Chuyển đến nội dung chính

ẤN TƯỢNG XỨ ĐÀI

Đài Loan, hòn đảo xinh đẹp nằm ở phía đông Trung Hoa lục địa, không xa lạ với nhiều người Việt Nam. Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên mang tên “đảo ngọc”, Đài Loan còn là "Con Rồng châu Á" nổi lên từ thập kỷ 70 nhờ chính sách kinh tế khôn ngoan. Cùng với người Hồng Kông, các thương gia Đài Loan là những nhà đầu tư nhanh chân nhất vào làm ăn tại Việt Nam thời kỳ đổi mới và luôn giữ vị trí dẫn đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta.
Con Rồng nhỏ ở phía Đông
Đài Loan có 85 đảo với tổng diện tích khoảng 39.000 km2, chỉ gần bằng 2/3 diện tích vùng ĐBSCL, khoảng 1/10 của Việt Nam. Vùng lãnh thổ này hiện có hơn 23 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người khoảng 16.500 USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới, người thu nhập dưới 7.000 USD/năm được Chính phủ trợ cấp; dự trữ ngoại tệ của Đài Loan hơn 400 tỉ USD. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 2.175 dự án của Đài Loan còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn 23 tỉ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa 2 bên năm 2010 đạt hơn 8,4 tỉ USD. Đặc biệt, Đài Loan có thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, là cửa ngõ để hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ, Nhật và châu Âu. Theo Phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, hiện có khoảng 30.000 thương gia Đài Loan đang làm ăn, sinh sống tại Việt Nam và hơn 200.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đài Loan, trong đó có khoảng 120.000 cô dâu Đài Loan người Việt, 80.000 lao động và 3.500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học. Hiện nay, hàng ngày có 10 chuyến bay qua lại giữa Việt Nam – Đài Loan, doanh thu thị trường Đài Loan năm 2010 của Vietnam Airlines đạt mức 50 triệu USD. Đài Loan xứng đáng là đối tác đầu tư, thương mại quan trọng, đặc biệt là đối với ĐBSCL – vùng trọng điểm nông nghiệp bậc nhất của Việt Nam có nhiều điều kiện để tăng cường hợp tác.

Từ thành phố cảng biển quốc tế Cao Hùng đến Đài Nam- vùng trọng điểm nông nghiệp 
Trải qua hơn 2,5 giờ bay từ Tp HCM, Đoàn chùng tôi đến sân bay Cao Hùng, thành phố phía Nam Đài Loan. Nếu so Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam như 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, thì Cao Hùng nằm ở vị trí phía dưới Đài Nam như Cần Thơ so với TP. Hồ Chí Minh. Cao Hùng là trung tâm kinh tế chính trị lớn thứ 2 của Đài Loan; có cảng biển quốc tế, là một trong 4 cảng lớn nhất thế giới, có ngành công nghiệp đóng tàu hiện đại và cũng là căn cứ hải quân, trung tâm chế tạo, lọc dầu và vận tải lớn của Đài Loan. Hệ thống MRT ở Cao Hùng là một trong hệ thống tàu điện ngầm tốt, kết nối với hệ thống xe buýt nội thị, về nông thôn. Cao Hùng cũng là nơi có các trường đại học thuộc loại tốt nhất Đài Loan, cung cấp cho sinh viên chất lượng giáo dục cũng như chất lượng cuộc sống tốt nhất. Tuy nhỏ hơn Đài Bắc, song Cao Hùng có lợi thế của một thành phố phát triển sau, mang dáng dấp của một đô thị hiện đại, tiện nghi và môi trường sống tốt hơn.
Một nông dân Đài Nam đi cắt cỏ
Đài Nam cách không xa Cao Hùng, chỉ khoảng gần 2 giờ đi ô tô. Xét về qui mô đô thị, thành phố Đài Nam nhỏ hơn, nhưng toàn khu Đài Nam là một trung tâm nông nghiệp của Đài Loan, nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và là nơi có nhiều viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp nhất. Cô hướng dẫn Đoàn giải thích, so với người Đài Bắc giỏi việc chính trị, kinh doanh và thực dụng, người Đài Nam chan hòa và gần gũi hơn nhiều. Chúng tôi đến thăm Trung tâm nghiên cứu giống cây ăn quả và rau củ trực thuộc Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan, thăm Viện nghiên cứu súc sản, được thành lập từ năm 1902. Đài Loan có chính sách hỗ trợ nông nghiệp cực kỳ tốt, đặc biệt là hình thức tổ chức hợp tác xã nông nghiệp rất thành công. Các nông gia là xã viên gắn bó lợi ích thiết thực với HTX từ các khâu sản xuất mà các nhà kinh tế quen gọi là các “chuỗi giá trị” từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm nông nghiệp. Với một diện tích, tài nguyên thiên nhiên ít được ưu đãi, song nông nghiệp Đài Loan phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Lý giải nguyên nhân, nhiều người cho rằng, nhờ những chính sách vĩ mô phù hợp, sự lựa chọn những sản phẩm có lợi thế trong đầu tư, trong đó các ngành kinh tế khác phải đóng vai trò là những ngành hỗ trợ cho nông nghiệp. Vùng lãnh thổ này đã biết dựa vào sức mạnh mềm (soft power) mà chủ yếu là Công nghệ thông tin (IT) và Công nghệ sinh học (Biotechnology). Đài Loan đã sử dụng khoảng 1/3 số vốn viện trợ tái thiết của Mỹ vào phát triển nông thôn, chủ yếu là phát triển khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân và cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp. Trong các yếu tố tạo nên thành công của phát triển nông nghiệp phải kể đến vai trò quan trọng của các tổ chức nông dân. Đài Loan có 4 tổ chức của nông dân là Nông hội, Hợp tác xã cây ăn quả, Hội thủy lợi, và Hội thủy sản, trong đó Nông hội là 1 tổ chức có quy mô lớn nhất. Về cơ bản đó là những tổ chức kinh tế hợp tác làm dịch vụ phi nông nghiệp bao gồm cung cấp vật tư và tiêu thụ nông sản, giúp nông dân tăng sức mạnh thương lượng trong hoạt động mua bán. Nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nông dân, gắn nông dân với Chính phủ, 50% vốn và kinh phí hoạt động của Nông hội do chính phủ cung cấp, chưa kể các đầu tư trực tiếp khác cho nông thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật qua các chương trình phát triển.
Đi tàu cao tốc 300 Km/giờ đến Đài Bắc – thành phố nhiều “cái nhất”

Đoàn chúng tôi rời Đài Nam đi Đài Bắc bằng tàu cao tốc 300 Km/giờ với công nghệ Shinkansen của Nhật Bản được đưa vào sử dụng từ năm 2007, đã thay thế một cách hiệu quả các chuyến bay nội địa; giảm hành trình chạy tàu thông thường từ 4 giờ xuống còn 90 phút; vé tàu cao tốc hiện có giá 1.280 Đài tệ, thay cho vé máy bay trước đây khoảng 2.500 tệ. Đài Loan có chiều dài trục Bắc Nam 395 km và chiều rộng 144 km. Việc qui hoạch và xây dựng hệ thống giao thông ở Đài Loan cũng là một mẫu mực rất đáng được học tập, bao gồm các trục dọc (QL 1,3,5), đường ngang xương cá (QL 2,4,6) và tuyến vòng quanh đảo. Đài Bắc không chỉ là thủ đô, thành phố lớn nhất, mà còn được biết đến với nhiều “cái nhất” khác: đông dân nhất Đài Loan, với khoảng 3 triệu người, có Tháp 101 cao nhất, Bảo tàng quốc gia lớn nhất ... Thành phố Đài Bắc là một thung lũng được vây bọc bởi các dãy núi cao ở phía Đông, Nam và một phần ở phía Tây Yangmingshan và do các con sông Tamshui, Keelung bồi đắp. Bảo tàng Quốc gia (Bảo Tàng Cố Cung) là một trong những Bảo tàng lớn nhất thế giới, nơi lưu giữ 700.000 cổ vật vô giá qua nhiều triều đại Hoàng gia Trung Hoa, trong đó có nhiều tuyệt tác nghệ thuật ghi dấu 5.000 năm lịch sử Trung Quốc, được Tưởng Giới Thạch chuyển từ Tử Cấm Thành tới. Toà nhà 101 tầng (Taipei 101 Tower) một thời gian dài vượt qua Tháp đôi Petronas của Malaysia để trở thành tòa tháp chọc trời cao nhất thế giới trước khi bị Tòa tháp ở Dubai của UEA soán ngôi. Tháp 101 tầng cao 508m, được thiết kế đa bậc, mang nhiều dấu ấn đặc trưng phong thủy của người Hoa như một giếng nước phun - biểu trưng cho sự sung túc, nơi chân tòa tháp. Hình dáng cả tòa tháp như một thân cây tre với 8 khúc, biểu trưng cho sự tăng trưởng tốt và mỗi khúc lại gồm 8 tầng, chữ “bát” (đồng âm với từ “phát”), biểu trưng cho sự phồn vinh, sung mãn. Vật trang trí bên ngoài tòa tháp này cũng đều mang ý nghĩa, biểu tượng của may mắn, thành công và giàu có. Tòa tháp được chia thành 3 phần: khu lầu tháp, chân tháp và tầng hầm. Lầu tháp là kiến trúc chính của tòa nhà dùng làm văn phòng làm việc; chân tháp là khu thương mại gồm khối kiến trúc 6 tầng bao quanh lầu tháp, bên trong được thiết kế hết sức hoa lệ. Để chống chọi với bão giông mà sức gió hơn 216km/h và động đất đến 7 độ richter, người ta cho đặt một quả cầu kim loại khổng lồ nặng 660 tấn ở bên trong tòa tháp, lơ lửng giữa tầng 88 và 89 để giữ thăng bằng cho Tòa tháp. Thang máy vận hành với tốc độ “khủng” 1.010m/phút, nên chỉ cần 39 giây đã “bắn vọt” du khách từ tầng trệt lên đến tầng 89 cách mặt đất 383,4m, nhìn toàn cảnh Đài Bắc đẹp lạ thường.
Dạo chợ đêm Đài Bắc, nhớ chợ đêm Tây Đô ở đồng bằng
“Chưa đi chợ đêm, coi như chưa biết Đài Bắc” – Cô hướng dẫn viên Đài Loan, gốc Việt, quê Sa Đéc, người lúc nhỏ đã từng đi chợ đêm, chợ nổi Miền Tây Nam Bộ, theo gia đình qua Đài Loan định cư từ năm 10 tuổi bảo vậy. Đài Bắc có khoảng 10 chợ đêm, trong đó chợ Sĩ Lâm có từ năm 1899 nổi tiếng nhất, cũng là một trong 4 khu chợ đêm nổi tiếng nhất châu Á. Chợ đêm Sĩ Lâm nằm ở đoạn gần nhà hát Yan Ming, gần đường Wen Lin, Ji He, Da Dong và Da Nan. Chợ bán rất nhiều mặt hàng khác nhau với giá cả vừa phải, hầu hết đều gắn sẵn giá cả thuận tiện cho người mua, nhóm họp đến tận 4-5 giờ sáng. Ở khu chợ này có một dãy hàng ăn trên hè phố với đủ các món đặc trưng khẩu vị của người Hoa, trông giống như khu Chợ Lớn ở TP Hồ Chí Minh. Dãy hàng ăn còn có những món ăn quen thuộc của dân Miền Tây như bắp luộc, bắp nướng chế mở hành, chè sâm bổ lượng, nước mía ... Chợ đêm là một nét văn hóa chợ không thể thiếu của đời sống về đêm ở Đài Bắc, cũng như chợ nổi, cô hướng dẫn viên Đài Loan gốc Việt đang hướng dẫn đoàn tham quan Dinh thự Tưởng Giới Thạch - Tống Khánh Linh
chợ đêm Miền Tây Nam Bộ, là cánh cửa sổ mở ra cho du khách tìm hiểu một phần văn minh nông nghiệp. Dạo chợ đêm Sĩ Lâm, lòng bỗng nao nao nhớ về chợ đêm, chợ nổi xứ Miền Tây cây lành, trái ngọt quê mình, nghĩ đến một ngày ĐBSCL sánh ngang với những miền đất hấp dẫn du khách bốn phương như Đài Loan – Con Rồng nhỏ Á châu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...