Trần Hiệp Thuỷ
Việc Bộ Thương mại Hoa
Kỳ (DOC) vừa áp thuế chống bán phá giá mặt hàng cá tra của doanh nghiệp (DN) Việt
Nam (VN) vào thị trường Mỹ tăng hơn 25 lần, chắc chắn có tác động tiêu cực đến
sản xuất, chế biến và xuất khẩu (XK) cá tra nước ta. Hiệp hội chế biến, XK thuỷ
sản (VASEP) và các DN bị áp thuế cao đang xúc tiến thủ tục khởi kiện DOC
lên Toà án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (CIT), yêu cầu xem xét lại việc chọn
Indonesia làm nước thứ ba (thay cho Bangladesh), các sai số trong tính toán để đưa
ra phán quyết ...
Đó là việc phải làm, nhưng quan trọng hơn, là các DN XK nước ta phải đoàn kết, hợp tác tạo ra sức mạnh để đủ sức ứng phó trước những “thủ đoạn” áp thuế chống bán phá giá hay các rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các quốc gia sử dụng để “danh chính, ngôn thuận” bảo hộ hàng nội.
Đó là việc phải làm, nhưng quan trọng hơn, là các DN XK nước ta phải đoàn kết, hợp tác tạo ra sức mạnh để đủ sức ứng phó trước những “thủ đoạn” áp thuế chống bán phá giá hay các rào cản kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các quốc gia sử dụng để “danh chính, ngôn thuận” bảo hộ hàng nội.
Đây không phải lần đầu
tiên, hơn 10 năm trước, ngành cá tra VN đã phải đương đầu với quyết định “áp
thuế chống bán phá giá” của Hoa Kỳ. Lịch sử đã lặp lại, nhưng bài học cũ dường
như chưa được học thuộc. Ngành kinh tế cá tra VN xuất phát từ vùng sông nước
ĐBSCL hơn thập kỷ qua đã tạo ra kỳ tích. Sản lượng tăng hơn 50 lần, kim ngạch XK hơn 65 lần, chiếm 99% thị phần xuất khẩu cá tra toàn cầu. Xét về mặt kinh tế học, ta đang nắm giữ độc quyền cung ứng cá tra cho cả thế giới.
Nhưng tại sao “nhà độc quyền” không có quyền quyết định giá bán và làm chủ thị
phần? Hai năm qua, ngành cá tra lại ngoi ngóp. Giá cá nguyên liệu bán dưới giá thành, “hiệu ứng
đôminô” lây lan, DN, người nuôi, đại lý thức ăn, ngân hàng … nợ nần dây chuyền,
chiếm dụng vốn lẫn nhau. Trong cơn khát vốn, nhiều DN XK làm
ăn chụp giựt, liên tục chào bán
hàng với giá thấp hơn để có tiền xoay vòng và trả nợ. Đó là cái cách “bồ nhà chơi xấu nhau trên sân khách”, đã tạo cho nhà nhập khẩu quyền xác lập “giá trần”.
“Trần” liên tục hạ đến mức bị xếp vào “bán phá giá”. Ai đã phá giá? Thật bất
công cho hàng ngàn hộ nông dân. Chắc chắn không một người nuôi nào muốn bán cá dưới
giá thành, nhưng họ đã buộc phải bán khi quyền quyết định thuộc lại thuộc về người
khác.
Thách thức từ việc “áp thuế chống bán phá giá
cá tra” là chỉ dấu bộc lộ hệ luỵ do phát triển nóng, thiếu qui hoạch, mạnh ai
nấy làm; đang đặt ra yêu cầu bức xúc tái cấu trúc lại ngành kinh tế này. “Vấn
đề của VN hiện không phải là sợ thừa cá mà là sự phối hợp của các DN và hỗ trợ
của các cơ quan nhà nước. Nhà nước và ngân hàng phải có chính sách kéo dài thời
gian vay vốn cho DN bị thuế cao để họ không bị áp lực giảm giá bán. Còn người
nuôi cá cũng cần gia hạn tín dụng để tránh bán tháo" – ông Dương Ngọc
Minh, Phó Chủ tịch VASEP, Tổng Giám đốc Công ty CP Hùng Vương đã nói như vậy. Nhưng bao giờ là tiếng nói chung?
Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 19-3-2013
Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 19-3-2013
Nhận xét
Đăng nhận xét