Ngày 20.1.2012, sau đúng 5 năm gia nhập WTO, Cổng thông tin điện tử Chính phủ VN công bố dự thảo quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư tại ĐBSCL”, định hướng đổi mới chính sách đất đai theo hướng thu hẹp diện tích bắt buộc trồng lúa, thí điểm xóa bỏ chế độ hạn điền, đặc biệt cho phép triển khai 5 dự án “liên kết vùng thực hiện tam nông” do Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB) phối hợp cùng các viện, trường xây dựng và đề xuất.
Có thể nói chính đây là “tập đại thành” của hàng loạt sáng kiến cỡ “khoán 10”, “khoán 100” vào thập niên 80 của thế kỷ trước, có khả năng giúp VN đối phó với những thách thức “hậu WTO” - thời kỳ mà SXNN được cảnh báo là bộ phận dễ tổn thương bậc nhất của nền kinh tế, nhưng trên thực tế không ít lần “cứu nguy” cho cả nền kinh tế.
Cuộc trao đổi giữa PV Lao Động với TS Nguyễn Văn Sánh – Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển (NCPT) ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), người khởi xướng ý tưởng xây dựng đề án liên kết vùng với 5 dự án liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn – sẽ làm sáng tỏ thêm cơ sở lịch sử và khoa học của việc tạo nên một “lá chắn thần kỳ”.
“Khởi động từ năm 2005”
Tuy dự thảo quyết định vừa nêu vẫn chưa được Thủ tướng VN chính thức ký ban hành, nhưng chỉ cần thông qua việc định danh của 5 dự án về thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa – gạo, cây ăn quả, cá tra, tôm và lồng ghép đào tạo nghề, đề xuất cơ chế, tổ chức và chính sách liên kết vùng với sự tham gia của 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) cũng đủ thấy một sự “minh triết” khi chạm đến những nhược điểm chí tử trên đất Chín Rồng (như chất lượng nguồn nhân lực, tư tưởng cục bộ, bản vị...) để rồi xử lý nó bằng những tiến bộ khoa học, công nghệ và chính sách (theo nguyên lý vùng kinh tế, phương pháp quản trị theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực...).
TS Nguyễn Văn Sánh cho biết thêm: “Nhận ra nông dân sẽ đối mặt với nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương trong kinh tế hội nhập, vào đầu năm 2005, tôi đã tập trung nghiên cứu và liên kết các nhà khoa học của Viện NCPT ĐBSCL và bạn bè ở Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện Lúa ĐBSCL để hình thành Đề án “Liên kết vùng để phát triển nông nghiệp và nâng cao năng lực nông dân trong kinh tế hội nhập”. Đề án được trình lên lãnh đạo Đại học Cần Thơ và BCĐ TNB. Tuy vậy, rất khó để phê duyệt, vì đề án này là liên kết, liên ngành và đa lĩnh vực, lồng ghép nhau trong bối cảnh cơ chế quản lý và phát triển của nhà nước còn đơn ngành, chỉ có chủ thể triển khai từng việc một. Vì thế ý đồ về liên kết để sử dụng nguồn lực và tài nguyên nông thôn hợp lý nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực và thu nhập nông dân không thực hiện được”.
Thêm sức từ MDEC
Chuyện sẽ khó thành nếu thiếu vai trò của BCĐ TNB – vốn nổi tiếng là đơn vị hết mực tôn trọng các nhà khoa học, thể hiện qua 5 lần tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) từ 2007 đến 2011. TS Nguyễn Văn Sánh nhấn mạnh: “Chính nhờ MDEC mà tôi và các đồng sự thuận lợi hơn trong việc tiếp thu, kế thừa những sáng kiến lớn của thế hệ đi trước.
Trên cơ sở kiến thức khoa học đa ngành và kinh nghiệm của các nhà khoa học tâm huyết, ĐBSCL đã đề xuất các giải pháp liên quan đến liên kết phát triển như mô hình “Cty CP nông nghiệp”, mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, tổ chức thực hiện GlobalGAP, VietGAP cho lúa, trái cây, cá da trơn, tôm ở những nơi địa phương có yêu cầu. Qua đó, đã bổ sung và cải tiến đề án liên kết vùng. Tôi còn nhớ vào ngày 2.4.2008, Văn phòng Trung ương Đảng, các bộ, ngành cùng Tỉnh ủy An Giang tổ chức lấy ý kiến địa phương chuẩn bị cho Nghị quyết 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tôi được Nguyên Thường trực Trung ương Đảng là ông Trương Tấn Sang mời họp. Tôi đã báo cáo các khó khăn của “tam nông” và giải pháp liên kết vùng cùng sự tham gia của "4 nhà” để phát triển vùng ĐBSCL”.
Sự khởi đầu mới
Đã 4 tháng trôi qua, liên quan đến việc phê duyệt Đề án “Xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư tại ĐBSCL” vẫn chưa có động thái nào mới. Thủ tướng đã thống nhất chủ trương, còn triển khai 5 dự án sớm hay muộn là việc thuộc trách nhiệm của Bộ NNPTNT. TS Nguyễn Văn Sánh bộc bạch: “Triển khai 5 dự án sớm ngày nào là chủ trương “tam nông” ở vùng ĐBSCL được hiện thực hóa sớm thêm ngày ấy”.
Một “lá chắn” giúp SXNN VN khỏi bị tổn thương trong tiến trình hội nhập, đáp ứng được thách thức cạnh tranh trên qui mô toàn cầu - chỉ bao nhiêu đó thôi đã đủ gọi “thần kỳ” – đang là kỳ vọng của các nhà khoa học ĐBSCL, là ý chí chính trị của BCĐ TNB. Sẽ có sự khởi đầu mới vào đầu thập niên 2010-2020?
Cuộc trao đổi giữa PV Lao Động với TS Nguyễn Văn Sánh – Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển (NCPT) ĐBSCL (Đại học Cần Thơ), người khởi xướng ý tưởng xây dựng đề án liên kết vùng với 5 dự án liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn – sẽ làm sáng tỏ thêm cơ sở lịch sử và khoa học của việc tạo nên một “lá chắn thần kỳ”.
“Khởi động từ năm 2005”
Tuy dự thảo quyết định vừa nêu vẫn chưa được Thủ tướng VN chính thức ký ban hành, nhưng chỉ cần thông qua việc định danh của 5 dự án về thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa – gạo, cây ăn quả, cá tra, tôm và lồng ghép đào tạo nghề, đề xuất cơ chế, tổ chức và chính sách liên kết vùng với sự tham gia của 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học) cũng đủ thấy một sự “minh triết” khi chạm đến những nhược điểm chí tử trên đất Chín Rồng (như chất lượng nguồn nhân lực, tư tưởng cục bộ, bản vị...) để rồi xử lý nó bằng những tiến bộ khoa học, công nghệ và chính sách (theo nguyên lý vùng kinh tế, phương pháp quản trị theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực...).
TS Nguyễn Văn Sánh cho biết thêm: “Nhận ra nông dân sẽ đối mặt với nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương trong kinh tế hội nhập, vào đầu năm 2005, tôi đã tập trung nghiên cứu và liên kết các nhà khoa học của Viện NCPT ĐBSCL và bạn bè ở Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện Lúa ĐBSCL để hình thành Đề án “Liên kết vùng để phát triển nông nghiệp và nâng cao năng lực nông dân trong kinh tế hội nhập”. Đề án được trình lên lãnh đạo Đại học Cần Thơ và BCĐ TNB. Tuy vậy, rất khó để phê duyệt, vì đề án này là liên kết, liên ngành và đa lĩnh vực, lồng ghép nhau trong bối cảnh cơ chế quản lý và phát triển của nhà nước còn đơn ngành, chỉ có chủ thể triển khai từng việc một. Vì thế ý đồ về liên kết để sử dụng nguồn lực và tài nguyên nông thôn hợp lý nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực và thu nhập nông dân không thực hiện được”.
Thêm sức từ MDEC
Chuyện sẽ khó thành nếu thiếu vai trò của BCĐ TNB – vốn nổi tiếng là đơn vị hết mực tôn trọng các nhà khoa học, thể hiện qua 5 lần tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) từ 2007 đến 2011. TS Nguyễn Văn Sánh nhấn mạnh: “Chính nhờ MDEC mà tôi và các đồng sự thuận lợi hơn trong việc tiếp thu, kế thừa những sáng kiến lớn của thế hệ đi trước.
Trên cơ sở kiến thức khoa học đa ngành và kinh nghiệm của các nhà khoa học tâm huyết, ĐBSCL đã đề xuất các giải pháp liên quan đến liên kết phát triển như mô hình “Cty CP nông nghiệp”, mô hình “cánh đồng mẫu lớn”, tổ chức thực hiện GlobalGAP, VietGAP cho lúa, trái cây, cá da trơn, tôm ở những nơi địa phương có yêu cầu. Qua đó, đã bổ sung và cải tiến đề án liên kết vùng. Tôi còn nhớ vào ngày 2.4.2008, Văn phòng Trung ương Đảng, các bộ, ngành cùng Tỉnh ủy An Giang tổ chức lấy ý kiến địa phương chuẩn bị cho Nghị quyết 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tôi được Nguyên Thường trực Trung ương Đảng là ông Trương Tấn Sang mời họp. Tôi đã báo cáo các khó khăn của “tam nông” và giải pháp liên kết vùng cùng sự tham gia của "4 nhà” để phát triển vùng ĐBSCL”.
Sự khởi đầu mới
Đã 4 tháng trôi qua, liên quan đến việc phê duyệt Đề án “Xây dựng chính sách đặc thù để thu hút đầu tư tại ĐBSCL” vẫn chưa có động thái nào mới. Thủ tướng đã thống nhất chủ trương, còn triển khai 5 dự án sớm hay muộn là việc thuộc trách nhiệm của Bộ NNPTNT. TS Nguyễn Văn Sánh bộc bạch: “Triển khai 5 dự án sớm ngày nào là chủ trương “tam nông” ở vùng ĐBSCL được hiện thực hóa sớm thêm ngày ấy”.
Một “lá chắn” giúp SXNN VN khỏi bị tổn thương trong tiến trình hội nhập, đáp ứng được thách thức cạnh tranh trên qui mô toàn cầu - chỉ bao nhiêu đó thôi đã đủ gọi “thần kỳ” – đang là kỳ vọng của các nhà khoa học ĐBSCL, là ý chí chính trị của BCĐ TNB. Sẽ có sự khởi đầu mới vào đầu thập niên 2010-2020?
Nhận xét
Đăng nhận xét