Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2016

CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TÂY NAM TRONG “CUỘC CHIẾN” THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Báo Cần Thơ, thứ năm, 25/02/2016 * Trần Hữu Hiệp Hội nhập đang... tỏa nhiệt Sau các thương vụ lớn của doanh nhân Thái mua hệ thống Metro Cash & Carry tại Việt Nam từ người Đức, Big C từ người Pháp, hàng Thái đang "đổ bộ" vào thị trường nội địa miền Tây Nam Bộ với quy mô lớn chưa từng có. Hàng ngoại với sức mạnh cạnh tranh khốc liệt, hàng nội đang ngày càng chật vật hơn. Sức ép cạnh tranh trong nước đang nóng lên không chỉ từ hàng hóa, dịch vụ của Thái mà còn đến từ nhiều quốc gia khác khi chúng ta gia nhập Cộng đồng kinh tế ASAN (AEC), rút ngắn lộ trình thực thi cam kết WTO và sắp tới là TPP, với các đối thủ cạnh tranh nhiều tiềm lực và thừa kinh nghiệm thương trường như Mỹ, Nhật, Úc. Đó chính là mặt trái của hội nhập, là thách thức lớn mà doanh nghiệp Việt và hàng nội phải vượt qua yếu kém, rủi ro để tồn tại và phát triển. Đi cùng cơ hội và triển vọng có được từ hội nhập là yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ trong một sân

Làm mới nông thôn mới

TBKTSG,  21/2/2016 Trần Hữu Hiệp (TBKTSG) - Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là hai chương trình mục tiêu quốc gia được Quốc hội chọn để tập trung thực hiện cho giai đoạn năm năm tới (2016-2020) thay cho 16 chương trình mục tiêu quốc gia dàn trải trên nhiều lĩnh vực trước đây. Trẻ con nông thôn đến trường còn đò giang cách trở Đó là chủ trương đúng đắn, nhằm giải quyết những vấn đề chiến lược và nhiệm vụ cấp thiết hiện nay trong xu thế hội nhập, cạnh tranh, giải quyết vấn đề cốt lõi nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kèm theo quyết sách là nguồn lực vật chất, với tổng mức vốn được bố trí cho chương trình từ ngân sách tối thiểu là 193.155,6 tỉ đồng (tương đương 9 tỉ đô la Mỹ). Trong đó, ngân sách trung ương chi 63.155,6 tỉ đồng và ngân sách địa phương 130.000 tỉ đồng. Cần khẳng định rằng, kết quả xây dựng nông thôn mới năm năm qua đã tạo ra những “điểm sáng” có sức lan tỏa, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, gắn v

Xây dựng thương hiệu biển “Đảo ngọc Phú Quốc”

Trần Hữu Hiệp Tạp chí Cộng sản, ngày 17/2/2016 TCCSĐT - Thương hiệu biển Việt Nam gần đây được đề cập với yêu cầu tạo dựng niềm tin, sự nổi tiếng cho các sản phẩm, dịch vụ gắn với tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển. Với vị trí địa - kinh tế đặc biệt, thực tế đang đòi hỏi cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu biển “Đảo ngọc Phú Quốc”, tỉnh Kiên Giang vừa mang tính đặc thù địa phương, vừa đại diện cho du lịch biển đảo, gắn với phát huy thế mạnh của kinh tế biển Việt Nam và phát triển toàn diện đảo Phú Quốc trên đường hướng đến mục tiêu đặc khu kinh tế trong tương lai. Đảo Phú Quốc cách Hà Tiên khoảng 45km, cách thành phố Rạch Giá khoảng 120km, có tổng diện tích tự nhiên gần 60.000ha, tương đương đảo quốc Singapore, với 27 hòn đảo lớn, nhỏ. Đây là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, có lợi thế quan trọng trong mối liên kết giao thông hàng hải, hàng không với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; vừa có tiềm năng phát triển kin

ĐBSCL: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

Báo Cần Thơ, Thứ hai, 25/01/2016 Mới đây, Cơ quan Thường trực tại miền Nam Tạp chí Cộng sản phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL theo hướng sản xuất hàng hóa". Tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học cho rằng rất cần các giải pháp tích cực, phù hợp để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL trong thời gian tới... * Nỗ lực chuyển đổi… ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, trái cây và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản của cả nước mà còn được xem là vùng nông sản lớn trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Hiện toàn vùng sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu nước ta. Thế mạnh sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản của vùng ĐBSCL đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước, ổn định đời

Nông nghiệp ĐBSCL: Chuyển mình và hội nhập

Trần Hữu Hiệp Báo Nông nghiệp Việt Nam Xuân Bính Thân 2016 2016 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, khởi đầu của Kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) là năm “bản lề” của 2 giai đoạn quan trọng: 30 năm đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng ...   “Đổi Mới” đã tạo ra ánh hào quang, tạo thế và lực cho nông nghiệp ĐBSCL. “Hội nhập” đang mở ra nhiều cơ hội và kỳ vọng mới, nhưng cũng nhiều thách thức. Hệ quả tích cực hay tiêu cực của hội nhập quốc tế và khhu vực ASEAN phụ thuộc vào việc tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức của vùng này trong thời gian tới. Nhận diện thành tựu, tồn tại chủ yếu ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo ra bước đổi mới toàn diện cho cả vùng, góp phần đáng kể vào thành tựu chung của cả nước. Đó không chỉ là những kỳ tích từ sự gia tăng sản lượng lúa gạo, thủy sản, trái cây mà chính là “cuộc chuyển đổi lớn” từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang