghiệp vang bóng một thời. Nhưng quan trọng là cách làm, đặc biệt là làm sao trả doanh nghiệp về với thị trường đúng nghĩa. Khép lại chuyện cũ Thành lập năm 1979, chuyển đổi từ mô hình nông trường quốc doanh sang doanh nghiệp nhà nước năm 1992, NTSH đi lên từ không đến có, tổ chức huy động các nguồn lực, đầu tư hạ tầng, hình thành một vùng sản xuất rộng lớn 7

Vùng ĐBSCL: 'Soi' điểm sáng và mảng tối để tăng cường thu hút FDI

TS. Trần Hữu Hiệp   Tạp chí Nhà Đầu Tư, - 16:02 17/11/2019 (VNF) - Theo số liệu thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong 9 tháng đầu năm 2019, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thu hút 151 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 1.126 triệu USD, chiếm 5,4% số dự án và 10,26% tổng vốn đăng ký mới của cả nước. Nhiều năm liền, vốn FDI chủ yếu tập trung vào các tỉnh Long An, Tiền Giang, chiếm 75,2% tổng số dự án và 45,5% tổng vốn FDI của toàn vùng ĐBSCL. So với cùng kỳ năm 2018, số dự án tăng 52 dự án, nhưng vốn đăng ký chỉ bằng khoảng 75%. Lũy kế đến nay, toàn vùng ĐBSCL có 1.662 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 22.634 triệu USD, chiếm 5,56% số dự án và 6,32% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước, xếp thứ 4/6 vùng kinh tế, chỉ cao hơn Tây Nguyên và Tây Bắc, nhưng thấp hơn nhiều so với Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 42%), Đồng bằng sông Hồng (chiếm 30%) và Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung (khoảng 17%). Điểm sáng “Cửa ngõ miền Tây” và “nơi khuất nẻo”

Gạo ngon không phải để ngắm

Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ, 18/11/2019 08:13 GMT+7 TTO - Đáng ra phải “ngồi chiếu trên” của một cường quốc xuất khẩu gạo trong mấy thập niên qua, hạt gạo Việt vẫn chưa thoát khỏi phân khúc gạo cấp thấp, xuất ngoại nhiều, giá giảm. Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên gạo Việt được giải quốc tế. Vấn đề đặt ra là trong khi có nhiều thương hiệu gạo đoạt giải, gạo Việt vẫn bán giá bèo, xuất khẩu tăng lượng, giảm giá trị, phải chịu kiếp "hồn Trương Ba, da hàng thịt". Làm sao để gạo Việt chuyển từ rẻ, ngày càng có nhiều gạo ngon và quan trọng là tăng giá trị? Câu hỏi đó đã được đặt ra nhiều năm qua nhưng chưa có lời giải đẹp. Không thể phủ nhận kỳ tích của hạt gạo Việt qua 30 năm đổi mới. Nhưng kỳ tích đã qua không phải là một đảm bảo chắc chắn cho thành công trong thời gian tới. Hạt gạo Việt với chính sách và đối sách xuất khẩu "phập phù", đang mất dần lợi thế, có thương hiệu gạo quốc gia cũng như không đang là thách thức mới. Hằng năm, chúng ta sản

EVFTA Check in đường bay mới

T s . Trần Hữu Hiệp ĐTTC SGGP, Thứ Ba, 9/7/2019 07:47 (ĐTTCO) - Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa được ký kết giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU), được ví như “đường bay mới” doanh nghiệp Việt, cơ quan quản lý và các tác nhân liên quan đang “check in” cho hành trình mới, đòi hỏi phải tận dụng tối đa thời cơ vàng để nâng cao năng lực thích ứng trước cơ hội và thách thức mới.  Đường bay phía trước EVFTA và EVIPA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, với những cam kết sâu rộng và toàn diện, không chỉ trong thương mại hàng hóa, đầu tư với cơ chế thực thi chặt chẽ, còn bao gồm những lĩnh vực “phi truyền thống”. Trong đó có những cam kết mới chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, dù đã phổ quát ở châu Âu, liên quan cải cách thể chế, lao động xã hội, thành lập tổ chức công đoàn của người lao động, mua sắm công của Chính phủ... Yêu cầu cải cách thể chế, đổi mới công nghệ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, dịch v

Mở 3 nút thắt cho 'túi tiền miền Tây'

Ts. Trần Hữu Hiệp Báo Tuổi Trẻ. 06/04/2019 06:47 GMT+7 TTO - 15 năm qua, đồng bằng sông Cửu Long vẫn vướng các điểm nghẽn về vốn, nguồn nhân lực, thiếu sức hút đầu tư và nội lực để phát triển. Một vùng đất giàu tiềm năng đang tụt hậu ngày càng xa, vẫn là vùng trũng cả nước. ·          ĐBSCL đang mang 'chiếc áo quá chật' ·          '13 tỉnh, thành ĐBSCL thu ngân sách bằng một tỉnh Bình Dương' Tuyến đường nối cầu Cao Lãnh với cầu Vàm Cống. Theo các chuyên gia, việc không hoạch định những khu vực đô thị, công nghiệp và logistics kèm theo, cầu Vàm Cống, Cao Lãnh và đường nối chỉ giúp vận chuyển hàng hóa, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐBSCL - Ảnh: CHÍ QUỐC Cách đây gần 15 năm, phát biểu tại hội thảo " đồng bằng sông Cửu Long  (ĐBSCL) hội nhập và phát triển" tổ chức tại Cần Thơ (năm 2005), cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra 3 điểm nghẽn phát triển của vùng là cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi và chất lượng nguồn nhân lực.  Ông đề xuất 3 kh