Chuyển đến nội dung chính

Đào tạo nhân lực ĐBSCL: Cuộc rượt đuổi cần tiếp sức!

Hữu Hiệp
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng sau 5 năm đột phá về GD-ĐT và dạy nghề, nhưng nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của vùng ĐBSCL vẫn thấp so với các vùng khác.
Vùng lúa gạo miền Tây vẫn là “chỗ trũng”
Theo Báo cáo tổng kết 10 năm (2001-2010) của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đầu tư ngân sách cho GD-ĐT và dạy nghề cho vùng còn thấp, mới chiếm 18% cuối năm 2010 so chỉ tiêu 20%. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia mới đạt 11%; học sinh trung học phổ thông đi học đúng độ tuổi đạt 43%; học sinh bỏ học năm học 2009-2010 chiếm 0,1%, cao hơn gần gấp 2 lần so bình quân chung cả nước là 0,56%. Mới đạt tỷ lệ 85 sinh viên/1 vạn dân, mới có 23,5% lao động qua đào tạo. Ở bậc học mầm non cũng còn nhiều điều đáng quan tâm. Toàn vùng còn 215 xã chưa có trường độc lập, 769 phòng học tạm, 3.316 phòng học nhờ, mượn, chiếm tỉ lệ 27,5%, cao hơn nhiều so bình quân cả nước (18,8%). Đặc biệt, nhiều chỉ số giáo dục mầm non đạt rất thấp: trường chuẩn quốc gia mới đạt 10%; trẻ trong độ tuổi đến trường thấp hơn cả Tây Nguyên, Tây Bắc. Tình trạng trường “4 không” (điện, nước, nhà vệ sinh, sân chơi) còn rất phổ biến. 

Nỗ lực liên kết vùng
Ngoài các chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục-đào tạo, dạy nghề như cả nước; nỗ lực “liên kết vùng” đầu tiên phải kể đến là Đề án Mekong 1000. Đề án được khởi động từ năm 2005, đặt mục tiêu đến 2010 đào tạo 1.000 cán bộ có trình độ sau ĐH với tổng kinh phí 50 triệu USD từ ngân sách các tỉnh ĐBSCL. So với các Chương trình 322 và 165 đào tạo cán bộ ở nước ngoài được ngân sách trung ương đảm bảo, thì đây là sáng kiến “đột phá” chưa có tiền lệ của vùng. Trường ĐH Cần Thơ với vai trò của một đại học cấp vùng, đa ngành, đa lĩnh vực đã tận dụng tối đa các mối quan hệ hợp tác quốc tế để giảm chi phí đào tạo, giúp con em “Hai Lúa” có nhiều cơ hội học tập ở trình độ tiên tiến. Những khó khăn ban đầu như kinh phí “tự lực” của địa phương và người học; việc khó tuyển ứng viên … được địa phương nỗ lực khắc phục. Nhưng xem ra, một Chương trình lớn cấp vùng khó có thể là phép cộng những nỗ lực của 13 tỉnh, thành mà cần sự quan tâm, tác động bằng cơ chế, chính sách mạnh mẽ hơn nữa của Trung ương. Mekong 1000 cần được Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Từ đó, có cơ chế đặc thù huy động nguồn lực ngân sách đầu tư dài hạn, cơ chế xã hội hóa, việc gắn kết “đào tạo-sử dụng” để phát huy hiệu quả … Thực tế cần sự điều phối thường xuyên, có thực quyền của một “nhạc trưởng” đủ thẩm quyền hơn là vai của Trường ĐH Cần Thơ – chỉ là một đơn vị đào tạo.
Nỗ lực kế tiếp là những hoạt động “kết nối” của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ trong việc đào tạo nhân lực của vùng thời gian qua còn “bỏ trống”. Cơ quan này đã phát huy vai trò “đầu mối phối hợp”, cùng với Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Trường ĐH Kiến trúc, ĐH Y dược, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng Miền Tây tăng cường đào nhân lực theo nhu cầu sử dụng của các địa phương trong các lĩnh vực: đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị-hành chính (120 học viên), kiến trúc sư, kỹ sư qui hoạch, kỹ sư xây dựng (516 chỉ tiêu), bác sĩ đa khoa, chuyên khoa (350 chỉ tiêu), thạc sĩ chính sách công (60 chỉ tiêu) ... những nổ lực xin them “chỉ tiêu” đào tạo nhằm tăng tốc phát triển nhân lực vùng cần được tiếp sức mạnh mẽ và đồng bộ hơn là những chương trình riêng lẻ.  
Cần tiếp sức bằng cơ chế đặc thù
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo theo các mô hình phù hợp như theo đơn đặt hàng, địa chỉ sử dụng, hợp đồng hợp tác... nhằm tạo ra đội ngũ trẻ, năng động, hiện đại có trình độ cao; gắn phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm là mục tiêu chung của vùng; phấn đấu đến 2015 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn vùng lên 45% và năm 2020 là 60%. Để đạt được mục tiêu này, các địa phương, cơ sở đào tạo không chỉ cần nắm chắc cung - cầu lao động, mà còn phải tháo gỡ nhiều “nút thắt” cơ chế.
Thực tế còn không ít vướng mắc theo kiểu “người đạp ga, kẻ thì đạp thắng” trong vòng lẩn quẩn giải quyết mâu thuẫn giữa “số lượng” và “chất lượng”. Sắp tới, ngoài các chương trình mục tiêu quốc gia về GD-ĐT, dạy nghề và y tế như các vùng miền khác, ĐBSCL rất cần những “liều thuốc đặc trị”. Tất nhiên, “thuốc” nào cũng có tác dụng phụ. Ví như để tăng nhanh số lượng cán bộ được đào tạo ở các ngành, lĩnh vực thì phải “hy sinh” ở mức chấp nhận được về “chất lượng”, kiểu như tuyển sinh đầu vào theo nguyên tắc “trên sàn, dưới chuẩn” chung của toàn quốc; đào tạo gắn với thực hành nghề nghiệp của vùng. Về đầu tư cơ sở vật chất, cần khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các kênh huy động vốn ngoài ngân sách, đặc biệt là phải có “cơ chế đặc thù” để tăng tốc đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực cho đồng bằng. Cần sớm có Chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, triển khai các chương trình mục tiêu của vùng tương ứng với sự đóng góp của nó cho cả nước trên mặt trận nông nghiệp.
Mới đây, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương xây dựng đề án đặc thù phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL nhằm tăng tốc cho “vùng trũng” này. Cuộc rượt đuổi trong phát triển nguồn nhân lực ở ĐBSCL đang tiếp tục tăng tốc, cần tiếp sức để giải quyết tổng thể nhu cầu nhân lực cho ĐBSCL đuổi kịp các vùng miền khác của các nước.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Địn...

Nhớ Cần Thơ phố

Trần Hữu Hiệp B áo Dân Việt So với Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, cố đô Huế trầm tư hay Sài Gòn phố nhộn nhịp, thì Cần Thơ phố mang đậm đặc trưng sông nước miệt vườn. Nơi đó, hàng ngày, người Tây Đô vẫn đang sống cuộc đời bình dị. Nhớ thời học phổ thông, nhà tôi chỉ cách trung tâm Cần Thơ 20 Km, nhưng mãi đến năm 15 tuổi, lần đầu tiên mới được đến Cần Thơ cùng đội học sinh giỏi của Trường cấp III Ô Môn dự thi. Đêm, mấy thằng nhà quê lang thang, lạc đường trên phố Hòa Bình, thời đó là một  đại lộ mênh mông trong mắt nhìn bọn trẻ nhà quê chúng tôi. Ký ức Cần Thơ phố trong tôi một thời còn vang qua giọng ngâm của ai trong đêm tĩnh lặng nơi con hẻm nhỏ, bài thơ Tình trắng của Kiên Giang – Hà Huy Hà: “Cần Thơ, ơi hỡi Cần Thơ/Bóng dáng ngày xanh phủ bụi mờ/Ai nhặt giùm tôi bao kỷ niệm” … Và thơ tôi, tuổi học trò: “Ai đặt tên em tự bao giờ/Người đời hai tiếng gọi Cần Thơ/Mỗi lúc đi xa ta nhớ quá/Gặp lại hình em tron...