Hữu Hiệp
Tuần qua, cùng với những giải pháp điều hành năng động, quyết liệt của Chính phủ giúp doanh nghiệp, nông dân tiếp cận vốn, vượt qua khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng vừa có Công điện số 474/CĐ-TTg ngày 10.4 yêu cầu Bộ trưởng Bộ GDĐT, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc hỗ trợ sinh viên khó khăn học đại học, cao đẳng.
Mở thêm "cánh cửa mới" cho con em "vùng trũng" |
Công điện của Thủ tướng thể hiện sự quan tâm đặc biệt: “Hỗ trợ sinh viên khó khăn học đại học, cao đẳng” cũng khẩn cấp như điều hành kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Kết quả 4 năm thực hiện Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên, cả nước đã phát vay cho hơn 2,3 triệu em (vùng lúa gạo Tây Nam Bộ có hơn 382 ngàn em) với tổng số tiền hơn 32,5 ngàn tỉ đồng. Đồng tiền của Chính phủ đến với học sinh, sinh viên nghèo, thật sự trở đã thành điểm tựa cho các em đạt được ước mơ học tập.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải bỏ học giữa chừng. Nhiệm vụ của người đứng đầu Chính phủ giao bộ máy của mình lần này là phải làm ngay với những “đầu việc” hết sức cụ thể: (1) Khẩn trương rà soát, nắm chắc từng trường hợp sinh viên; (2) Có giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, không để trường hợp nào phải bỏ học, thôi học vì lý do không có khả năng đóng học phí và bảo đảm cuộc sống tối thiểu; (3) Trường hợp nào có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giải quyết.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải bỏ học giữa chừng. Nhiệm vụ của người đứng đầu Chính phủ giao bộ máy của mình lần này là phải làm ngay với những “đầu việc” hết sức cụ thể: (1) Khẩn trương rà soát, nắm chắc từng trường hợp sinh viên; (2) Có giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, không để trường hợp nào phải bỏ học, thôi học vì lý do không có khả năng đóng học phí và bảo đảm cuộc sống tối thiểu; (3) Trường hợp nào có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giải quyết.
Theo đó, Bộ GDĐT thống kê cụ thể từng địa phương và từng trường số lượng học sinh đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng nhưng không được đi học và số sinh viên đang học ở các trường đại học, cao đẳng phải bỏ học do khó khăn không có khả năng đóng học phí và bảo đảm cuộc sống tối thiểu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Một cuộc “giải cứu” sinh viên nghèo đang bắt đầu, mở ra cơ hội học tập cho các em; trong đó nhiều học sinh, sinh viên vùng lúa ĐBSCL đang nhiều kỳ vọng.
Trong một động thái tích cực mới đây, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng đã có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương xây dựng đề án đặc thù phát triển nguồn nhân lực vùng ĐBSCL nhằm tăng tốc cho “vùng trũng” này. Thực tế đang đòi hỏi một cơ chế đặc thù để giải quyết tổng thể nhu cầu nhân lực cho ĐBSCL đuổi kịp các vùng miền khác của các nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét