Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2012

CÀ MAU – ĐẦU TÀU KINH TẾ BIỂN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TẠP CHÍ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, số 64, tháng 4-2012 TRẦN HIỆP THỦY “Tập trung đầu tư phát triển mạnh về kinh tế biển gắn với bảo vệ tài ngyên môi trường biển … Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, nông, lâm sản theo hướng tăng tỷ lệ hang tinh chế, phát triển công nghiệp năng lượng trên cơ sở cụm công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau, đồng thời thu hút phát triển một số ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao – trích Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể KT-XH tỉnh Cà Mau đến năm 2020”.  Cà Mau - 3 mặt giáp biển Ba mặt biển Cà Mau là tỉnh duy nhất của cả nước có 3 mặt Đông – Tây – Nam tiếp giáp biển với chiều dài 254 km, chiếm 34,5% chiều dài bờ biển toàn vùng ĐBSCL, 7,8% bờ biển cả nước . Vùng biển nơi cuối đất này là 1 trong 4 ngư trường lớn nhất của nước ta, rộng trên 71..000 km2, có tiềm năng, trữ lượng lớn về dầu khí. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành công trình trọng điểm quốc gia - Trung tâm công nghiệp khí-điện-đạm. Cá

Đổi mới sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL: Kỳ vọng về “lá chắn thần kỳ”

BÁO LAO ĐỘNG, thứ năm 26/04/2012 10:10 Ngày 20.1.2012, sau đúng 5 năm gia nhập WTO, Cổng thông tin điện tử Chính phủ VN công bố dự thảo quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư tại ĐBSCL”, định hướng đổi mới chính sách đất đai theo hướng thu hẹp diện tích bắt buộc trồng lúa, thí điểm xóa bỏ chế độ hạn điền, đặc biệt cho phép triển khai 5 dự án “liên kết vùng thực hiện tam nông” do Ban Chỉ  đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB) phối hợp cùng các viện, trường xây dựng và đề xuất. Có thể nói chính đây là “tập đại thành” của hàng loạt sáng kiến cỡ “khoán 10”, “khoán 100” vào thập niên 80 của thế kỷ trước, có khả năng giúp VN đối phó với những thách thức “hậu WTO” - thời kỳ mà SXNN được cảnh báo là bộ phận dễ tổn thương bậc nhất của nền kinh tế, nhưng trên thực tế không ít lần “cứu nguy” cho cả nền kinh tế. Cuộc trao đổi giữa PV Lao Động với TS Nguyễn Văn Sánh – Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển (NCPT) ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), người khởi xướng ý tưởng xây

Khai mạc Triển lãm - Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển Đồng bằng sông Cửu Long

27/04/2012 08:35:18 (HG) - Triển lãm - Hội trợ 10 năm thành tựu xây dựng và phát triển ĐBSCL gắn với kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính thức khai mạc lúc 7 giờ hôm nay tại Khu đô thị Nam Sông Cần Thơ, phường Phú Thứ, quận Cái Răng. Sự kiện quan trọng này sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 30-4, nhằm khẳng định thành tựu 10 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, vị trí chiến lược về kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng của vùng; tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư, chăm lo an sinh xã hội... để ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững. Đây là cuộc triển lãm - hội chợ có quy mô lớn nhất vùng từ trước đến nay với khoảng 1.200 gian hàng trưng bày và có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành Trung ương, 13 tỉnh, thành trong vùng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, các viện, trường, tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp. Đặc biệt, Ngoại giao đoàn với đại diện 33 nước và tổ chức quố

Trương Vĩnh Ký: Một trí thức buồn

Kỷ niệm lần giỗ thứ 110 ( 0 1/ 0 9/2008) của Trương Vĩnh Ký Vietsciences- Hồng Lê Thọ   (BLOG NGƯỜI LÓT GẠCH)         01/09/2008 MỘT TRÍ THỨC BUỒN Trước khi qua đời, Pétrus Ký đã để lại những dòng thơ tự sự đầy cảm khái: “Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai, Xô đẩy người vô giữa cuộc đời. Học thức gởi tên: con mọt sách, Công danh rốt cuộc cái quan tài. Dạo hòn, lũ kiến mau chơn bước, Bò xối, côn trùng chắt lưỡi hoài. Cuốn sổ bình sanh công với tội, Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.” Rằng tuy ăn ở cùng Tần Bâng khuâng nhớ Hán muôn phần xót xa (Trương Vĩnh Ký) Sĩ phu yêu nước hay “nàng Kiều” tây học ? Vốn kiến thức uyên bác qua trên 118 tác phẩm để lại, tuy không phải là kiệt tác hay công trình học thuật độc đáo mà chủ yếu là những khảo sát, đúc kết lịch sử một cách có hệ thống mặc dù về hành văn còn pha trộn biền ngẫu, nhưng về nhiều phương diện, các trước tác của Trương Vĩnh Ký là đóng góp không thể xem thường: lần đầu tiên một tác phẩm sử học về Việt Nam

Lớn mạnh sau 10 năm

BÁO ĐẦU TƯ, Thứ bảy, 28/04/2012 Trần Hữu Hiệp(*) (baodautu.vn) Trong 10 năm qua, kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) liên tục tăng trưởng 2 con số, gấp hơn 1,5 lần, có năm gấp hơn 2 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội đã có bước phát triển quan trọng, làm thay đổi hẳn diện mạo của vùng và tạo ra môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, hấp dẫn hơn. Những thành tựu vượt bậc về nhiều mặt Ngoài thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản, gần đây, vùng ĐBSCL còn được quan tâm đầu tư và thể hiện ngày càng rõ  vị thế của một trong những trung tâm năng lượng lớn của cả nước. Trung tâm Khí - Điện - Đạm Cà Mau là công trình trọng điểm quốc gia, 2 nhà máy khí điện Cà Mau I và II, có công suất 1.500 MW, cung cấp trên 9 tỷ KWh điện/năm và Nhà máy Đạm Cà Mau vừa mới khánh thành và đưa vào sử dụng đầu năm nay, công suất 800.000 tấn urê/năm, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phân urê của cả nước. Ngoài ra, đường ống dẫn khí Lô B-Ô Môn, Trung tâ

Đất Chín Rồng: Tưng bừng khai hội rồng bay

BÁO HẬU GIANG, ngày 7/04/2012 08:26:36 HỮU HIỆP Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, tại thành phố Cần Thơ - trung tâm vùng, người dân nhiều vùng miền của cả nước, kể cả bạn bè thế giới, với 33 đoàn ngoại giao của các nước và tổ chức quốc tế tụ hội về đây tham dự “ngày hội rồng bay”.  Ngày hội Rồng bay. Ảnh: hiepcantho  Điểm nút là những sự kiện quan trọng diễn ra từ ngày 27 đến hết đêm 30-4-2012 trong khuôn khổ Triển lãm - Hội chợ thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL gắn với lễ kỷ niệm 37 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mở đầu là lễ khai mạc ở Khu Nam Cần Thơ, bên bờ sông Hậu, ước hơn 5.000 người tham dự, diễu binh, diễu hành hoành tráng, lớn nhất từ trước đến nay. Tuy vẫn còn đó những khó khăn, trăn trở của vùng đất giàu tiềm năng, nhưng phát triển chưa tương xứng với chính mình. Nhưng, người đồng bằng tự hào trước thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển đất Chín Rồng. Nhiều công trình thế kỷ được hoàn thành, nhiều kỷ lục đã được xác lập như

CÁC THAM LUẬN HỘI THẢO “CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ SẢN XUẤT LÚA GẠO HÀNG HÓA - MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN”

1. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐBSCL.  TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL. 2. CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHẰM GIẢM TỔN THẤT SAU THU HOẠCH,  Đỗ Văn Nam, Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối. 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẤY LÚA Ở ĐBSCL,  Kỹ Sư Nguyễn Thế Hà Cố vấn Cty TNHH Cơ Khí Công Nông Nghiệp Bùi Văn Ngọ. 4. TÁC ĐỘNG CỦA CƠ GIỚI HÓA SAU THU HOẠCH ĐẾN SẢN XUẤT LÚA VÀ SINH KẾ NGƯỜI NGHÈO Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG -  ThS. Phạm Xuân Phú, Đại Học An Giang. 5. GIẢI PHÁP CHO SẤY LÚA VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẤY LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG -  TS. Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân Viện Cơ điện Nông nghiệp & Công nghệ Sau Thu hoạch. 6.  “CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” - Kỹ sư Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang. 7. LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP MỘT CÁCH HIỆU QUẢ Ở ĐBSCL -  TS. Nguyễn Văn Khải,

Đào tạo nhân lực ĐBSCL: Cuộc rượt đuổi cần tiếp sức!

Bài trên Tạp chí Đầu tư nước ngoài số 64, tháng 4-2012 (Tr.45) Hữu Hiệp Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng sau 5 năm đột phá về GD-ĐT và dạy nghề, nhưng nhìn chung c hất lượng nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL vẫn thấp so với các vùng khác. Vùng lúa gạo miền Tây vẫn là “chỗ trũng” Theo Báo cáo tổng kết 10 năm (2001-2010) của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đầu tư ngân sách cho GD-ĐT và dạy nghề cho vùng còn thấp, mới chiếm 18% cuối năm 2010 so chỉ tiêu 20%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia m ới đạt 11%; học sinh trung học phổ thông đi học đúng độ tuổi đạt 43%; học sinh bỏ học năm học 2009-2010 chiếm 0,1%, cao hơn gần gấp 2 lần so bình quân chung cả nước là 0,56%. Mới đạt tỷ lệ 85 sinh viên/1 vạn dân, mới có 23,5% lao động qua đào tạo. Ở bậc học mầm non cũng còn nhiều điều đáng quan tâm. T oàn vùng còn 215 xã chưa có trường độc lập, 769 phòng học tạm, 3.316 phòng học nhờ, mượn, chiếm tỉ lệ 27,5%, cao hơn nhiều so bình quân cả nước (18,8%). Đặc biệt, nhiều chỉ số giáo dục mầm non

Hình ảnh trước ngày khai mạc Triển lãm - Hội chợ 10 năm thành tựu ĐBSCL

Trồng lúa IR 50404 và chuyện dự báo hay “bấm độn”?

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 26-4-2012 Trần Hiệp Thủy Chọn giống lúa trồng không phải là trò chơi may rủi Mới đây, khi các doanh nghiệp đầu mối thu mua lúa gạo vừa báo cáo hoàn thành vượt 108% chỉ tiêu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về đích trước 4 tuần, thì lúc giá thị trường lúa gạo ĐBSCL tăng vọt. Điều trớ trêu là giống IR 50404 mới mấy tuần trước bị coi là thủ phạm gây ế hàng, khó tiêu thụ, nay lại được thương lái tìm mua. Cũng mấy tuần trước đó, người ta trách nông dân “nói hoài không nghe”, đua nhau trồng giống lúa cao sản, tuy là “vua” kháng sâu bệnh, nhưng ngặt nổi phẩm cấp thấp, dân “ngoại quốc ít chịu ăn”. Song, không trồng những giống lúa cấp thấp thì trồng gì? Trước những thông tin tù mù, anh nông dân miền Tây phải chọn lựa, thay vì nghe theo “dự báo”, thì đành “bấm độn”.

Sáng lên diện mạo đồng bằng

Bài trên Báo Lao Động ngày 26-4-2012  Trước thềm Triển lãm - Hội chợ (TLHC) thành tựu 10 năm XD&PT ĐBSCL, ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, Trưởng ban Chỉ đạo TLHC có cuộc trò chuyện với Báo Lao Động về những thành tựu, kể cả thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế; từ đó đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển vùng đất giàu tiềm năng này. Ông Quang (ảnh) chia sẻ: Trong 10 năm qua, ĐBSCL đã có sự phát triển toàn diện, tạo ra sự chuyển biến tích cực trên nhiều mặt. Kinh tế vùng liên tục tăng trưởng 2 con số, hơn gấp rưỡi mức tăng trưởng bình quân cả nước. Kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, từ một xuất phát điểm thấp, đã có bước phát triển quan trọng, làm thay đổi hẳn diện mạo của vùng.

Đố nhanh không có thưởng

Đố nhanh, đáp gọn: Cái gì đây? Của ai? Lưu ý: Trẻ em dưới 16 tuổi không được tham gia.

“NỢ ĐỌNG VĂN BẢN” & “NỢ XẤU”

Bài trên báo LAO ĐỘNG ngày 22-4-2012 Trần Hiệp Thủy Nợ đọng XDCB là mối lo trong đầu tư công, “nợ đọng văn bản” cũng đang là mối lo của Nhà nước pháp quyền. Nhiều đạo luật được Quốc hội ban hành như Luật phá sản, Luật Trọng tài thương mại … trong tình trạng chờ Nghị định hướng dẫn. Đến lượt mình, Nghị định của Chính phủ lại phải “nhờ vả” Thông tư của các Bộ qui định chi tiết. Thậm chí, Luật Trung ương còn phải chờ chính quyền địa phương “cụ thể hóa”, thì mới đến được với người dân. Đường đi của nhiều đạo luật xem ra còn lắm nhiêu khê. Với thái độ “quyết liệt”, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bộ máy của mình (Công văn số 1463/TTg-PL) phải khẩn trương khắc phục “ tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật” . Mặc dù hơn 90% văn bản Luật của Quốc hội là do Chính phủ dự thảo, trình ban hành, nhưng Chính phủ đang là “con nợ” lớn. Theo “chinhphu.vn”, đến cuối năm 2011, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn chưa ban hành 58 văn bản hướng dẫn thi hành đối với 22 luật, t

Tăng cường liên kết vùng ĐBSCL

SGGP, thứ hai, 23/04/2012, 14:57 (GMT+7) Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về tăng cường liên kết vùng ĐBSCL. Theo đó, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chủ trì, phối hợp với các địa phương trong vùng tiếp tục triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn số 740/VPCP-KTN, ngày 1-2-2010, về chủ trương liên kết vùng. Trong đó, xác định rõ nội dung cần liên kết, hợp tác đầu tư để gắn kết được sự phát triển của từng lĩnh vực, từng địa phương nhằm phát huy lợi thế, hiệu quả đầu tư của các chương trình, đề án đã được phê duyệt trên địa bàn. Phó Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và các ngành, địa phương liên quan xem xét, nghiên cứu cơ chế điều phối liên kết vùng ĐBSCL, trong đó xác định rõ những nội dung cần phải liên kết; trên cơ sở đó xác định danh mục các chương trình, dự án có tính chất liên vùng để kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế, báo cáo Thủ tướng; Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với

Chùa “Cử nhân” ở ĐBSCL

(Dân trí) - Chùa Pitu Khôsa Răngsây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo cho bà con Phật tử đồng bào Khmer mà hơn 16 năm qua nhà chùa còn là nơi cưu mang hàng ngàn tăng sinh, sinh viên Khmer đang theo học tại các trường ĐH trên địa bàn TP Cần Thơ. Chùa Pitu Khôsa Răngsây (chùa Viễn Quang), tại số 27/18 đường Mạc Đỉnh Chi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Từ năm 1996 đến nay, mỗi năm chùa Pitu Khôsa Răngsây tiếp sức cho 45 tăng sinh, sinh viên (SV) là con em dân tộc Khmer ở các tỉnh ĐBSCL có điều kiện ăn, ở học hành.   Ông Lý Hùng, Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương giáo Hội phật giáo Việt Nam, Phó thư ký, kiêm Chánh văn phòng Ban trị sự phật giáo TP Cần Thơ. Phó Hội trưởng thường trực Hội đoàn kết sư sải yêu nước TP Cần Thơ, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây cho biết thời gian tới ngoài việc tiếp tục giúp đỡ các tăng sinh, SV có điều kiện học hành, nhà chùa xin phép thành lập Quỹ Khuyến học để giúp đỡ kịp thời cho các sinh viên Khmer nghèo, hiếu học cũng như khen thưởng,

ĐBSCL: Đồng tâm, hợp lực để phát triển bền vững

SGGP, thứ hai, 23/04/2012, 04:07 (GMT+7) TRẦN MINH TRƯỜNG Ngày 22-4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Đài Truyền hình VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phát triển nhanh và bền vững ĐBSCL”. Tham dự buổi tọa đàm có Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Bùi Ngọc Sương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập. Đầu tư lớn, tăng trưởng nhanh Theo Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ  Bùi Ngọc Sương, trong 10 năm qua, có thể nói thành tựu hạ tầng là quan trọng nhất. Nguồn vốn đầu tư đã tập trung cho 3 khâu đột phá là giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và y tế, an sinh xã hội. Từ đó, tăng trưởng của vùng gần 12% mỗi năm trong 10 năm qua, quy mô GDP gấp 3,5 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; chuyển dịch cơ cấu ki