(Dân trí) - Nếu thấy được cái bất hạnh của những học sinh thời Pháp thuộc phải học thuộc câu “Tổ tiên ta là người Gôloa!”, thì mới tháy đầy đủ hạnh phúc hôm nay được khảng định:Tổ tiên ta là các vua Hùng !
Từ sau Cách mạng Tháng Tám, mọi người Việt Nam ta đều có thể ngẩng cao đầu nói như vậy. Và còn nhắc nhở nhau:’Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3!”
Về thời đại Hùng Vương cho đến nay, vẫn còn nhiều điều mờ tỏ. Nhưng có lẽ càng chìm trong lãng đãng khói sương của huyền thoại thì càng linh thiêng bởi người Việt không thờ những thứ quá rõ ràng? Tồn tại đích xác từ bao giờ chưa ai biết cụ thể nhưng những ảnh hưởng của thời Hùng Vương đến văn hóa Việt, đến nhà nước và pháp luật còn đến tận bây giờ.
Đạo ông bà và nhà nước thân dân
Đường lên Nghĩa Lĩnh - Đền Hùng |
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
nếu có giữa những người anh em đều là điều tối kỵ, lạc lõng và đó là cơ hội để tiếng nói hòa giải yêu thương lên tiếng.
Về với Đất Tổ- vùng đất của rừng cọ đồi chè để sống lại với huyền thoại xa xưa nơi có một ngày Lạc Long Quân tạm biệt Âu Cơ bằng cuộc chia ly tuyệt đẹp và bi tráng nhất trong huyền sử dân tộc để một kẻ lên rừng, người xuống biển. Ly hôn bởi “ta là giốngrồng, nàng là giốngtiên, thủy thổ, phong tục khôn hợp” bởi duyên vợ chồng chỉ ngắn ngủi vậy thôi nhưng Lạc Long Quân vẫn ngoái lại mà dặn dò Âu Cơ: “khi nào có sự thì nhớ gọi nhau”. Cũng từ đó, một dân tộc Việt đã khai sinh, một quốc gia Văn Lang đã được hình thành. Quốc gia ấy có nhà nước, pháp luật và kỷ cương, có những ông vua hiền ngày ngày dạy dân chăn tằm, dệt lụa và trồng lúa nước, tạo nên một nền văn minh rực rỡ với tên gọi nền văn minh sông Hồng mà đến nay các nhà khảo cổ học vẫn còn đang dày công nghiên cứu, kiếm tìm.
Từ ý thức là con của cha rồng mẹ tiên và con cháu của dòng họ Hùng làm cho mức độ chuyên chế của nhà vua ở thời kỳ đầu không cao. Vua quan là cha mẹ gần gũi và thương yêu dân chúng như con, cái; tư tưởng ấy từ thời Hùng Vương có lúc bị khuất lấp có lúc trỗi dậy nó làm nên sự khác biệt giữa ông vua Việt Nam và nhiều ông vua khác trên thế giới này. Ở cuối bài Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã trăn trở mà hạ bút viết rằng: Trẫm nghĩ vậy, các khanh tính sao (chứ không phải là trẫm quyết rồi các khanh tính sao), dân chủ, thân dân là ở chỗ một ông vua phong kiến quyền lực chỉ thua có trời nhưng trước một vấn đề hệ trọng như dời đô không hề độc đoán.
Nhà nước thân dân, xã hội là một gia đình lớn mà ông vua là người trưởng gia; khi chống lại vua không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức. Nhiều việc phức tạp hay tế nhị cấp dưới đều báo cáo và trông chờ thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo chứ không hành xử theo chức năng, thẩm quyền pháp luật đã quy định. Mọi việc “đã có” hay “cứ để” nhà nước lo đã trở thành tâm lý của của nhiều người. Điều đó hay hoặc dở đây có lẽ cũng cần giải mã.
Nguyên nhân của cát cứ và bất tuân pháp luật
Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn Khoa luật ĐHQG Hà Nội cho rằng nhà nước Văn Lang là một cái làng nhiều hơn là một nhà nước. Còn giáo sư Trần Quốc Vượng thì khẳng định rằng nghìn năm Bắc thuộc chúng ta mất nước chứ không mất làng. Người Việt đã quay về cố thủ trong các lũy tre làng. Làng Việt đã có công bảo vệ hồn Việt. Nhà nước thân dân thì làng và nước hòa vào làm một. Nhưng nếu lợi ích của làng và nước xa nhau nó sẽ hình thành nên một phản xạ là dân Việt rút vào làng cố thủ. Đât nước này đã có thời 12 sứ quân khi chính quyền Trung ương không đủ quyền lực để can thiệp và không đủ uy tín để thuyết phục làng. Cục bộ địa phương, chia cắt trong phát triển kinh tế vùng miền, độc quyền trong kinh tế có thể lý giải được bằng nhiều cách trong đó có cách này: Cát cứ luôn là một nguy cơ tiềm ẩn trong xã hội trong tâm lý người Việt.
Làng Việt tồn tại được nhờ nó tồn tại hàng nghìn năm trên tất cả các cơ sở vững chắc. Có cơ sở kinh tế là ruộng đất làng xã. Có cương vực lãnh thổ giới hạn bởi lũy tre làng. Có “pháp luật” là các tục lệ và tập quan (lệ làng). Có cơ sở chính trị là bộ máy do chính cư dân trong làng bầu nên. Nhằm xây dựng một nhà nước Trung ương tập quyền, Lê Thánh Tông đã có cuộc cải cách vĩ đại. Một trong những nội dung của cuộc cải cách ấy là tập trung “công phá” vào các cơ sở kinh tế- chính trị - pháp luật làng xã như hạn chế ruộng đất làng, kiểm duyệt hương ước, pháp lý hóa tiêu chuẩn người đứng đầu hàng xã nhằm hạn chế quyền lực của đám làng xã “cứng đầu cứng cổ ”…
Những người đứng đầu làng xã ngày xưa bao giờ cũng do dân chúng bầu trực tiếp từ những người trong làng chứ không do cấp trên bổ nhiệm hoặc đưa từ nơi khác về. Từ đây cho thấy Đề án để dân bầu trực tiếp chủ tịch xã hay đưa trí thức trẻ về làm phó chủ tịch xã cũng có lẽ cần tính đến cơ sở lịch sử này.
Người ta hay than phiến về thói quen bất tuân pháp luật của người Việt mình. Có người lý giải rằng: Đó là do dân ta phải sống quá lâu trong chế độ đô hộ, phong kiến, thực dân.
Pháp luật theo họ là công cụ của kẻ thống trị, của ngoại bang chỉ để trấn áp, trừng trị và phục vụ thiểu số người. Bất tuân pháp luật là sự phản ứng của người Việt trước kiểu pháp luật ấy. Chính vì vậy họ không tìm thấy trong pháp luật trước đây những giá trị phản ánh lợi ích của mình nên đã hình thành nên một phản xạ luôn đặt pháp luật trong tư thế đối lập.
Pháp luật là của Nhà nước, Nhà nước xưa kia không phải của dân. Còn người dân thì quay về cố thủ sau luỹ tre làng và bằng lòng với những lệ làng, hương ước tuy giản dị đơn sơ và có phần hoang dã nhưng lại phản ánh được ý chí của họ. Phải chăng cái tâm lý coi pháp luật luôn là giá trị đối lập với mình còn rơi rớt đến bây giờ?
TS. Đinh Thế Hưng
LTS Dân trí-Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 (âm lịch), tác giả bài viết trên đây có những lời bàn về những ảnh hưởng lâu dài, bền vững cả về mặt tâm linh cũng như truyền thống văn hóa từ thời đại Hùng Vương – thời kỳ lịch sử chưa thành văn- cho đến các triều đại phong kiến sau này, như giai đoạn Vua Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long vẫn giữ truyền thống của “nhà nước thân dân”, thể hiện cách ứng xử dân chủ của một ông Vua ngay trong chiếu dời đô…
Ngày nay, chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân cũng như xây dựng nông thôn mới không thể không tính đến những đặc điểm của truyền thống lịch sử từ xa xưa để lại, biết kế thừa những tinh hoa mà cha ông đã dày công vun đắp như truyền thống dân chủ, đại đoàn kết dân tộc, cũng như khắc phục những mặt hạn chế của tâm lý tiểu nông hay cát cứ vùng miền, làng xã…”luật vua thua lệ làng”!
Nhận xét
Đăng nhận xét