Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2013

Quy định 'trên mây' trong giáo dục

29/10/2013 09:00 Hàng loạt quy định về giáo dục - đào tạo không những thiếu khả thi mà còn chỏi nhau khiến người thực hiện chỉ có cách duy nhất là phải làm ngược.   Rất đông sinh viên nộp hồ sơ học TCCN tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Có những quy định hầu như không thể thực hiện được trong thực tế. Còn nếu buộc phải làm thì chỉ có cách lách hoặc chịu phạt. Không thực tế Thông tư 24 ban hành ngày 4.7.2013 bổ sung 7 đối tượng vào diện  ưu tiên tuyển sinh  ĐH, CĐ chính quy. Trong đó, có 3 đối tượng gây nhiều tranh cãi trong dư luận, gồm: bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1.1.1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1.1.1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Mọi người không bàn cãi về tính đúng sai của quy định này mà chỉ buồn cười về tính khả thi. Bởi thực tế rất khó tìm ra người thuộc các đối tượng ưu tiên bổ sung này còn đi thi ĐH, CĐ. Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, chỉ hơn một tuần sau đó, Bộ lại ba

Liên kết vùng trái cây

Trần Hiệp Thuỷ (LĐ) - Số 248 - Thứ bảy 26/10/2013 08:24 Cho đến nay, trong 4 dòng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL, gồm lúa - gạo, trái cây, cá tra và tôm, thì duy nhất chỉ có cây ăn trái là chưa có quy hoạch theo vùng mà do từng địa phương thực hiện. Với gần 300.000ha cây ăn trái, lớn nhất cả nước, miệt vườn miền Tây cho sản lượng hơn 3 triệu tấn trái cây/năm, chiếm hơn 70% sản lượng trái cây của cả nước. Trong đó, mới chỉ có khoảng 10% sản lượng được xuất khẩu, 90% còn lại tiêu thụ nội địa. Xứ sở này cũng là quê hương của nhiều loại trái ngon, nổi tiếng như bưởi Năm Roi Bình Minh (Vĩnh Long); xoài cát Hòa Lộc - Cái Bè, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang); sầu riêng Chợ Lách, nhãn cơm xuồng (Bến Tre); dâu Hạ Châu (Cần Thơ)...  được người tiêu dùng trong, ngoài nước biết đến. Xoài cát Hoà Lộc (Tiền Giang) Tuy nhiên, sản phẩm trái cây của vùng bị “cắt khúc” do quy hoạch được thực hiện theo từng địa phương. Diện tích vườn cây nhỏ lẻ, manh mún, khó xây dựng v

Về miền Tây ăn cá “cậu ông trời”

Hữu Hiệp (LĐ) - Số 248 - Thứ bảy 26/10/2013 08:22 i Lũ về, ruộng đồng, sông rạch miền Tây nhiều cá, tôm hơn. Song, có những loài cá quanh năm vẫn được xếp là đặc sản hàng “anh chị”. Đó là giống cá hô, cá ngát hay cá cóc - nghe tên đã thấy lạ. Cá cóc ngày xưa có rất nhiều ở vùng ĐBSCL, nay là hàng hiếm. Cái tên của loài cá này cũng gợi tò mò thú vị: Bình dân, chân chất như tính cách người dân xứ đồng bằng. Cá cóc cùng loài với chép, nhưng mình thon dài, thường sống ở vực sâu, nước xoáy, trụ cầu, bến phà thuộc sông Tiền, sông Hậu như đoạn Mỹ Thuận (Vĩnh Long), Cái Bè (Tiền Giang), Vàm Nao (An Giang), Bùng Binh - Bến Bạ (Cần Thơ - Hậu Giang), Cái Côn (Sóc Trăng)... Tên cá cóc được “cắt nghĩa” khác nhau, nhưng không liên quan gì đến loài cóc. Có người nói là do đọc trại ra từ tên tiếng Khmer của loài cá có xuất xứ từ Biển Hồ này, nhưng hỏi tên gì thì chẳng mấy người biết. Cũng có người bảo là do tiếng kêu cóc cóc của nó mà người ta gọi vậy. Biết giải thích sao cho tườn

Nếu không đổi mới mạnh mẽ, sẽ tụt hậu xa

Báo Tuổi Trẻ, 25/10/2013 07:47 (GMT + 7) TT - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh đã phát biểu trước các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ ngày 24-10. Ông cảnh báo rằng nếu VN không đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt và khẩn trương, đặc biệt là đổi mới thể chế kinh tế, sẽ tụt hậu xa so với khu vực, thậm chí tụt hậu so với Campuchia, Lào. Chi đầu tư giảm rất mạnh Theo dự toán, chúng ta chi cho đầu tư phát triển năm 2014 là 163.000 tỉ đồng, trong đó có 36.000 tỉ đồng dự kiến thu từ đất (nhưng thị trường bất động sản đang trầm lắng nên cũng không chắc là có đủ số này). Trong khi đó, lẽ ra phải bố trí 260.000 tỉ đồng nhưng do ngân sách mất cân đối nghiêm trọng nên không thực hiện được. Trong tổng số 163.000 tỉ, cân đối cho các địa phương là 86.000 tỉ, còn 77.000 tỉ của trung ương (trừ thêm 16.500 tỉ vốn nước ngoài và vốn cân đối hỗ trợ địa phương 37.000 tỉ nữa thì cuối cùng ngân sách trung ương chỉ còn 39.000 tỉ đồng). Thực tế, chi đầu tư phát triển đang giảm rất

Các từ mượn gốc hán hay bị lẫn lộn, vì sao?

Nguyễn Đức Dương (LĐCT) - Số 43 - Chủ nhật 27/10/2013 14:57 Vốn từ tiếng ta hiện có vào khoảng trên dưới 60% yếu tố gốc Hán. Có tác giả cho rằng con số đó có lẽ còn cao hơn thế. Do quá đông về số lượng, lại cùng sống trà trộn bên nhau, nên các yếu tố ấy rất hay bị lẫn lộn hoặc là với nhau, hoặc là với các yếu tố thuần Việt. Thực tế đó khiến người dùng tiếng Việt ít từng trải dễ mắc lỗi. Dăm dẫn liệu dưới đây là các minh chứng cụ thể. 1. Người Việt mượn của tiếng Hán hai chữ CỨU. Trong đó, chữ thứ nhất có nghĩa là “giúp” (cứu vớt, cứu giúp, cứu nạn, cứu đói, cứu hộ, cứu trợ, cứu tế, v.v.); còn chữ thứ hai có nghĩa là “cuối cùng”. Do chỉ xuất hiện hạn hẹp trong một kết hợp duy nhất là cứu cánh. Nghĩa đích thực của nó là “mục đích cuối cùng”, bởi trong tiếng Hán, chữ cánh có nghĩa là “mục đích”. 2. Tương tự, vốn từ tiếng ta hiện có hai chữ TRỮ, và cả hai đều mượn của Hán ngữ. Chữ TRỮ thứ nhất hay dùng với nghĩa “chứa”. Chữ này có thể bắt gặp trong hàng loạt kết hợp, như tích t

Nâng cao năng lực Quốc hội

Báo Tuổi Trẻ, 23/10/2013 10:09 (GMT + 7) TT - Với ba chức năng hiến định của Quốc hội là lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia thì nâng cao năng lực của Quốc hội là một nhiệm vụ quan trọng và bức thiết. GS. Nguyễn Ngọc Trân Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XI nêu lên sự cần thiết “đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thật sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân; nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri; cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội”. Lãng phí chất xám Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có mạnh hay không tùy thuộc vào chất lượng và kinh nghiệm hoạt động nghị trường của đại biểu. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng khách quan mà nói, năng lực của Quốc hội chưa tương xứng với chức năng và nhiệm vụ. Đại biểu Q

Mở cửa biển Tây

HỮU HIỆP Báo Cần Thơ, thứ năm, 24/10/2013 20 giờ 07 GMT+0 Trong thập niên 80 thế kỷ trước, ý tưởng thoát lũ ra biển Tây của các nhà khoa học gây nhiều tranh cãi; nhưng được sự ủng hộ và chỉ đạo quyết đoán của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ý tưởng này đã trở thành hiện thực bằng hệ thống công trình thủy lợi thoát lũ ra biển Tây, chứng minh hiệu quả trong thực tế. Đó là cách người ĐBSCL "trị thủy", vừa chung sống với lũ, vừa thể hiện tầm nhìn từ đất liền ra biển. Ngày nay, đối mặt trước nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, trước yêu cầu phát triển bền vững và trù phú, người đồng bằng không chỉ cần "tầm nhìn ra biển", hướng ra biển Đông mà còn phải biết "mở cửa biển Tây". Nổi lên là vai trò của đảo ngọc Phú Quốc. Tiềm năng, lợi thế và thách thức ĐBSCL là vùng duy nhất của cả nước tiếp giáp 3 mặt biển: Đông, Tây, Nam với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% bờ biển quốc gia; hơn 360 ngàn km2 vùng bi

Bà Ba Sương trở lại thương trường

Báo Tuổi Trẻ, 21/10/2013 11:04 (GMT + 7) TT - Có mấy ai biết trong thời gian vướng vào những rắc rối pháp luật, bà Trần Ngọc Sương (Ba Sương) - Anh hùng lao động thời đổi mới, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ), vẫn âm thầm đi tìm con đường riêng cho mình. “Năm năm qua là những tháng ngày trải nghiệm cực kỳ ý nghĩa đối với tôi. Tự tay tôi làm những hũ dưa kiệu, dưa hành, dưa món, dưa tai heo... đặc sản của miền Tây chào bán cho bạn bè, người dân Sài Gòn để tích cóp tiền chi tiêu và trả tiền thuê nhà trọ. Tôi đã mày mò nghiên cứu cho ra đời trên 20 sản phẩm từ trái cây, rau củ quả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu” - bà Sương mở đầu câu chuyện. Trái cây “Cô Ba Sương” Sau một ngày làm việc, bà Trần Ngọc Sương trở về tá túc tại căn nhà của người em gái ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ - Ảnh: H.T.Dũng Bà Ba Sương cho hay ý định làm trái cây đã được bà ấp ủ từ lâu, nhưng phải đến tháng 11-2009, sau khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm (bị tòa tuyên 8 năm tù nhưng đư

Xu hướng “doanh nghiệp xã hội”

Báo Tuổi Trẻ, 19/10/2013 07:22 (GMT + 7) TT - Doanh nghiệp xã hội không còn là điều mới mẻ nhưng loại hình này đang trở thành một xu hướng mới và được dự báo sẽ cất cánh trong tương lai. Tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp toàn cầu (GES) lần 4 diễn ra tuần qua ở Kuala Lumpur (Malaysia), vấn đề doanh nghiệp xã hội được đề cập đến trong ít nhất ba phiên thảo luận và có một phiên dành riêng cho chủ đề này. Nhiều diễn giả cho rằng doanh nghiệp xã hội sẽ là xu hướng mới. Ngay từ đầu phiên thảo luận về chủ đề này hôm 12-10, chuyên gia về doanh nghiệp xã hội người Anh, cô Melody Hossaini, chia sẻ: “Xin chào mừng bạn đến với tương lai của sự thịnh vượng trong kinh doanh, đó là doanh nghiệp xã hội”. Theo cô, nói nôm na doanh nghiệp xã hội là nơi kinh doanh với mục đích tốt, một sứ mệnh xã hội. Nó cũng khác với các tổ chức từ thiện, nơi không kinh doanh mà chỉ nhận tiền quyên góp. Dùng kinh doanh hóa giải tệ nạn Xuất hiện trên sân khấu của phiên thảo luận hôm ấy có một ngư