Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dọn vườn

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Phân biệt i và y trong chính tả tiếng Việt

 SGGP,  Chủ nhật, 14/09/2014, 01:23 (GMT+7) Tồn tại mấy trăm năm qua, vấn đề i và y trong chính tả tiếng Việt đã được chính quyền thuộc địa Pháp đặt vấn đề cải cách từ đầu thế kỷ XX. Sau 30-4-1975 các cơ quan hữu quan như Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng có những quy định về vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cả trong lẫn ngoài nước trước nay cũng đã tìm hiểu và có ý kiến, nhưng vẫn chưa được giải quyết rốt ráo. Bởi vì chưa ai đặt vấn đề tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao trong vần tiếng Việt lại có cả i và y?”. Điều làm người ta bất ngờ là vấn đề chính tả của chữ quốc ngữ Latin này lại có nguồn gốc từ cách đọc chữ Hán tức có liên quan với âm vận học Hán ngữ. Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh (ảnh) với công trình “I và y trong chính tả tiếng Việt” (NXB Văn hóa - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2014) đã làm rõ điều đó. Nhà nghiên cứu Ca Tự Thanh * PV:  Xin anh cho biết tổng quát về cuốn sách? * Nhà nghiên cứu CAO TỰ THANH:  Cách đây gần 30 nă...

Thẩm quyền

NVP ' Blog Giả dụ bạn không phải là thành viên của một hội đoàn nào đó nhưng bỗng dưng bị bắt nộp hội phí hay đoàn phí, có lẽ chẳng ai chịu nộp tiền một cách phi lý như vậy. Giả thử tiếp các tổ chức hay doanh nghiệp không có hoạt động của hội đoàn này bên trong tổ chức hay doanh nghiệp của mình nhưng lại bị buộc phải nộp hội phí hay đoàn phí thì sự phi lý càng bị nhân lên bội lần. Người đạp xe lôi tóc dài Thế nhưng theo Nghị định 191 vừa mới ban hành vào cuối tháng trước, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không phân biệt là đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở vẫn phải nộp kinh phí công đoàn. Thử tưởng tượng một doanh nghiệp siêu nhỏ chỉ có 5, 7 công nhân nên không thành lập công đoàn cơ sở mà người chủ vẫn phải trích 2% quỹ lương để đóng phí công đoàn thì làm sao thuyết phục được họ (quỹ lương ở đây là quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động). Hay một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm đầu tiên hoạt động chưa tổ chức công đoà...

Thử tìm nội dung thực của một vài câu tục ngữ khó

NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG (LĐCT) - Số 47     - 6:24 AM, 10/12/2013 Ngoài câu “Gái thương chồng đương đông buổi chợ/Trai thương vợ nắng quái chiều hôm”, trong kho tục ngữ [TN] Việt hiện vẫn còn một số câu chưa có lời diễn giải được mọi người thừa nhận. Đó là lý do chính đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục cùng nhau đi tìm lời giải cho một số câu thuộc nhóm này. 1. Câu đầu tiên cần giải mã là “Cờ ngoài, bài trong”.  Câu TN quen thuộc này hiện được giới khảo cứu diễn giải theo hai hướng, tuỳ thuộc vào cách hiểu ra sao hai chữ “ngoài” và “trong”. Nếu hiểu “ngoài” là “đứng ngoài cuộc chơi” và “trong” là “ở trong cuộc chơi”, thì câu đang xét có lẽ nên được hiểu là:  “Với cờ thì kẻ đứng ngoài cuộc chơi thường sáng nước hơn; còn với bài thì kẻ ở trong cuộc thường sáng nước hơn”.    Tuy nhiên, có đôi vị thức giả lại nghĩ rằng lời giảng trên e chưa thật đắt. Giá hiểu “ngoài” là “bị phơi bày cả ra ngoài [tức trên bàn cờ]” và “trong” là “được giấu kín [trong đầu các đấu t...

Chém gió đâu chỉ chuyện “tầm phào”?

(LĐCT) - Số 48   PGS.TS PHẠM VĂN TÌNH Nếu hỏi có từ nào hiện nay đang được cộng đồng người Việt ta đang sử dụng nhiều nhất, có lẽ nhiều người nghĩ ngay tới từ “chém gió”. Tra mãi trong các cuốn từ điển từ mới tiếng Việt gần đây mà không thấy bóng dáng “chém gió” đâu cả, tôi bèn mở máy, gõ Google xem sao. Chỉ sau 0,19 giây đã có ngay 2.050.000 kết quả. Đấy là một cách thăm dò bằng máy. Mà máy thì nó chỉ “nhắm mắt” căn cứ vào văn bản trên mạng mà tìm. Còn nếu chúng ta muốn khảo sát trong giao tiếp khẩu ngữ bây giờ ư? Tôi cam đoan là ở bất cứ nơi nào, từ phòng trà, quán nước đến các điểm tụ tập vui chơi; từ phòng làm việc cơ quan đến nơi hội họp đông người… đâu đâu ta cũng thấy người ta dùng từ “chém gió” (hay còn nói gọn là “chém”) với tần số nhiều không đếm xuể. Đến nỗi, trong một chủ đề “Những lời phê “bá đạo” nhất của giáo viên” trên baomoi.com (23.11.2013) còn đăng nguyên văn lời phê của cô giáo (trên bài kiểm tra môn Sử của một học sinh) là “Chém gió thảm hoạ”. Chà, chu...

Các từ mượn gốc hán hay bị lẫn lộn, vì sao?

Nguyễn Đức Dương (LĐCT) - Số 43 - Chủ nhật 27/10/2013 14:57 Vốn từ tiếng ta hiện có vào khoảng trên dưới 60% yếu tố gốc Hán. Có tác giả cho rằng con số đó có lẽ còn cao hơn thế. Do quá đông về số lượng, lại cùng sống trà trộn bên nhau, nên các yếu tố ấy rất hay bị lẫn lộn hoặc là với nhau, hoặc là với các yếu tố thuần Việt. Thực tế đó khiến người dùng tiếng Việt ít từng trải dễ mắc lỗi. Dăm dẫn liệu dưới đây là các minh chứng cụ thể. 1. Người Việt mượn của tiếng Hán hai chữ CỨU. Trong đó, chữ thứ nhất có nghĩa là “giúp” (cứu vớt, cứu giúp, cứu nạn, cứu đói, cứu hộ, cứu trợ, cứu tế, v.v.); còn chữ thứ hai có nghĩa là “cuối cùng”. Do chỉ xuất hiện hạn hẹp trong một kết hợp duy nhất là cứu cánh. Nghĩa đích thực của nó là “mục đích cuối cùng”, bởi trong tiếng Hán, chữ cánh có nghĩa là “mục đích”. 2. Tương tự, vốn từ tiếng ta hiện có hai chữ TRỮ, và cả hai đều mượn của Hán ngữ. Chữ TRỮ thứ nhất hay dùng với nghĩa “chứa”. Chữ này có thể bắt gặp trong hàng loạt kết hợp, như tích t...

Nín thinh là đồng ý (?!)

Trần Hiệp Thuỷ Tuần qua, báo chí đăng tải ý kiến chuyên gia và tác giả có tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 như Trần Đăng Khoa, Đỗ Trung Quân, … cho thấy “cẩm nang học trò” đang có nhiều “sạn”. Người biên soạn và biên tập sách giáo khoa đã tuỳ tiện sửa thơ của tác giả. Câu thơ “trẻ con” rất hay của Trần Đăng Khoa: “ Trăng tròn như quả bóng/ Đứa nào đá lên trời ” được sửa thành “ Bạn nào đá lên trời”. “Quê hương là con diều biếc/ Tuổi thơ con thả trên đồng” của Đỗ Trung Quân được sửa thành “ Chiều chiều con thả trên đồng”. Thay vì tiếp thu và sửa chữa, thì người làm sai lại cho rằng, việc “biên tập” lại là cần thiết. Họ đã “xin phép” và được sự đồng ý của tác giả, bằng chứng là ở bìa cuối sách trong lần xuất bản đầu tiên có ghi thông tin này. Tác giả của tác phẩm bị “sửa” thì kêu “Có ai hỏi tôi đâu”. Đúng là các nhà văn, nhà thơ đã “nín thinh” hơn mười năm qua, nhưng không hẳn là họ đồng ý.   Tương tự, hàng ngày, chủ thuê bao điện thoại di động ph...

Tôi, chúng ta và câu chuyện xưng hô

(LĐCT) - Số 25 - Thứ năm 20/06/2013 10:04 Trong buổi chất vấn tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII vừa rồi, ngày 13.6.2013, đại biểu Lê Như Tiến đã có đề nghị với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là: “Chính phủ đã đi được nửa chặng đường của nhiệm kỳ, vậy ở đây xin hỏi về vấn đề trách nhiệm cá nhân, bởi bản chất vấn đề là xác định cá nhân. Xin Phó Thủ tướng sử dụng từ “tôi” thay cho từ “chúng ta” để không làm mờ trách nhiệm cá nhân” (VietnamNet, 14.6.2013). Vị Phó Thủ tướng đã chấp nhận đề nghị đó và nói rõ “trách nhiệm của tôi” trong việc điều hành công việc tái cơ cấu Vinashin và Vinalines (cùng các nhiệm vụ khác mà ông đang đảm nhiệm). Sự điều chỉnh từ xưng hô (ngôi thứ nhất số ít chứ không dùng ngôi thứ hai số nhiều) như vậy là hợp lý, phản ánh đúng bản chất của vấn đề. Nhân đây tôi xin có lời bàn một chút về câu chuyện xưng hô trong tiếng Việt. Xưng hô là câu chuyện muôn thuở của giao tiếp ngôn ngữ nói chung trên thế giới chứ chẳng riêng gì tiếng Việt ta. Muốn thực hiệ...

Sao lại... quý bà?

(LĐCT) - Số 21 - Thứ năm 23/05/2013 12:44 PHẠM THỊ Mấy hôm nay, báo chí được thể lu loa lên chuyện quý bà mua dâm. Hay thế, mua dâm thì được gọi là quý bà. Quý bà không hề có trong ngoặc kép bất cứ tin bài ở báo nào.  Không mua dâm không được gọi là quý, chẳng lẽ thế! Một Hoa hậu ... quý bà!  Đôi khi, nghĩ đến mấy từ “Hoa hậu quý bà”, tự dưng lòng em dâng tràn một niềm... hài hước vì nghĩ đến mấy chuyện cãi cọ con con ngoài lề của họ. Nói tóm lại, em không nghĩ quý bà là ... quý! Báo chí đưa thế này: Để khám phá những tụ điểm ăn chơi của các quý bà, phòng cảnh sát hình sự (TP Hồ Chí Minh) đã cử trinh sát theo dõi, đeo bám nhiều tháng. Và sau những cuộc đột kích quy mô, có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng, thì sự thật phũ phàng là việc nam thanh niên hành nghề bán dâm chẳng ít. Bước đầu cơ quan công an làm rõ tuổi từ 18-25, có trường hợp trên 30 tuổi. Họ là những đối tượng hành nghề lao động, có nghề nghiệp không ổn định, thu nhập bấp bênh; đặc biệt Cô...

Về mấy cách dùng lạ vừa ra mắt

(LĐCT) - Số 12 - Thứ năm 21/03/2013 10:51 Nguyễn Đức Dương  Báo Lao Động Xin minh hoạ bằng một vài dẫn chứng [DC]. DC 1: “Chuyến thăm Nga mới rồi của Tổng thống Pháp gần như bị chìm nghỉm trong những thời sự khác của thế giới”. (TN, số 64 (6282), Tr. 20). “Thời sự” trong DC trên tuy là danh từ [DT], nhưng cho tới nay, chúng ta vẫn chỉ hay gặp những cụm từ như tin thời sự (/tin tức thời sự) hay chuyện thời sự, chứ rất ít khi gặp những cụm xếp đặt theo kiểu này. Vì sao vậy? Xin trả lời: “thời sự” vốn là một DT “chỉ tổng thể”, như Từ điển tiếng Việt đã chỉ rõ (“Thời sự” = “Tổng thể nói chung những sự việc ít nhiều quan trọng trong một lĩnh vực nào đó, thường là xã hội - chính trị, xảy ra trong thời gian gần nhất và được nhiều người quan tâm”). Mà đã là DT “chỉ tổng thể” thì rất khó đi với các quán từ chỉ số phức (= nhiều), như “những”/“các”, để tạo nên các cụm từ cùng kiểu. Đó là lý do đòi hỏi chúng ta, khi muốn diễn đạt ý trên, phải dùng “thời sự” như là một định ngữ hạn địn...

Tiếng Việt lai tạp

Báo Người Lao Động, Thứ Tư, 10/04/2013 23:59 Tiếng nước ngoài đang được sử dụng rất “mất trật tự” trong văn nói lẫn văn viết tiếng Việt, làm dấy lên nỗi lo về nguy cơ bị vẩn đục, thậm chí mất gốc tiếng mẹ đẻ. Thực tế đúng như vậy song tình hình sẽ không trở nên trầm trọng hơn nếu chúng ta có định hướng đúng Mới đây, 3 học sinh Phan Hầu Mỹ Ngọc, Võ Thảo Vy và Phan Ngọc Linh (lớp 11A2 Trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5 - TPHCM) đã được trao giải A hội thi Học sinh nghiên cứu khoa học 2012-2013 do Sở GD-ĐT TP tổ chức với đề tài “Việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt”. Nhóm đã thực hiện khảo sát xã hội học với đối tượng chính là học sinh, qua đó chỉ ra hiện trạng lạm dụng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) trong giao tiếp và hành văn đến mức báo động, đồng thời cảnh báo: Phải có giải pháp giáo dục phù hợp, kẻo tiếng Việt bị méo mó, lai tạp và về lâu dài sẽ mất gốc. Thảm họa từ trực quan sinh động Với mục tiêu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” vốn được kêu g...

Chia tay điện tử "Lá cải"

Vài lời:  đáng khâm phục, nhưng cũng đáng tiếc. Việc làm sạch một "Vườn cải" trong làng báo chí đối với một chàng trai như Phan An quả là nhiệm vụ bất khả thi, nhưng nếu được cũng mong anh tiếp tục góp sức "Dọn vườn". Mấy tuần qua báo chí rùm beng chuyện "đạo báo", nhưng ăn ắp, thậm chí ăn cướp đã "vườn nhà tôi" hơn chục năm nay rồi. Luật pháp chỉ cấm "khai thác" tác phẩm văn chương, nghệ thuật, báo chí khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu nhằm mục đích thương mại. Nhưng quý ông bà "đạo văn, đạo báo" chỉ "kiếm chút danh" (và chút tiền nhuận bút) bằng cách "gắn tên mình" vào tên tác phẩm của người khác   mà thôi . Trách chi họ "lá cải" hay đăng lại nội dung bài báo. Tôi hiện đang lưu giữ gần 20 bài báo của mình được các bác "ưu ái" sử dụng từ 80% đến 100%, chỉ sửa tên bài, thậm chí vẫn giữ nguyên (tất nhiên là thay tên tác giả) mang đăng tải một số báo, thậm chí họ còn làm thành ...

Tiếng Việt “kho qua”!

Thứ Sáu, 29/03/2013 15:11 (GMT+7) 1.  Trong tiếng Việt mình, hai từ “mục tiêu” và “mục đích” thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Trong tiếng Anh, sự phân biệt giữa hai ý nghĩa này rất rõ ràng: mục đích là “purpose”, mục tiêu là “goal”. Trước tiên cần phải chiết tự ra để dễ hiểu, “mục” nghĩa là thấy, “tiêu” là một điểm, “đích” là một nơi chốn. Như vậy, mục tiêu nghĩa là một điểm có thể thấy, trong khi mục đích là một nơi có thể thấy. Bạn thấy sự khác nhau này rồi nhé. Ấy thế mà hai từ này vẫn cứ bị sử dụng loạn cào cào, cùng chuyển tải một ý nghĩa mà ba hồi mục tiêu, bốn hồi mục đích. Chưa kể, đôi khi người ta lại còn viết sai chính tả, mục đích viết thành… mụt đít, ý nghĩa hoàn toàn khác. Thật tai hại! Trong doanh nghiệp, các mục tiêu (goals) là những vấn đề mà cả doanh nghiệp phải đạt đến, nhằm thực hiện trọn vẹn mục đích (purpose hay target). Các mục tiêu đó nói chung là việc hoàn tất các yêu cầu về quản lý tài chính, các chính sách nhân sự, các biện pháp quản lý sản xuất v.v....

Trách nhiệm

Vài lời tầm phào:  Bài này khá hay, trên trang 1, mục SỰ KIỆN & VẤN ĐỀ báo SGGP, nhưng có chi tiết không chính xác. Không phải từ n ăm 2008, ở Việt Nam đã đồng loạt đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy" mà theo Nh ị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29-6-2007 của Chính phủ Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, thì " Từ ngày 15 tháng 9 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.  Từ ngày 15 tháng 12 năm   2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm" Xem lại văn bản tại đây . Nếu viết có tính ước lượng theo năm, thì phải ghi là "từ cuối năm 2007". Thứ năm, 14/03/2013, 06:07 (GMT+7) Năm 2008, Việt Nam đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi toàn dân đồng loạt đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy. Những tưởng bước khởi đầu suôn sẻ ấy sẽ nhanh chóng trở thành một nền nếp tốt, một nét...

Báo mạng GIÁO DỤC VIỆT NAM "bổ nhiệm" GS.TS. Võ Tòng Xuân làm Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ?

Vài lời: Trong một bài viết cập nhật ngày 08-02-2013, báo mạng Giáo dục Việt Nam đã "bổ nhiệm" GS.TS. Võ Tòng Xuân làm Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ (có cả ảnh minh hoạ) "thay" PGS.TS. Hà Thanh Toàn (đọc bài link bên  dưới và tại đây, để xem khi nào sẽ sửa lại cho đúng) . Có phải người viết và người biên  tập nhầm giữa "ĐH Cần Thơ" với "ĐH Nam Cần Thơ" mới vừa được thành lập chăng? Nếu vậy thì cũng có lỗi của người đặt tên và cơ quan quản lý cho ra đời cái trường đại học mới này (biết đâu sẽ có nhiều trường ĐH mới nữa được "sinh sản" thêm: ĐH Bắc Cần Thơ, Tây Cần Thơ, Đông Cần Thơ ...?). Hãy đọc bài dưới đây để không nhầm nếu có thêm nhiều trường ĐH mới ở Cần Thơ. Hoan hô GIÁO DỤC VIỆT NAM sửa lỗi nhanh: Chỉ sau 1 ngày MỘT GÓC ĐỒNG BẰNG comment mấy dòng trên, bài viết được đề cập đã được cắt bỏ nội dung sai. Sáng nay, đọc lại, thấy thông tin đúng rồi. Xin hoan hô GIÁO DỤC VIỆT NAM và chúc mừng PGS.TS Hà Thanh Toàn được "ph...

Ngôn ngữ nghị trường: Chuyện nhỏ mà không nhỏ

Trịnh Hữu Long ( Bài đăng trên báo Nông thôn ngày nay, tháng 12-2012) Chuyện xưng hô trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu quốc hội cũng như ngôn ngữ tại nghị trường chứa đựng nhiều sự nhầm lẫn về tư cách và địa vị của những người tham gia. Từ cách gọi “đồng chí” Đồng chí” là một danh từ phổ biến trong sinh hoạt nghị trường ở Việt Nam và gần như trở thành từ xưng hô cửa miệng trong các giao tiếp công việc. Đơn cử, ngày 12-11, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng phát biểu trong kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII: “Về sửa Nghị định 84 như chúng tôi đã báo cáo, Thủ tướng Chính phủ mà trực tiếp là hai đồng chí Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Vũ Văn Ninh vào cuộc họp tháng 7 vừa qua đã nghe Bộ tài chính và Bộ công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo việc thực hiện Nghị định 84. Qua nghe tình hình báo cáo hai đồng chí Phó Thủ tướng đã có kết luận”. Hoặc phát biểu ngày 15-11 của đại biểu Bế Xuân Trường (tỉnh Bắc Kạn): “...Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp, tuyệt...