Vài lời tầm phào: Bài này khá hay, trên trang 1, mục SỰ KIỆN & VẤN ĐỀ báo SGGP, nhưng có chi tiết không chính xác. Không phải từ năm 2008, ở Việt Nam đã đồng loạt đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy" mà theo Nhị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29-6-2007 của Chính phủ Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, thì "Từ ngày 15 tháng 9 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Từ ngày 15 tháng 12 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm" Xem lại văn bản tại đây. Nếu viết có tính ước lượng theo năm, thì phải ghi là "từ cuối năm 2007". |
Thứ năm, 14/03/2013, 06:07 (GMT+7) |
Năm 2008, Việt Nam đã làm cả thế giới ngạc nhiên khi toàn dân đồng loạt đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy. Những tưởng bước khởi đầu suôn sẻ ấy sẽ nhanh chóng trở thành một nền nếp tốt, một nét đẹp văn hóa giao thông của người Việt và hơn hết sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện tình trạng tử vong, chấn thương sọ não vì tai nạn giao thông. Ấy vậy mà, đã 5 năm qua, đội nón bảo hiểm vẫn là câu chuyện nóng bỏng với nhiều ngóc ngách, tiểu tiết ngày càng phức tạp. Hóa ra, việc đội nón bảo hiểm để bảo vệ chính mình vẫn chưa phải là nhận thức của đông đảo người dân. Vì thế mới nảy sinh ra tình trạng rất nhiều người dân đội nón bảo hiểm chỉ để đối phó với công an, vì thế mới có con số rất đáng giật mình - 70% số người đội nón bảo hiểm dỏm.
Và cũng từ đó, thị trường nón bảo hiểm dỏm ra đời, hoành hành ngang dọc khắp mọi miền đất nước, cả vùng sâu vùng xa, nơi đời sống người dân còn nghèo khó, dân trí còn thấp và cả ở những đô thị lớn, mặt bằng dân trí cao, đời sống tốt hơn như Hà Nội, TPHCM. Kết quả là, theo thống kê từ các bệnh viện, dù số người đội nón bảo hiểm vẫn nhiều, lên tới hơn 90%, thế nhưng tỷ lệ chết hoặc di chứng nặng nề do chấn thương sọ não lại giảm không đáng kể.
Câu chuyện đang ngày càng trở nên phức tạp hơn khi cơ quan chức năng kiên quyết thực hiện chủ trương đội nón bảo hiểm với việc tăng cường xử phạt còn người dân vẫn tiếp tục tìm cách đối phó. Sau rất nhiều tranh cãi và sau một thời gian dài loay hoay xung quanh việc khó xử phạt người đội nón bảo hiểm giả, vì không có thiết bị xác định nón thật, nón giả, vì không có chế tài, đáng mừng là cuối cùng các cơ quan chức năng đã nhận ra một điều hết sức quan trọng. Đó là muốn xử lý tình trạng nón bảo hiểm dỏm không cách nào khác là phải xử lý tận gốc, từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông rồi cuối cùng mới là người sử dụng. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong cuộc họp về dự thảo lần 3 Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng đã nhấn mạnh, việc nhận biết nón bảo hiểm thật hay giả là việc của cơ quan chức năng chứ không phải của người dân, đó thực sự là sự thay đổi về nhận thức trong xử lý vấn đề của các cơ quan chức năng. Mới đây, 4 bộ: GTVT, Công thương, Công an và KH-CN cũng đã có dự thảo Thông tư liên bộ về quy định sản xuất, kinh doanh, sử dụng nón bảo hiểm, dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 4-2013. Thông tư nhằm mục tiêu xử lý mạnh mẽ tình trạng nón bảo hiểm giả từ khâu sản xuất, kinh doanh tới tiêu dùng. Từ 15-3 tới, sẽ triển khai đồng loạt trên cả nước việc kiểm tra buôn bán, vận chuyển, sản xuất nón bảo hiểm. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có chỉ thị yêu cầu các tỉnh TP xử lý nghiêm tình trạng bày bán nón bảo hiểm dỏm tràn lan trên vỉa hè… Ủy ban ATGT quốc gia cũng cho biết, từ 15-3 đến 15-6-2013, Ủy ban ATGT quốc gia sẽ triển khai chiến dịch tuyên truyền về nón bảo hiểm đạt chuẩn, nhằm giúp người dân phân biệt nón bảo hiểm thật - giả. Bởi chỉ có xử lý triệt để tình trạng sản xuất, kinh doanh nón bảo hiểm dỏm, việc đội nón bảo hiểm mới mang lại hiệu quả thực sự, mang lại sự an toàn cho người dân. Câu chuyện nón bảo hiểm vẫn đang tiếp tục được bàn thảo. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn hành vi sản xuất, kinh doanh, sử dụng nón bảo hiểm giả, cần tiếp thu ý kiến người dân để khi “luật hóa” sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống. Câu chuyện nón bảo hiểm một lần nữa lại khiến chúng ta phải suy nghĩ về trách nhiệm của cơ quan công quyền cũng như trách nhiệm của mỗi công dân. Với các cơ quan công quyền, không phải cứ muốn tốt cho dân mà người dân thuận tình, vấn đề quan trọng hơn vẫn là làm cách nào, lộ trình ra sao để phù hợp thực tiễn cuộc sống người dân, để đa số người dân dễ dàng hưởng ứng. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nhận thức rõ hơn trách nhiệm với chính bản thân và gia đình, phối hợp với cơ quan công quyền trong việc mang lại sự bình an cho chính mình.
BÍCH QUYÊN
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét