Chuyển đến nội dung chính

DẤU CHÂN ĐỒNG BẰNG

Sinh ra ở miền quê sông nước Nam Bộ, lớn lên từ sự chắt chiu của ba, má tôi - những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long chân lấm tay bùn, ít được đi đó, đi đây. Những ngày còn cắp sách đến trường làng, dù thằng học trò nghèo với nhiều ước mơ tuổi nhỏ có khi vượt khỏi không gian ruộng đồng, từ nhà quê ra ngoài phố chợ; nhưng cũng chưa một lần tôi dám nghĩ, có ngày những bước chân mình đi qua những vùng đất lịch sử trên thế giới này.

Miền quê nghèo khó
Với đôi chân còn lấm bùn đất của miền quê Sông Hậu, tôi - thằng nhà quê nghèo đã may mắn đặt chân lên vết tích của Bức tường Berlin, ngồi thuyền trên sông Rhein, vào những lâu đài cổ xưa của Cologne, Aachen, Saarbuecken hay vào Bảo tàng bia với 5.000 năm văn hóa bia của Đức ở Dortmund - những miền đất của nước Đức huyền thoại. Nhớ buổi trưa trên những thành quách hùng vĩ của Luxemburg, vào trong lòng Atom ở Brucxen hay ngồi trên những chiếc ghế uy nghi trong Nghị viện châu Âu ở Bỉ, nơi đã từng thông qua nhiều quyết định quan trọng của EU. Nhớ những sáng mù sương bên dòng sông Seine ở Paris hay những ngày nắng ấm đi Busboat trên sông Amstel ở Hà Lan, những chiều đông ngồi trên tàu điện ngầm ở Helsinski, buổi trưa trên Tháp truyền hình nổi tiếng ở Kualalumpur. Nhớ những ngày hè tắm biển Pattaya sôi động, hay một chiều thu được ăn mì do các chú Chệt "biểu diễn Kungfu" trên đường phố Quảng Đông kỳ bí, nơi mà lúc nhỏ tôi chỉ được thấy trong các phim Hongkong; hay cảm giác là lạ của một người con xứ sở đồng bằng khi đứng trên độ cao của "Tòa tháp 101" tầng độc đáo ở Đài Bắc, một kỳ tích từng chiếm giữ vị trí Tòa nhà cao nhất thế giới sau khi vượt qua Tháp đôi Petronas ở Kualalumpur của Malaysia, trước khi bị Tòa tháp Dubai của UAE soán ngôi.

Nước Đức là nước ngoài đầu tiên tôi đến và ghi dấu bao kỷ niệm.
Biểu tượng của bức màn sắt
Có tên gọi “Trường thành bảo vệ chống phát xít”, Bức tường Berlin bắt đầu được dựng lên vào đêm 12.8.1961, sau khi lãnh đạo Đông Đức Walter Ulbricht ra lệnh dựng hàng rào để ngăn làn sóng người ở phía đông chạy sang phía tây Berlin. Ước lượng có khoảng 2,5 triệu người ở phía đông chạy sang Tây Berlin kể từ năm 1949.
Ngày 13.8.1961, nhiều người dân Berlin thức dậy và thấy họ bị chia cách với bạn bè, gia đình và thậm chí ngôi nhà của mình. Trong những tuần và tháng sau đó, hàng rào được gia cố bằng bê tông và các tháp canh.
Bức tường được xem là biểu tượng cho bức màn sắt chia tách Đông và Tây Âu bao gồm tường bê tông dài 106 km, cao 3,6 m, hàng rào kẽm gai dài 66,5 km và hơn 300 tháp canh. Ngày 9.11.1989 được xem là ngày bức tường sụp đổ song cấu trúc của nó không hoàn toàn bị phá hủy vào đêm đó. Bức tường bị người dân dùng búa đục phá thành từng mảnh trong nhiều tuần sau. Chính quyền đã phá hủy bức tường vào năm 1990.
Các cuộc đàm phán giữa Đông Đức và Tây Đức được khởi động và vào nửa đêm 3.10.1990, chưa đầy 1 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, hai nước cộng hòa chính thức thống nhất.
Nhớ những ngày cuối năm vào thăm những lâu đài, phế tích của thời hoàng kim văn minh Angkor – một trong 6 kỳ quan thế giới ở Siemriep – Campuchia, hay lang thang trên đê Biển Hồ mà buồn cho những mảnh đời ngược xuôi nghèo khó; trong đó, không ít người là đồng bào tôi – những người Việt Nam biền biệt xa quê, vẫn canh cánh bên mình nỗi nhớ cố hương ... Mang theo cái chất quê mùa miền sông nước Cửu Long, tôi lang thang, len lỏi trong hệ thống Metro chằng chịt của Seoul – thành phố lớn nhất châu Á, đi trên chiếc cầu Incheon dài hơn 21 Km … để ước mơ có một ngày đất nước Việt nam thân yêu của tôi vốn có nhiều nét tương đồng với quê hương Nhân Sâm, sẽ có một ngày không thua kém xứ sở Kim Chi này, sẽ làm nên một “Kỳ tích sông Cửu Long” nào đó sánh ngang với kỳ tích sông Hàn? Tôi - một thằng con trai nhà quê có may mắn được mang vết bùn của vùng quê Miền Tây in dấu lên những miền đất lịch sử, nay vẫn canh cánh bên lòng, có một ngày mang được những cái hay, cái đẹp ở xứ người về cho người dân quê tôi, cho ba, má, anh chị em gia đình tôi, canh cánh bên lòng về sự phát triển đi lên của vùng đồng bằng sông Cửu Long quê tôi ...
Không có nhiều thời gian, phải viết từ từ, nhớ đâu ghi đó, không đầu không đuôi.
Thấp thoáng Ăngkor ...
Vẫn một ngày đầu năm 2010, có dịp đến đất nước Chùa Tháp, vào Angkor, đi bên những thành quách nguy nga một thời nay hoang phế, nghĩ về thời hoàng kim "Văn minh Angkor". Quần thể Angkor trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những tượng người tạc trên vách tường rào mất đầu ... . Angkor vẫn đẹp, kỳ bí và có sức hấp dẫn lạ lùng. Ăngkor - 1/6 kỳ quan thế giới (chứ không phải kỳ quan thiên nhiên do người ta vận động, nài nỉ, ép buộc, hăm dọa ... phải bỏ phiếu!) đang hiển hiện, trầm mặc, suy tư, không chỉ là những hoài niệm của quá khứ vinh quang mà dường như đang nhìn về một tương lai đang còn ở phía trước ...
Dấu chân lịch sử

Nụ cười Angkor?

Nụ cười Angkor?

Tây học sử Phương Đông

Những đứa trẻ đường phố ở Siêm Riệp mời chào mua hàng bằng 3 thứ tiếng (Anh, Việt, Khmer)


Những đứa trẻ bán hành đường phố

Hoàng Cung ở Phnom Penh vẫn tĩnh lặng


Bayon trầm mặc

Bayon có còn cười?


Gió bụi Biển Hồ
Một ngày đầu năm 2010, một buổi lang thang trên đê Biển Hồ, gặp bao cảnh đời, người Khmer có, người Việt lang bạt xa quê có, những khuôn ảnh này là nét chấm phá ghi lại những mảnh đời đó ...
Đường đến Biển Hồ
Dế cơm chiên giòn đây!
Những mảnh đời ngược xuôi mua gánh bán bưng

Ai bải Biển Hồ là túi cá? Những người này nhọc nhằng kiếm từng con cá

Ba mẹ chúng là ai?

Đời vẫn vui qua những nụ cười rám nắng Biển Hồ


Khi Biển Hồ cạn nước



Gặp lại Deutschland

Brandenburg-Berlin
Ngày 26-9-2010,
Trở lại nước Đức sau 11 năm, lòng bâng khuâng khó tả. Cái đất nước xa lạ, mênh mông và nhiều điều mới mẻ này ngày nào đã ghi dấu bao kỷ niệm thời trai trẻ của mình, tuổi 30 tràn đầy nhựa sống. Nơi đây, lần đầu tiên mình biết hệ thống Metro chằn chịt xuyên trong lòng đất của thành phố với những cao ốc chọc trời ở Franfurt – trung tâm tài chính, ngân hang châu Âu; lần đầu tiên đi xe lửa cao tốc 300 Km/giờ (sau vụ tai nạn thảm khốc năm 1998, Chính phủ Đức chỉ cho tàu chạy cao nhất 200Km/h). Nước Đức với những miền đất huyền thoại mà mình đã có may mắn in dấu bùn miền quê sông Hậu lên chân Bức tường Berlin còn sót lại, hay ngồi thuyền trên sông Rhein, vào những lâu đài cổ xưa của Cologne, Aachen, Saarbuecken hay vào Bảo tàng bia với 5.000 năm văn hóa bia của Đức ở Dortmund …
Qua cửa ngỏ sân bay quốc tế Frankfurt, nay vẫn thế, nhịp sống nhanh và bận rộn, nhưng không mất trật tự. Người Đức dù phải gồng mình vượt qua bao khó khăn giải quyết hậu quả nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới; dù bị “tụt hạng” cùng với Nhật Bản, bị mấy chú Chệt châu Á vượt qua, nhưng nước Đức vẫn là nền kinh tế hàng đầu EU, đứng thứ 4 thế giới, trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, là quê hương của nhiều chủ nhân giải thưởng Nobel trong nhiều lĩnh vực, là chủ sở hữu của những “thương hiệu” nổi tiếng thế giới không chỉ là Mercedes Benz, VW, BMW, Siemens, Bayer AG, … mà đặc biệt là những giá trị vô hình luôn gắn liền với phong cách Đức. Đó là tính kỹ luật, sự bền bỉ, thói quen đúng giờ và cẩn thận … Nước Đức mình đã đến, đã sống, rồi chia tay, nay trở lại. Nước Đức đã chiếm một phần trong trái tim mình tự lúc nào, khi xem một đội bóng Đức, một món hàng Đức … tự dưng lại có cảm tình hơn.
Gã ăn xin bên chú chó trung thành. Tôi cũng bỏ 1 Euro vào thau tiền cho chú chó
Nhưng nước Đức không phải là tất cả. Và trên thế gian này cũng sẽ không có bất kỳ nơi nào là thiên đường dành cho ta. Có chăng đó chỉ là những thiên đường trong kinh thánh, chỉ là Đức tin mà chúa Giêsu, thánh Ala, Phật Thích Ca truyền dạy. Sẽ không có bất kỳ một xã hội hoàn toàn tốt đẹp nào mà con người có thể phát hiện ra bằng những chuyến đi tìm lang thang. Tất cả đều phải đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu để đổi lấy. Nền kinh tế đứng đầu châu Âu này chưa thể giải quyết được nạn thất nghiệp đã đành, nhưng vẫn còn đó những kẻ ăn xin, mặc dù phần đông trong số họ là người Thổ, những gã xin ăn “trí thức” làm “người mẫu” nghiệp dư cho du khách chụp ảnh, chơi nhạc hay chỉ ngồi ủ rủ bên chú chó dễ thương, chờ thiên hạ rủ lòng thương.
Park Inn Hotel - Tòa nhà cao nhất Berlin
Ấn tượng không đẹp đầu tiên ngày trở lại nước Đức của mình là những anh chàng … cảnh sát. Họ cho qua những hộ chiếu của công dân Đức và dường như đang soi mói, tìm kiếm gì từ những hành khách châu Á. Một nhóm 3 Polizei Đức làm hàng rào kiểm soát ngay lối vào từ cầu hàng không. Họ hỏi từ hộ chiếu (đã đành), vé máy bay (dù là vé điện tử in trên mạng), thư mời, và cả việc … mang theo bao nhiêu tiền, có xài thẻ tín dụng không. Thú thật 15 tháng ở Đức cách đây 12 năm trước, đi qua Bỉ, Pháp, Hà Lan, Luxemburg, mình chưa một lần bị anh chàng cảnh sát nào chặng hỏi điều gì. Đến cửa kiểm soát an ninh sân bay Frankfurt, họ vẫn làm kỹ như thế. Có lẽ chỉ là sự trùng hợp xui rủi khi cảnh sát Đức phải thực hiện một công vụ đặc biệt nào, nhưng vẫn một cảm giác khó chịu. Thế “lầy” thì Việt Nam ta còn tiến bộ hơn hẳn bọn mầy. Cuối cùng rồi cũng qua.

Công dân CHLB Đức?
Berlin – Potsdam
Gần 15 giờ mới từ sân bay Berlin về khách sạn Park Inn
- một khách sạn thuộc loại đắc đỏ nhất nơi này. Với 1.012 phòng trên 37 tầng, Park Inn Hotel là khách sạn lớn nhất và là tòa nhà cao nhất ở thành phố Berlin. Nó được xây dựng vào năm 1967 - 1970 ở Đông Berlin và được thiết kế lại vào năm 2001 sau khi nước Đức thống nhất, chính thức đưa vào hoạt động lại vào năm 2003. Lần đầu tiên mình đến Berlin vào năm 1998 cũng chưa được đến đây.
Park Inn Hotel - Tòa nhà cao nhất nằm vị trí trung tâm Berlin.
Chị Hải, một Việt kiều từng du học CHDC Đức trước 1975, rồi định cư hẳn ở đây, mình quen trong chuyến đi Hoa Lư – Tam Cốc năm ngoái. Chị đã chờ, khoảng hơn 14 giờ 2 chị em đi Potsdam bằng tàu điện ngầm. Potsdam cách Berlin khoảng 40km về phía đông, là thủ phủ của tiểu bang Brandenburg. Một thành phố cổ tuyệt đẹp.

Thổi kèn Tây

Những con đường rợp lá thu vàng bên Sanssousi 

Lâu đài Sanssousi xanh biếc lá nho
Mặc trời mưa lâm thâm, chiều thu chập choạng, Potsdam vẫn đẹp lạ thường. Potsdam là thành phố di sản, nổi tiếng với nhiều lâu đài và vườn hoa thơ mộng của những ông hoàng, bà chúa xưa còn được lưu giữ đến nay. Vẻ đẹp thơ mộng của núi rừng, hồ, và các cung điện đã trở thành cảm hứng của biết bao nhà văn, nhà thơ Đức. Di sản cảnh quang của thành phố đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1990.
Hai chị em đi qua những con đường thẳng tấp hàng cây, những khu vườn đẹp như trong cổ tích chỉ dành cho bậc vua chúa, hoàng gia hưởng thụ; nay ta, một thằng nhà quê, từ xứ sở sông nước ruộng đồng mà cha ông cùng thời đó, cơm còn chưa đủ ăn, áo mặc chưa đủ ấm, mơ ước chi có dịp đi xa tận xứ này. Những lâu đài cổ xưa hoành tráng, uy nghi trầm mặc, hàng trăm bức tượng mà mỗi bức là một công trình nghệ thuật ghi dấu một giai đoạn lịch sử của nước Đức, những tảng đá vô tri như đang suy tư trong một không gian tĩnh lặng êm đềm. ...
Những con đường rợp lá thu vàng quanh lâu đài Sanssouci.

Thăm đại bản doanh của tập đoàn POSCO-Hàn Quốc
(Viết nhân chuyến đi Hàn Quốc đầu năm 2010)
Biến sình lầy thành nhà máy hiện đại
Cách đây gần 50 năm, vào đầu thập niên 1960, Tổng thống Park Chung Hy thời đó đã đưa ra một quyết định táo bạo. Đó là dùng tiền đền bù chiến tranh của chính phủ Nhật (thép Gwangyang. Được đầu tư xây dựng năm 1985, hoàn thành năm 1999; Gwangyang là 1 trong 2 “kinh đô thép” của Tập đoàn POSCO. Khu liên hợp luyện cán thép Gwangyang nằm ven biển Hoàng Hải ở tây nam Hàn Quốc, cách Thủ đô  Seoul khoảng 1 giờ bay. Thời đó, người ta đã cho san lấp 11/13 đ73,7 triệu USD) cộng với khoản ngân sách quốc gia ít ỏi để xây dựng nhà máy liên hợp sản xuất thép tại làng chài nghèo bên bờ vịnh Pohang. Tổng Giám đốc Posco E&C Lilama, ông Park Si Sung - người gần 30 năm gắn bó với Posco - cho biết, vào thời điểm đó, Hàn Quốc thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và công nghệ, nhưng Chính phủ quyết tâm đầu tư phát triển ngành thép để làm nền tảng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế của quốc gia.
Cường quốc thép không nguyên liệu
Từ một quốc gia không có thép, phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu thép từ Braxin, Úc, Indonesia… nhưng ông Park Tae Joon - người vừa thực hiện chuyến đi Việt Nam lần thứ 3 hồi đầu năm nay, người sáng lập Tập đoàn POSCO, nguyên Thủ tướng Hàn Quốc - đã biến đất nước này trở thành cường quốc về thép. Ông được ví như một trong ba ngôi sao sáng trên bầu trời doanh nhân Hàn Quốc, bên cạnh Lee Byung Chul - người sáng lập Tập đoàn Samsung, Chung Ju Yung - người sáng lập Tập đoàn Hyundai. Park Tae Joon – “Người đàn ông của thép” đã làm cho nhiều lý thuyết gia kinh tế thế giới phải suy nghĩ lại về việc nhà máy sản xuất có nhất thiết phải gắn với vùng nguyên liệu hay không? POSCO hiện là nhà sản xuất thép lớn thứ 2 trên thế giới (sau nhà sản xuất thép hàng đầu Arcelor-Mittal của tỉ phú Ấn Độ) với sản lượng thép năm 2010 ước khoảng 40 triệu tấn, đạt doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Con số này tương đương tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, cao hơn tổng thu ngân sách bình quân hàng năm và bằng khoảng 1,4 lần tổng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện tại. Sản lượng thép của POSCO hiện chiếm 65% tổng sản lượng thép của cả Hàn Quốc. Tập đoàn này đang hướng đến doanh số 100 tỷ USD vào năm 2018.
Chúng tôi đến Gwangyang vào thời điểm giá thép ở Việt Nam biến động hàng ngày. Chỉ riêng trong tháng 3/2010 giá thép trên thị trường VN đã tăng 6 lần. Biên độ tăng giá thép chỉ trong 30 ngày đã lên tới kỷ lục 3,3 triệu đồng/tấn, bình quân mỗi ngày, giá thép vọt lên tới 110.000 đồng/tấn. Nhiều nhà đầu tư lao đao, nhiều công trình xây dựng bị ảnh hưởng tiến độ, càng thấy sự quan trọng của ngành công nghiệp “xương sống này” để tham gia bình ổn thị trường.
POSCO hiện có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam, như: Liên doanh với Tổng Cty thép Việt Nam (POSVINA) sản xuất thép tấm mạ màu, hoạt động từ năm 1992; Liên doanh với Tổng Cty thép Việt Nam (VPS) sản xuất thép thanh và thép dây, từ năm 1994; liên doanh Posco E&C-Lilama Vietnam, Nhà máy thép cuộn cán nguội lớn nhất Đông Nam Á, 100% vốn của POSCO (1,2 tỷ USD) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa hoàn thành giai đoạn I.
Mặc dù đang nắm giữ vị trí thứ 2 thế giới về thép, nhiều chỉ số kinh doanh sánh ngang với con số thống kê của một quốc gia, nhưng các quan chức Posco mà tôi có dịp tiếp xúc đều cho rằng, tài sản quý giá nhất của họ chính là yếu tố con người. Đầu tư phát triển và sử dụng tốt nguồn lực con người được xem là yếu tố quyết định thành công của các công ty Hàn Quốc. Đạo đức kinh doanh (Business Erthics) và Qui tắc ứng sử là một trong những yêu cầu bắt buộc trong sự tham gia tự nguyện của hàng chục ngàn nhân viên Posco trên toàn cầu. Slogan của Posco là “We move the world in silence” (tạm dịch: chúng tôi lặng lẽ làm thay đổi thế giới). “Sức cạnh tranh của Tập đoàn hàng đầu thế giới này được xác định không chỉ bằng cơ sở vật chất hùng mạnh và các sản phẩm họ làm ra theo những quy trình hiện đại nhất, mà là giá trị của nó được tạo lập bởi việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào”. Đó cũng chính là triết lý kinh doanh của một tập đoàn toàn cầu, cần được suy ngẫm./.

Ấn tượng xứ Đài
Đài Loan, hòn đảo xinh đẹp nằm ở phía đông Trung Hoa lục địa, không xa lạ với nhiều người Việt Nam. Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên mang tên “đảo ngọc”, Đài Loan còn là "Con Rồng châu Á" nổi lên từ thập kỷ 70 nhờ chính sách kinh tế khôn ngoan. Cùng với người Hồng Kông, các thương gia Đài Loan là những nhà đầu tư nhanh chân nhất vào làm ăn tại Việt Nam thời kỳ đổi mới và luôn giữ vị trí dẫn đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta.
Con Rồng nhỏ ở phía Đông
Đài Loan có 85 đảo với tổng diện tích khoảng 39.000 km2, chỉ gần bằng 2/3 diện tích vùng ĐBSCL, khoảng 1/10 của Việt Nam. Vùng lãnh thổ này hiện có hơn 23 triệu dân, thu nhập bình quân đầu người khoảng 16.500 USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới, người thu nhập dưới 7.000 USD/năm được Chính phủ trợ cấp; dự trữ ngoại tệ của Đài Loan hơn 400 tỉ USD. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 2.175 dự án của Đài Loan còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư hơn 23 tỉ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều giữa 2 bên năm 2010 đạt hơn 8,4 tỉ USD. Đặc biệt, Đài Loan có thế mạnh vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, là cửa ngõ để hàng Việt Nam tiếp cận thị trường Mỹ, Nhật và châu Âu. Theo Phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, hiện có khoảng 30.000 thương gia Đài Loan đang làm ăn, sinh sống tại Việt Nam và hơn 200.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Đài Loan, trong đó có khoảng 120.000 cô dâu Đài Loan người Việt, 80.000 lao động và 3.500 sinh viên Việt Nam đang theo học tại các trường đại học. Hiện nay, hàng ngày có 10 chuyến bay qua lại giữa Việt Nam – Đài Loan, doanh thu thị trường Đài Loan năm 2010 của Vietnam Airlines đạt mức 50 triệu USD. Đài Loan xứng đáng là đối tác đầu tư, thương mại quan trọng, đặc biệt là đối với ĐBSCL – vùng trọng điểm nông nghiệp bậc nhất của Việt Nam có nhiều điều kiện để tăng cường hợp tác.
Từ thành phố cảng biển quốc tế Cao Hùng đến Đài Nam- vùng trọng điểm nông nghiệp 
Trải qua hơn 2,5 giờ bay từ Tp HCM, Đoàn chùng tôi đến sân bay Cao Hùng, thành phố phía Nam Đài Loan. Nếu so Đài Bắc, Đài Trung và Đài Nam như 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, thì Cao Hùng nằm ở vị trí phía dưới Đài Nam như Cần Thơ so với TP. Hồ Chí Minh. Cao Hùng là trung tâm kinh tế chính trị lớn thứ 2 của Đài Loan; có cảng biển quốc tế, là một trong 4 cảng lớn nhất thế giới, có ngành công nghiệp đóng tàu hiện đại và cũng là căn cứ hải quân, trung tâm chế tạo, lọc dầu và vận tải lớn của Đài Loan. Hệ thống MRT ở Cao Hùng là một trong hệ thống tàu điện ngầm tốt, kết nối với hệ thống xe buýt nội thị, về nông thôn. Cao Hùng cũng là nơi có các trường đại học thuộc loại tốt nhất Đài Loan, cung cấp cho sinh viên chất lượng giáo dục cũng như chất lượng cuộc sống tốt nhất. Tuy nhỏ hơn Đài Bắc, song Cao Hùng có lợi thế của một thành phố phát triển sau, mang dáng dấp của một đô thị hiện đại, tiện nghi và môi trường sống tốt hơn.
Một nông dân Đài Nam đi cắt cỏ
Đài Nam cách không xa Cao Hùng, chỉ khoảng gần 2 giờ đi ô tô. Xét về qui mô đô thị, thành phố Đài Nam nhỏ hơn, nhưng toàn khu Đài Nam là một trung tâm nông nghiệp của Đài Loan, nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và là nơi có nhiều viện nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp nhất. Cô hướng dẫn Đoàn giải thích, so với người Đài Bắc giỏi việc chính trị, kinh doanh và thực dụng, người Đài Nam chan hòa và gần gũi hơn nhiều. Chúng tôi đến thăm Trung tâm nghiên cứu giống cây ăn quả và rau củ trực thuộc Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan, thăm Viện nghiên cứu súc sản, được thành lập từ năm 1902. Đài Loan có chính sách hỗ trợ nông nghiệp cực kỳ tốt, đặc biệt là hình thức tổ chức hợp tác xã nông nghiệp rất thành công. Các nông gia là xã viên gắn bó lợi ích thiết thực với HTX từ các khâu sản xuất mà các nhà kinh tế quen gọi là các “chuỗi giá trị” từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm nông nghiệp. Với một diện tích, tài nguyên thiên nhiên ít được ưu đãi, song nông nghiệp Đài Loan phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Lý giải nguyên nhân, nhiều người cho rằng, nhờ những chính sách vĩ mô phù hợp, sự lựa chọn những sản phẩm có lợi thế trong đầu tư, trong đó các ngành kinh tế khác phải đóng vai trò là những ngành hỗ trợ cho nông nghiệp. Vùng lãnh thổ này đã biết dựa vào sức mạnh mềm (soft power) mà chủ yếu là Công nghệ thông tin (IT) và Công nghệ sinh học (Biotechnology). Đài Loan đã sử dụng khoảng 1/3 số vốn viện trợ tái thiết của Mỹ vào phát triển nông thôn, chủ yếu là phát triển khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân và cấp vốn tín dụng cho nông nghiệp. Trong các yếu tố tạo nên thành công của phát triển nông nghiệp phải kể đến vai trò quan trọng của các tổ chức nông dân. Đài Loan có 4 tổ chức của nông dân là Nông hội, Hợp tác xã cây ăn quả, Hội thủy lợi, và Hội thủy sản, trong đó Nông hội là 1 tổ chức có quy mô lớn nhất. Về cơ bản đó là những tổ chức kinh tế hợp tác làm dịch vụ phi nông nghiệp bao gồm cung cấp vật tư và tiêu thụ nông sản, giúp nông dân tăng sức mạnh thương lượng trong hoạt động mua bán. Nông hội được xây dựng để làm cầu nối giữa chính phủ và nông dân, gắn nông dân với Chính phủ, 50% vốn và kinh phí hoạt động của Nông hội do chính phủ cung cấp, chưa kể các đầu tư trực tiếp khác cho nông thôn như xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao giống mới, tiến bộ kỹ thuật qua các chương trình phát triển.
Đi tàu cao tốc 300 Km/giờ đến Đài Bắc – thành phố nhiều “cái nhất”

Đoàn chúng tôi rời Đài Nam đi Đài Bắc bằng tàu cao tốc 300 Km/giờ với công nghệ Shinkansen của Nhật Bản được đưa vào sử dụng từ năm 2007, đã thay thế một cách hiệu quả các chuyến bay nội địa; giảm hành trình chạy tàu thông thường từ 4 giờ xuống còn 90 phút; vé tàu cao tốc hiện có giá 1.280 Đài tệ, thay cho vé máy bay trước đây khoảng 2.500 tệ. Đài Loan có chiều dài trục Bắc Nam 395 km và chiều rộng 144 km. Việc qui hoạch và xây dựng hệ thống giao thông ở Đài Loan cũng là một mẫu mực rất đáng được học tập, bao gồm các trục dọc (QL 1,3,5), đường ngang xương cá (QL 2,4,6) và tuyến vòng quanh đảo. Đài Bắc không chỉ là thủ đô, thành phố lớn nhất, mà còn được biết đến với nhiều “cái nhất” khác: đông dân nhất Đài Loan, với khoảng 3 triệu người, có Tháp 101 cao nhất, Bảo tàng quốc gia lớn nhất ... Thành phố Đài Bắc là một thung lũng được vây bọc bởi các dãy núi cao ở phía Đông, Nam và một phần ở phía Tây Yangmingshan và do các con sông Tamshui, Keelung bồi đắp. Bảo tàng Quốc gia (Bảo Tàng Cố Cung) là một trong những Bảo tàng lớn nhất thế giới, nơi lưu giữ 700.000 cổ vật vô giá qua nhiều triều đại Hoàng gia Trung Hoa, trong đó có nhiều tuyệt tác nghệ thuật ghi dấu 5.000 năm lịch sử Trung Quốc, được Tưởng Giới Thạch chuyển từ Tử Cấm Thành tới. Toà nhà 101 tầng (Taipei 101 Tower) một thời gian dài vượt qua Tháp đôi Petronas của Malaysia để trở thành tòa tháp chọc trời cao nhất thế giới trước khi bị Tòa tháp ở Dubai của UEA soán ngôi. Tháp 101 tầng cao 508m, được thiết kế đa bậc, mang nhiều dấu ấn đặc trưng phong thủy của người Hoa như một giếng nước phun - biểu trưng cho sự sung túc, nơi chân tòa tháp. Hình dáng cả tòa tháp như một thân cây tre với 8 khúc, biểu trưng cho sự tăng trưởng tốt và mỗi khúc lại gồm 8 tầng, chữ “bát” (đồng âm với từ “phát”), biểu trưng cho sự phồn vinh, sung mãn. Vật trang trí bên ngoài tòa tháp này cũng đều mang ý nghĩa, biểu tượng của may mắn, thành công và giàu có. Tòa tháp được chia thành 3 phần: khu lầu tháp, chân tháp và tầng hầm. Lầu tháp là kiến trúc chính của tòa nhà dùng làm văn phòng làm việc; chân tháp là khu thương mại gồm khối kiến trúc 6 tầng bao quanh lầu tháp, bên trong được thiết kế hết sức hoa lệ. Để chống chọi với bão giông mà sức gió hơn 216km/h và động đất đến 7 độ richter, người ta cho đặt một quả cầu kim loại khổng lồ nặng 660 tấn ở bên trong tòa tháp, lơ lửng giữa tầng 88 và 89 để giữ thăng bằng cho Tòa tháp. Thang máy vận hành với tốc độ “khủng” 1.010m/phút, nên chỉ cần 39 giây đã “bắn vọt” du khách từ tầng trệt lên đến tầng 89 cách mặt đất 383,4m, nhìn toàn cảnh Đài Bắc đẹp lạ thường.
Dạo chợ đêm Đài Bắc, nhớ chợ đêm Tây Đô ở đồng bằng
“Chưa đi chợ đêm, coi như chưa biết Đài Bắc” – Cô hướng dẫn viên Đài Loan, gốc Việt, quê Sa Đéc, người lúc nhỏ đã từng đi chợ đêm, chợ nổi Miền Tây Nam Bộ, theo gia đình qua Đài Loan định cư từ năm 10 tuổi bảo vậy. Đài Bắc có khoảng 10 chợ đêm, trong đó chợ Sĩ Lâm có từ năm 1899 nổi tiếng nhất, cũng là một trong 4 khu chợ đêm nổi tiếng nhất châu Á. Chợ đêm Sĩ Lâm nằm ở đoạn gần nhà hát Yan Ming, gần đường Wen Lin, Ji He, Da Dong và Da Nan. Chợ bán rất nhiều mặt hàng khác nhau với giá cả vừa phải, hầu hết đều gắn sẵn giá cả thuận tiện cho người mua, nhóm họp đến tận 4-5 giờ sáng. Ở khu chợ này có một dãy hàng ăn trên hè phố với đủ các món đặc trưng khẩu vị của người Hoa, trông giống như khu Chợ Lớn ở TP Hồ Chí Minh. Dãy hàng ăn còn có những món ăn quen thuộc của dân Miền Tây như bắp luộc, bắp nướng chế mở hành, chè sâm bổ lượng, nước mía ... Chợ đêm là một nét văn hóa chợ không thể thiếu của đời sống về đêm ở Đài Bắc, cũng như chợ nổi, cô hướng dẫn viên Đài Loan gốc Việt đang hướng dẫn đoàn tham quan Dinh thự Tưởng Giới Thạch - Tống Khánh Linh
chợ đêm Miền Tây Nam Bộ, là cánh cửa sổ mở ra cho du khách tìm hiểu một phần văn minh nông nghiệp. Dạo chợ đêm Sĩ Lâm, lòng bỗng nao nao nhớ về chợ đêm, chợ nổi xứ Miền Tây cây lành, trái ngọt quê mình, nghĩ đến một ngày ĐBSCL sánh ngang với những miền đất hấp dẫn du khách bốn phương như Đài Loan – Con Rồng nhỏ Á châu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Tính cách người Việt theo vùng miền"

Thảo luận về "Văn hoá & tính cách con người Việt theo vùng miền" trên  Trái tim Việt Nam online . Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa. Người miền trung thì mọc mạc, chất phác lại hay có tính cục bộ. Người miền nam thì phóng khoáng cởi mở, dễ gần.Dân miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được. Dân miền Trung thường thể hiện mình qua thái độ, cử chỉ, còn miền Nam thì thể hiện qua phong cách. Nói chung dân Bắc-Trung-Nam đều diễn tuồng cả, cho nên lời nói lúc thì nhẹ nhàng điềm đạm, lúc lại gắt gỏng chua ngoa, thái độ có lúc thì đằm thắm, khi thì thì lại khinh bạc, phong cách thì có lúc phóng khoáng lúc lại dè dặt... Ấn tượng bên ngoài là như thế nhưng có khi bạn cũng thấy là chẳng ai tranh cãi lý luận lại người Trung, thái độ cử chỉ của dân Bắc cũng có thể khiến bạn dè chừng, và lời nói hay thái độ của dân Nam cũng khiến bạn chạy dài... Muốn kiểm chứng thì bạn cứ bỏ ra

ART NUDE PHOTOS của Dương Quốc Định

Quên những bộn bề lo toan giá vàng lên xuống, giá lúa, cá tra giảm, chuyện nhà khoa học phải nói dối ... để  ngắm ảnh các em xinh đẹp. Và nếu như kết quả nghiên cứu khoa học của một bà đầm Đức  là khoa học  (không như ta nói dối nhiều quá):  DÒM VÚ PHỤ NỮ TĂNG TUỔI THỌ     (Blog này đã từng có bài, nằm trong nhóm truy cập nhiều nhứt, có lẽ nhiều người đã luyện tập?) thì quý ông cũng nên tập thể dục con mắt một tí nhé. Xin mượn mấy tấm ảnh của nhà nhiếp ảnh Dương Quốc Định làm  dụng cụ luyện tập, ai có điều kiện thì xài hàng thật. Bộ sưu tập những bức ảnh khỏa thân và bán khỏa thân nghệ thuật của nhiếp ảnh gia trẻ Dương Quốc Định. Rất nhiều ảnh trong bộ sưu tập này đã đoạt những giải thưởng quốc tế uy tín. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ tác phẩm trên internet. Mời bạn xem qua phần thể hiện bộ sưu tập trên PPS của chúng tôi. Link PPS:  http://vn.360plus.yahoo.com/nns-nguyennamson/article?new=1&mid=112 Chân dung Dương Quốc Định Dương Quốc Định  sinh năm 1967,

Phải dẹp bỏ '"quy định riêng"

   TRẦN HỮU HIỆP Báo Tuổi Trẻ - 30/08/2021 11:25 GMT+7 TTO - Nỗ lực của các địa phương để kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh là rất đáng ghi nhận, nhưng cách làm cứng nhắc, thiếu phối hợp, biểu hiện cục bộ địa phương gây chia cắt không gian vùng, làm tắc nghẽn lưu thông cần phải được dẹp bỏ. Xe chở hàng tại bến xe khách trung tâm TP Cần Thơ chờ làm thủ tục trung chuyển hoặc đổi tài xế sáng 26-8 - Ảnh: CHÍ CÔNG Mấy ngày qua, đã xảy ra tình trạng xe chở hàng ùn ứ ở cửa ngõ Cần Thơ. Giao thông "luồng xanh" bị ách tắc tại đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng ĐBSCL. Các địa phương phàn nàn, nhiều doanh nghiệp kêu than, hiệp hội ngành hàng bức xúc kêu cứu, kiến nghị tháo gỡ... "Quy định riêng" của TP Cần Thơ đối với hàng "quá cảnh", dù đã đảm bảo các yêu cầu chung về phòng dịch và được "thông chốt" khi qua các địa phương khác, nhưng khi vào địa bàn thành phố vẫn phải thực hiện các thủ tục khai báo trước với các sở ngành và buộc phải tập kết hàn