Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2022

Thư viện VideoClip: VTV-CT_Miền Tây hôm nay_18h30.10.22

Thư viện VideoClip: VTC16_Ngành hàng cá tra tăng trưởng nhanh sau dịch C...

[Tiêu điểm thị trường] Chuyên gia cảnh báo người nuôi trước -cơn sốt- cá...

Đường bơi xanh cho cá tra Việt

Trần Hữu Hiệp SGGP  Thứ Hai, 7/3/2022 06:35 Hiện nay, nguồn cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL khan hiếm, giá tăng cao từ 29.000-30.000 đồng/kg, áp sát mức kỷ lục của năm 2018. Cơ quan quản lý ngành, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp… đều có chung nhận định, do cung không đủ cầu đã đẩy giá tăng cao sau 2 năm rơi xuống thấp. Thời gian qua, do tác động của đại dịch Covid-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, nhiều nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL ngưng hoạt động, người nuôi treo ao, vùng nuôi bị thu hẹp… Khi các thị trường tiêu thụ cá tra trên thế giới được phục hồi từ cuối năm 2021, nhiều đơn hàng xuất khẩu tăng, đẩy giá cá tra nguyên liệu tăng cao như một hấp lực khó cưỡng, khiến người nuôi cá toan tính mở rộng diện tích, mặc dù không ít ý kiến cảnh báo thận trọng không tăng nuôi theo thời giá. Liệu những trò chơi may rủi “đánh bạc trên ao cá”, chạy theo giá dẫn tới những hệ lụy có tiếp tục tái diễn. Nhìn lại lịch sử hình thành

Mở “cổng trời” kết nối du lịch

  Trần Hữu Hiệp 08/11/2021 06:01 Thực tiễn đòi hỏi phải chuyển từ chống dịch bị động sang chủ động hơn bằng cách mở cửa khôi phục và phát triển sản xuất, dịch vụ. Tin tức trong ngày hôm nay Và để đảm bảo liên thông mạch máu nền kinh tế, vai trò “đi trước mở đường” của giao thông là đặc biệt quan trọng. Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc dự kiến sẽ đón khách du lịch trong tháng 11 (Ảnh minh họa) Cùng với các phương thức giao thông  đường bộ , đường sắt, đường thủy, đường biển, thì hàng không với nhiều ưu thế vượt trội về tốc độ, tiện ích thời gian và tính kết nối, liên thông rộng đang đặt ra yêu cầu “mở cửa” toàn diện. Việc thử nghiệm mở lại các đường bay nội địa từ trung tuần tháng 10 đến nay với những kết quả bước đầu, đã đánh thức “giấc ngủ đông” kéo dài của ngành hàng không. Kết quả đó cho thấy, việc mở cửa lại bầu trời nội địa và tăng tốc để sớm kết nối liên thông các đường bay quốc tế, hòa nhịp với các chương trình phục hồi, tăng tốc phát triển kinh tế của đất nước

Tiềm năng lớn từ thị trường thương mại điện tử

GIA BẢO CTO- Năm 2021, thương mại điện tử (TMÐT) Việt Nam tăng 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỉ USD; tỷ trọng doanh thu bán lẻ TMÐT trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với năm 2020. Dự kiến năm 2022, doanh thu TMÐT dự báo đạt 16,4 tỉ USD. Thị trường TMÐT còn rất nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt trong thời đại kinh tế số như hiện nay. Mua sắm trực tuyến đang phát triển mạnh.  Tín hiệu tích cực  Phát triển TMÐT là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số hiện nay. Theo các chuyên gia, để tận dụng các cơ hội, tăng doanh thu từ nền kinh tế số cần đầu tư nguồn lực (con người và tài chính, hạ tầng công nghệ…) nhằm tạo nền tảng phát triển, bắt kịp xu thế dịch chuyển thương mại toàn cầu. Theo báo cáo “Digital 2021 global overview report” của We are social & Hootsuite, lượng người dùng Internet toàn cầu hơn 4,75 tỉ người; tháng 1-2022 con số này là 4,9 tỉ người. Báo cáo “Kinh tế khu vực Ðông Nam Á năm 2021” của Google,

Doanh nhân “miệt vườn”

  Trần Hữu Hiệp Thứ Tư, 12/10/2022 09:36 (ĐTTCO) - Nói đến ĐBSCL ai cũng biết tiềm năng. Do vậy doanh nghiệp (DN) khu vực này đang ở giai đoạn hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế với nhiều thách thức và cũng không ít cơ hội mở ra. Mặc dù vấn đề nội tại của vùng như giáo dục, trình độ lao động, di dân, hạ tầng giao thông, năng lực cạnh tranh của DN... vẫn đang là một thách thức vô cùng to lớn.    Ảnh minh họa. Chưa có tầm nhìn chiến lược cho cả vùng ĐBSCL vốn là cái nôi của Đổi mới trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình làm ăn “xé rào”, “phá cơ chế” mang đậm dấu ấn doanh nhân miền Tây một thời. Bước sang kinh tế thị trường, đội ngũ DN vùng không ngừng lớn mạnh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, xuất khẩu gạo, tôm, cá tra và trái cây, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm của cả nước. Nhiều doanh nhân thể hiện bản lĩnh kinh doanh, kiến thức, kinh nghiệm, nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật, quản trị DN vào trang trại, đồng ruộn

Khởi sắc trước thách thức

Trần Hữu Hiệp Daibieunhandan - Chủ Nhật, 10/04/2022, 06:23 Bức tranh kinh tế chung của đất nước trong quý I.2022 cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ từ sau “mở cửa” vào tháng 10.2021. Các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ được khơi thông; đầu tư công, đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh tế tư nhân đều tăng, hoạt động sản xuất, dịch vụ được đẩy mạnh… Dù vậy, vẫn cần nhiều trợ lực để giúp nền kinh tế trụ vững trước các cơn “trái gió, trở trời” từ biến động khó lường của kinh tế thế giới.   Nhiều mảng sáng GDP quý I tăng 5,03%, trong khi lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Nền kinh tế có nhiều mảng sáng. Đóng góp quan trọng cho tăng trưởng đến từ khu vực sản xuất công nghiệp, tăng 6,38%, chiếm 51,08%; dịch vụ tăng 4,58%, chiếm 43,16%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, chiếm 5,76%. Tuy khu vực nông nghiệp, thủy sản còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong nền kinh tế, nhưng có gắn bó mật thiết, là nguồn cung nguyên

Khơi thông "mạch máu" phía Nam

  Trần Hữu Hiệp NLĐ- 27-03-2022 - 07:59| Góc nhìn Cùng với việc khẩn trương triển khai "trục xương sống" cao tốc Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc ưu tiên đầu tư các tuyến cao tốc khu vực phía Nam, gồm: Biên Hòa - Vũng Tàu, TP HCM - Chơn Thành, TP HCM - Mộc Bài, Tân Vạn - Nhân Trạch, Bình Chuẩn - Bến Lức, Mỹ An - Cao Lãnh, Chơn Thành - Đức Hòa, An Hữu - Cao Lãnh và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Động thái tích cực của cơ quan quản lý ngành GTVT đang tạo ra nhiều kỳ vọng hiện thực hóa giấc mơ thoát vùng trũng, kết nối thông suốt 2 vùng kinh tế Đông Nam Bộ với ĐBSCL - nơi đóng góp hơn 50% GDP và 70% nguồn thu ngân sách quốc gia. Thời gian qua, bức tranh giao thông vùng ĐBSCL ngày càng khởi sắc, với các trục dọc, đường ngang, đường vành đai ven biển phía Đông và phía Tây, các cầu vượt sông lớn được đầu tư. Song nhìn chung, hiện trạng giao thông của vùng này vẫn bất cập, thiếu sự kết nối nội vùng, liên vùng. Dọc theo Quốc lộ 1

Thư viện VideoClip_THTPCT_Kỳ vọng vào thể chế, chính sách, pháp luật về ...

Châu thổ Cửu Long trước thách thức và cơ hội phát triển

Trần Hữu Hiệp CAND- Thứ Ba, 03/05/2022, 07:34 Kỷ niệm 47 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022), là lúc cần nhìn lại diện mạo đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – Vùng đất giàu tiềm năng đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội phát triển. Tương lai của vùng châu thổ này ra sao phụ thuộc vào tư duy phát triển vùng, việc chọn lựa mô hình phát triển và hành động… Thách thức trên chính “đôi chân” Tài nguyên đất và nước được ví như đôi chân kiến tạo và phát triển ĐBSCL. Đôi chân đó đang đứng trước thách thức ở nhiều cấp độ. Tác động tiêu cực xuyên biên giới do biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Việc các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện, “trích máu dòng sông” bằng các dự án chuyển nước sông Mê Kông làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, nguồn lợi thuỷ sản, xâm nhập mặn, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng hạ du. Thách thức còn bị nhân lên từ hoạt động kinh tế với cường độ cao ở nội vùng gây nhiều

Thư viện VideoClip: VTV5. ĐBSCL phục hồi du lịch sau đại dịch CoVid-19

Sức bật mới cho vùng Tây Nam bộ

  Trần Hữu Hiệp SGGP  Thứ Sáu, 22/4/2022 06:06 Hôm nay 22-4, theo lịch công tác, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2-4-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.  Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20-10-2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2020. Trước đó, vào đầu tháng 3, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thống nhất đánh giá, Nghị quyết số 21 được các bộ ngành Trung ương và địa phương trong vùng triển khai, thực hiện hiệu quả; phát huy được tiềm năng, lợi thế, tác động tích cực, mạnh mẽ đến sự phát triển chung của vùng và cả nước. Các mục tiêu của Nghị quyết 21 đã cơ bản hoàn thành, nhưng trong giai đoạn mới, yêu cầu phát triển mới, cách tiếp cận mới cần