SGGP, Thứ hai, 02/04/2012, 02:25 (GMT+7) | ||
Tại phiên họp báo hôm qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã trao đổi với báo chí những vấn đề nóng đang được dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua về việc thu phí lưu hành vào nội đô và hạn chế phương tiện cá nhân. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, trong năm nay chưa thu phí lưu hành vào nội đô và hạn chế phương tiện cá nhân. Hai loại phí này phải chờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
Giải thích về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng nhằm hạn chế tai nạn, ùn tắc giao thông và có thêm nguồn vốn cải tạo đường bộ, thời gian qua Bộ GTVT đã đưa ra 3 loại phí: quỹ bảo trì đường bộ, phí hạn chế phương tiện cá nhân, phí phương tiện vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Lý do thu các loại phí trên, theo Bộ trưởng Đinh La Thăng cho là làm đúng luật. Bởi vì phí bảo trì đường bộ là thực hiện theo Luật Đường bộ. Luật này có hiệu lực từ 1-7-2009 nhưng do chậm ra thông tư, nghị định hướng dẫn nên bây giờ mới làm được, lẽ ra phải thu sớm hơn.
Còn về phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí phương tiện giao thông vào thành phố trong giờ cao điểm, Bộ trưởng dẫn căn cứ thực hiện là Nghị quyết số 21 của Quốc hội ngày 29-11-2011. Theo đó, nghị quyết nêu rõ Quốc hội tán thành chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông và giao các bộ ngành cơ quan chức năng trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chống ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng dẫn ra báo cáo 256 của Quốc hội ngày 15-11-2011, trong số các giải pháp để thực hiện giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc trong các thành phố lớn có việc thu phí đối với các phương tiện giao thông cá nhân và thu phí ô tô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Trong đó, phí bảo trì đường bộ đã được Chính phủ ấn định thu từ ngày 1-6. Hai loại phí còn lại Bộ GTVT chưa đề xuất thời điểm cụ thể thu. Việc thu phí bảo trì đường bộ ngày 1-6 tới là làm theo lộ trình ban hành từ năm 2009 chứ không phải là vấn đề mới. Còn phí hạn chế phương tiện cá nhân cũng không phải sáng kiến của Bộ GTVT. Đây là trách nhiệm của Bộ GTVT và các bộ liên quan đối với nghị quyết của Quốc hội. Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: Thu phí nhằm mục đích tăng nguồn thu để xây dựng cơ sở hạ tầng. Về thời điểm thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí phương tiện vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, Bộ trưởng cho biết phải đợi Thủ tướng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. “Có thể đề án không được thông qua nhưng vì trách nhiệm chúng tôi vẫn phải làm. Đề án có thể tác động đến một nhóm người sở hữu phương tiện nhưng theo tôi tất cả mọi người đều hưởng lợi từ việc làm này khi cơ sở hạ tầng tốt lên và ùn tắc, tai nạn giảm” - Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh và giải thích thêm, về đối tượng thu hai loại phí trên, chỉ thu phí 600.000 ô tô cá nhân. Đối với xe máy, Bộ GTVT thu phí hoạt động trong nội thành ở Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Người nghèo được miễn loại phí này. Sau thời gian thu thí điểm ở 5 thành phố trên, bộ sẽ đề xuất mở rộng “địa bàn” thu tiếp ở địa phương khác.
Ngoài ra, sau khi thu thập các ý kiến, Bộ GTVT đã điều chỉnh lại mức phí của ô tô thấp hơn so với trước đây. Số tiền thu về với ô tô sẽ phân loại thông qua phân khối của xe. Theo đó, mức tối thiểu là 10 triệu đồng/năm với loại xe 1.0 trở xuống; từ 10 đến 15 triệu đồng đối với xe 1.5; trên 1.5 đến 2.0 là 20 triệu đồng… Qua tính toán, mức thu sẽ là 12.000 - 15.000 tỷ đồng mỗi năm.
Theo lý giải của Bộ trưởng Đinh La Thăng, đây là chính sách gắn với giai đoạn lịch sử, khi đất nước phát triển hạ tầng tốt sẽ ngưng thu. “Đây không phải là sáng kiến của Bộ GTVT. Tất nhiên chúng tôi không nói thế để trốn tránh trách nhiệm” - Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Riêng trường hợp thu phí tuyến đường cao tốc TPHCM - Trung Lương bị phản ánh là “mức phí trên trời”, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết sẽ xem xét lại.
PHAN THẢO
|
Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra ...
Nhận xét
Đăng nhận xét