NGHỊCH LÝ LÚA CHẤT LƯỢNG CAO KHÓ TIÊU THỤ Ở ĐBSCL:
Sau khi Báo Lao Động phản ánh nghịch lý tại ĐBSCL: Lúa đông xuân chất lượng cao khó tiêu thụ... mới đây, giá thu mua lúa chất lượng cao tại các địa phương trong vùng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, người nông dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được đầu ra ổn định với loại lúa được khuyến khích sản xuất này...
Chưa mừng với giá lúa tăng...
Ông Nguyễn Quang Bình - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu và HTKTQT - Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang - cho biết: Sau thời gian tiến hành thu mua tạm trữ, hiện tại lúa chất lượng cao (lúa hạt dài) đang ở mức 5.900đ/kg (lúa tươi mua tại ruộng) và 6.300đ/kg (lúa khô mua tại kho). Với mức giá này, đảm bảo nông dân có lãi trên 30%.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là lúa chất lượng cao vẫn đang rất khó tiêu thụ. Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 36.000ha trồng lúa jasmine với sản lượng ước đạt trên 280.000 tấn. Ông Bình nêu cái khó: “Chúng ta giao chỉ tiêu mua tạm trữ lúa gạo cho DN, nhưng lại không nói rõ là phải thu mua loại lúa nào. Hiện tại, chỉ có 2/7 Cty (được giao chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo trên địa bàn tỉnh) thu mua loại lúa này và cũng không biết họ sẽ thu mua trong thời gian bao lâu với số lượng là bao nhiêu?”.
Đánh giá về thực trạng trên, ông Phạm Văn Quỳnh - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ - phân tích: “Vụ đông xuân năm nay, hầu hết các địa phương trong vùng đều chuyển sang trồng lúa chất lượng cao với diện tích lớn. Bên cạnh đó, thay vì chia làm 2-3 đợt gieo sạ, nông dân lại tập trung quá nhiều vào đợt đầu vụ, từ đó dẫn đến tình trạng thu hoạch rộ, sản lượng lúa quá cao so với nhu cầu và khả năng thu mua của các DN, cộng thêm tác động của thị trường đã khiến lúa chất lượng cao rơi vào cảnh bấp bênh, khó tìm được đầu ra”.
Vận động nhưng buông lỏng đầu ra!
Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - đánh giá: Hiện nay, chất lượng công tác quy hoạch và dự báo đang bộc lộ nhiều bất cập, lúc thì ngành nông nghiệp vận động nông dân trồng lúa này, khi thì bảo trồng lúa nọ, nhưng lại không đảm bảo đầu ra. Ngoài ra, công tác sản xuất hiện nay chưa gắn với thị trường, dù nông dân có trồng lúa chất lượng cao hay chất lượng thấp thì cũng vậy.
“Chúng ta giao chỉ tiêu mua tạm trữ cho các DN, nhưng chỉ yêu cầu họ mua đủ sản lượng chứ không khống chế việc mua lúa chất lượng thấp hay chất lượng cao. Thông thường, các DN sẽ mua lúa chất lượng thấp do chi phí bỏ ra không nhiều lại dễ đảm bảo mua đủ chỉ tiêu, ngược lại, nếu mua lúa chất lượng cao sẽ khó đủ sản lượng, chi phí phải bỏ ra lớn hơn; trong khi đó, việc hỗ trợ lãi suất thu mua chỉ tính trên sản lượng” - ông Trần Hữu Hiệp nói.
Cũng theo ông Hiệp, lúa đông xuân ở các địa phương ĐBSCL đều có đặc điểm khác nhau về diện tích, tỉ lệ giống, tiến độ thu hoạch, sản lượng... Nhưng khi mua tạm trữ, các tỉnh triển khai theo kiểu mạnh ai nấy làm một cách đại trà, không có sự liên kết cấp vùng để tập trung thu mua vào các địa bàn trọng điểm tương ứng với từng thời gian nhất định. Như tỉnh Kiên Giang hiện nay đang cần tập trung vào giải quyết đầu ra cho lúa chất lượng cao hoặc ở một tỉnh khác có tình trạng tương tự...
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL - cho biết thêm, tình trạng lúa chất lượng cao khó tiêu thụ nếu không sớm giải quyết, những vụ tiếp theo, nông dân sẽ quay lại trồng các giống lúa phẩm cấp thấp, phá vỡ cơ cấu giống cũng như công sức của ngành nông nghiệp. Thời gian tới, cần phải sớm hoàn thiện chính sách dự trữ lúa gạo lâu dài, chứ không tạm trữ như hiện nay. Ngoài ra, nên sớm hoàn thành xây dựng hệ thống kho dự trữ 4 triệu tấn, tăng lượng mua lúa dự trữ vụ đông xuân từ 2 triệu lên từ 4-5 triệu tấn gạo mới có thể sớm tiêu thụ hết lúa hàng hóa, đảm bảo lợi ích cho nông dân.
Ông Nguyễn Quang Bình - Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu và HTKTQT - Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang - cho biết: Sau thời gian tiến hành thu mua tạm trữ, hiện tại lúa chất lượng cao (lúa hạt dài) đang ở mức 5.900đ/kg (lúa tươi mua tại ruộng) và 6.300đ/kg (lúa khô mua tại kho). Với mức giá này, đảm bảo nông dân có lãi trên 30%.
Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là lúa chất lượng cao vẫn đang rất khó tiêu thụ. Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 36.000ha trồng lúa jasmine với sản lượng ước đạt trên 280.000 tấn. Ông Bình nêu cái khó: “Chúng ta giao chỉ tiêu mua tạm trữ lúa gạo cho DN, nhưng lại không nói rõ là phải thu mua loại lúa nào. Hiện tại, chỉ có 2/7 Cty (được giao chỉ tiêu thu mua tạm trữ lúa gạo trên địa bàn tỉnh) thu mua loại lúa này và cũng không biết họ sẽ thu mua trong thời gian bao lâu với số lượng là bao nhiêu?”.
Đánh giá về thực trạng trên, ông Phạm Văn Quỳnh - Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ - phân tích: “Vụ đông xuân năm nay, hầu hết các địa phương trong vùng đều chuyển sang trồng lúa chất lượng cao với diện tích lớn. Bên cạnh đó, thay vì chia làm 2-3 đợt gieo sạ, nông dân lại tập trung quá nhiều vào đợt đầu vụ, từ đó dẫn đến tình trạng thu hoạch rộ, sản lượng lúa quá cao so với nhu cầu và khả năng thu mua của các DN, cộng thêm tác động của thị trường đã khiến lúa chất lượng cao rơi vào cảnh bấp bênh, khó tìm được đầu ra”.
Vận động nhưng buông lỏng đầu ra!
Ông Trần Hữu Hiệp - Vụ trưởng Vụ Kinh tế - Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ - đánh giá: Hiện nay, chất lượng công tác quy hoạch và dự báo đang bộc lộ nhiều bất cập, lúc thì ngành nông nghiệp vận động nông dân trồng lúa này, khi thì bảo trồng lúa nọ, nhưng lại không đảm bảo đầu ra. Ngoài ra, công tác sản xuất hiện nay chưa gắn với thị trường, dù nông dân có trồng lúa chất lượng cao hay chất lượng thấp thì cũng vậy.
“Chúng ta giao chỉ tiêu mua tạm trữ cho các DN, nhưng chỉ yêu cầu họ mua đủ sản lượng chứ không khống chế việc mua lúa chất lượng thấp hay chất lượng cao. Thông thường, các DN sẽ mua lúa chất lượng thấp do chi phí bỏ ra không nhiều lại dễ đảm bảo mua đủ chỉ tiêu, ngược lại, nếu mua lúa chất lượng cao sẽ khó đủ sản lượng, chi phí phải bỏ ra lớn hơn; trong khi đó, việc hỗ trợ lãi suất thu mua chỉ tính trên sản lượng” - ông Trần Hữu Hiệp nói.
Cũng theo ông Hiệp, lúa đông xuân ở các địa phương ĐBSCL đều có đặc điểm khác nhau về diện tích, tỉ lệ giống, tiến độ thu hoạch, sản lượng... Nhưng khi mua tạm trữ, các tỉnh triển khai theo kiểu mạnh ai nấy làm một cách đại trà, không có sự liên kết cấp vùng để tập trung thu mua vào các địa bàn trọng điểm tương ứng với từng thời gian nhất định. Như tỉnh Kiên Giang hiện nay đang cần tập trung vào giải quyết đầu ra cho lúa chất lượng cao hoặc ở một tỉnh khác có tình trạng tương tự...
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL - cho biết thêm, tình trạng lúa chất lượng cao khó tiêu thụ nếu không sớm giải quyết, những vụ tiếp theo, nông dân sẽ quay lại trồng các giống lúa phẩm cấp thấp, phá vỡ cơ cấu giống cũng như công sức của ngành nông nghiệp. Thời gian tới, cần phải sớm hoàn thiện chính sách dự trữ lúa gạo lâu dài, chứ không tạm trữ như hiện nay. Ngoài ra, nên sớm hoàn thành xây dựng hệ thống kho dự trữ 4 triệu tấn, tăng lượng mua lúa dự trữ vụ đông xuân từ 2 triệu lên từ 4-5 triệu tấn gạo mới có thể sớm tiêu thụ hết lúa hàng hóa, đảm bảo lợi ích cho nông dân.
Ông Trần Quang Củi - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang: Việc lúa chất lượng cao khó tiêu thụ đã gây trở ngại đến chủ trương chuyển đổi giống lúa của ngành nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, đây chỉ là tác động khách quan của thị trường (?). Về lâu dài, tỉnh sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển sang trồng lúa chất lượng cao, đây là chủ trương đúng, từng bước nâng cao giá trị, đưa hạt gạo Việt Nam phát triển lớn mạnh ra thị trường thế giới. |
Nhận xét
Đăng nhận xét