SGGP, thứ hai, 23/04/2012, 04:07 (GMT+7) | ||||
TRẦN MINH TRƯỜNG
Ngày 22-4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Đài Truyền hình VTV Cần Thơ tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phát triển nhanh và bền vững ĐBSCL”. Tham dự buổi tọa đàm có Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Bùi Ngọc Sương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập.
Theo Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Bùi Ngọc Sương, trong 10 năm qua, có thể nói thành tựu hạ tầng là quan trọng nhất. Nguồn vốn đầu tư đã tập trung cho 3 khâu đột phá là giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và y tế, an sinh xã hội. Từ đó, tăng trưởng của vùng gần 12% mỗi năm trong 10 năm qua, quy mô GDP gấp 3,5 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp và tăng dần khu vực 2 và 3. Đó là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong vùng, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống, sự tập trung chỉ đạo của các bộ ngành Trung ương.
Trong đó, hạ tầng giao thông có bước phát triển, gắn kết giao thông liên vùng. Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức cho biết, toàn vùng đã xây dựng mới trên 10 tuyến quốc lộ, tổng chiều dài hơn 2.500km, gần 70 tuyến tỉnh lộ, mở mới 9.117km, nâng cấp 23.218km đường các loại, xây dựng 11.453 cầu, kết nối với hệ thống quốc lộ; đồng thời, hệ thống thủy lợi, cụm, tuyến dân cư, nhà ở vùng ngập sâu và xây dựng phát triển đô thị được quan tâm đầu tư.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, khẳng định: Ngành nông nghiệp đã huy động trên 4.600 tỷ đồng xây dựng các công trình kiểm soát lũ, hoàn thành 35 công trình thủy lợi vừa và lớn, trong đó có 12 công trình phục vụ trên 2.000 ha đất nông nghiệp, 20 công trình kiểm soát lũ ở vùng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, trong 10 năm qua, chỉ riêng chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2008-2010, Chính phủ đã đầu tư 2.600 tỷ đồng. Mạng lưới trường lớp có bước tăng trưởng nhanh. Giáo dục mầm non tăng 685 trường (73%), giáo dục tiểu học tăng 179 trường (5,6%), trung học cơ sở tăng 230 trường (18,9%) và trung học phổ thông tăng 68 trường (18,9%). Toàn vùng hiện có 12 trường đại học với 1 phân hiệu Đại học Nha Trang tại Kiên Giang và 27 trường cao đẳng. Về cơ bản, các tỉnh trong vùng đều có cơ sở đào tạo cao đẳng và một số nơi có cơ sở đại học. Quy mô sinh viên chính quy hiện trên 118.000 SV, tăng 1,6 lần so với 2002. Tổng số sinh viên là người của các địa phương ĐBSCL đang học trên cả nước năm 2010 là 57.200 SV, tăng 2,7 lần so với 2002.
Rủi ro cao, thiếu bền vững
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các tỉnh, thành trong vùng vẫn bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém cần sớm khắc phục. Tình hình kinh tế của vùng ĐBSCL chưa phát triển bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, yếu tố rủi ro còn cao, chưa tương xứng tiềm năng của vùng, một số nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 21 chưa đạt.
Là thành phố trung tâm vùng, nhưng thời gian qua, Cần Thơ vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng và lợi thế. Nhìn nhận vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn cho biết: Đánh giá khách quan, TP Cần Thơ phát triển khá nhanh và toàn diện. Tuy nhiên, sự phát triển của TP chưa đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân khu vực về vai trò của một trung tâm có tác động lan tỏa tới toàn vùng. Vấn đề này đã được Bộ Chính trị đánh giá khi tổng kết Nghị quyết 45 về phát triển Cần Thơ. Có nguyên nhân từ kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, từ việc TP có điểm xuất phát thấp, hạ tầng yếu kém. Đồng thời, việc đầu tư hỗ trợ của Trung ương cho TP vẫn còn hạn chế và cần sự ủng hộ nhiều hơn từ các bộ, ngành. Về chủ quan, thời gian qua, Cần Thơ chưa khai thác được hết các tiềm năng, thế mạnh, chưa đề ra chiến lược phát triển thực sự phù hợp. Trong khi đó, theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh, bức xúc gần đây của ĐBSCL là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Giải quyết vấn đề này đã có Quyết định 80 của Thủ tướng nhưng triển khai còn chậm và lúng túng.
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các tỉnh, thành không thể nào đi riêng lẻ mà phải có liên kết vùng. ĐBSCL cần có tiếng nói chung, tập trung, có một cơ chế chính sách để tạo liên kết vùng, thúc đẩy phát triển. Chủ tịch Vương Bình Thạnh tha thiết: “Trong xu thế giảm dần tỷ trọng đầu tư công, chúng tôi đề nghị Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù để vùng có thể huy động nguồn lực phục vụ phát triển, bằng nhiều hình thức để tăng cường sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách như ODA, hợp tác công - tư PPP để có thể tạo đột phá trong phát triển”. Về vấn đề này, cần phải có một cơ quan điều phối cấp vùng.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Ngọc Sương, lâu nay, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ chỉ thực hiện một phần vai trò điều phối chung. Để có “tư cách pháp nhân”, cần xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng của từng cơ quan và nếu được giao, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ sẵn sàng nhận trách nhiệm thực hiện vai trò điều phối chung cho toàn vùng.
Trong khu vực, không phải tỉnh nào cũng giống tỉnh nào. Như An Giang, lợi thế nhất là dịch vụ, chiếm tới 54% trong cơ cấu. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ cũng có thể đứng đầu khu vực. Ngoài ra, An Giang còn có kinh tế biên mậu, biên giới, giao thương. Kim ngạch của An Giang chiếm gần 70% tổng xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Campuchia. “An Giang đang hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua biên giới Campuchia, hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị, quy mô sản xuất. Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp”- Chủ tịch Vương Bình Thạnh chia sẻ.
Tương tự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập cho rằng với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và sự đồng thuận của địa phương, đồng lòng của người dân, 10 năm tới, ĐBSCL không chỉ lấp các “trũng” về giao thông, giáo dục, nông nghiệp, nông thôn, mà còn cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Với những kết quả đạt được cũng như tìm giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, mục tiêu từ nay đến năm 2020 là xây dựng vùng ĐBSCL tiếp tục là vùng trọng điểm nông nghiệp, thủy sản, là một trong những trung tâm năng lượng cả nước. Trên cơ sở đó, tập trung xây dựng vùng ĐBSCL trở thành vùng phát triển năng động về kinh tế, các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế đất nước.
Về nông nghiệp, nông thôn, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết: Chúng ta tiếp tục đầu tư vào thủy lợi, cùng với việc thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật để phát huy cao hơn lợi thế so sánh của vùng, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, thủy sản, trái cây nhiệt đới. Nhưng phải làm căn cơ hơn, đồng bộ hơn, để đạt hiệu quả cao hơn, bền vững hơn, phát triển bền vững hơn. Đồng thời gắn phát triển sản xuất với xây dựng nông thôn mới, để nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân trong vùng đồng thời chuẩn bị một bước ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu. Bộ trưởng Phạm Bộ GD-ĐT Vũ Luận cho rằng: Chúng ta tập trung mọi giải pháp thúc đẩy nguồn nhân lực cũng như công tác GD-ĐT lên một bước để nhanh chóng đưa ĐBSCL phát triển.
Về lĩnh vực giao thông, trong 10 năm tới, sau khi hoàn thành 3 trục dọc và một số trục ngang cùng 4 hành lang đường thủy, hoàn thành sân bay Phú Quốc, ĐBSCL sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Kết thúc buổi tọa đàm, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Bùi Ngọc Sương nêu những vấn đề cần chú ý về liên kết toàn vùng, trong đó nổi lên liên kết quy hoạch toàn vùng để phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực; liên kết đầu tư và liên kết phân bổ vốn đầu tư. Một mối liên kết “thời sự” cũng được các vị khách mời đề cập là liên kết toàn vùng để ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Trong 10 năm tới, theo tờ trình của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ với Bộ Chính trị, để ĐBSCL phát triển nhanh và bền vững, toàn vùng sẽ tập trung sức để tăng trưởng ở mức 2 con số; chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đầu người đến 2020 là 50 triệu đồng/người/năm.
Trong tuần này, tại Cần Thơ sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động chào mừng 10 năm xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL. Đây cũng là dịp các địa phương trong vùng đánh giá lại kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2010. Thành tựu 10 năm của vùng Tây Nam bộ có thể kể trước hết là việc phát huy nội lực, nhưng điểm quan trọng có thể nhìn thấy rõ nhất là Trung ương quan tâm đầu tư vào 3 lĩnh vực trọng điểm mang tính đột phá là: phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi và giáo dục - đào tạo. Thành tựu đạt được của Tây Nam bộ trong 10 năm qua là khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực quan trọng, tạo tiền đề cho cả vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét