Hữu Hiệp
Thương hiệu (TH) là tài sản vô
hình, gắn liền giá trị vật chất, phi vật chất của hàng hoá; tạo ra giá trị niềm
tin cho người tiêu dùng. Việc đăng ký sử dụng, chứng nhận, bảo hộ TH vùng, miền
(VM) đã được nhiều quốc gia quan tâm, nâng tầm giá trị; song ở nước ta vẫn còn
là vấn đề mới.
Xoài cát Hoà Lộc, Tiền Giang |
Mỗi miền Nam, Trung, Bắc; các
vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đều có nhiều nông sản nổi tiếng, mang thế
mạnh đặc trưng như chè Thái Nguyên, càphê Tây Nguyên, nhiều loại lúa gạo, trái
cây, thuỷ sản nổi tiếng của vùng ĐBSCL (gạo Nàng Thơm chợ Đào, vú sữa Lò Rèn
Vĩnh Kim, xoài cát Hoà Lộc…) nếu được “mài dũa, đánh bóng” TH chắc chắn sẽ được
nâng cao giá trị. Gần đây, một số địa phương, doanh nghiệp (DN) đã quan tâm xây
dựng, đăng kí chứng nhận xuất xứ hàng hoá, bảo hộ TH địa phương, VM. Khoai lang
Bình Tân - Vĩnh Long được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá tập thể; tên gọi
nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tại 28 nước châu Âu… Tuy nhiên, cho đến nay chúng
ta vẫn chưa có một chương trình TH VM trong chiến lược TH quốc gia khiến nhiều
sản phẩm, lợi thế vẫn chỉ ở dạng “tiềm năng”.
Vấn đề đặt ra là, ai xây dựng TH
VM cho nông sản Việt? Với tính “tập thể” của nó, vai trò, trách nhiệm của nhiều
bên liên quan đã được nhận diện. Song, cần đặt nó trong một chuỗi giá trị của
quá trình sản xuất hàng hóa để định rõ nhiệm vụ, lợi ích của từng “chủ thể”
tham gia. Từ đó, chọn “khâu đột phá”, giải pháp, thứ tự ưu tiên và tiến hành
đồng bộ chiến lược TH cho VM. Chiến lược đó cần được bắt đầu từ DN, gắn kết
chặt chẽ với nông dân, nhà khoa học, truyền thông và cần được sự hỗ trợ hiệu
quả hơn nữa từ Nhà nước. Các nhà khoa học chính là “chất xám” của TH; tạo ra
giống tốt, kỹ thuật canh tác, chế biến, quản trị tiên tiến. Nhưng các nghiên
cứu của họ rất cần “địa chỉ ứng dụng” đó là DN. Tương tự, nông dân trực tiếp
làm ra nguyên liệu nông sản, nhưng với hiện trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ,
nguồn lực đầu tư, khả năng nắm bắt thông tin thị trường hạn chế, khó có thể
đóng vai trò quyết định trong khâu “đột phá”. Nhà nước có tác động to lớn trong
việc tạo ra cơ chế, chính sách, điều tiết thị trường. Nhưng Nhà nước không thể
làm thay DN trong xây dựng TH. TH rất cần được truyền thông quảng bá, nhưng chỉ
với vai trò hỗ trợ. DN là “mắc xích” cuối cùng, quan trọng nhất trong chuỗi giá
trị nông sản; vừa tác động đầu vào, quyết định quá trình sản xuất, chế biến,
vừa nắm đầu ra sản phẩm. Chiến lược TH nông sản VM cần được bắt đầu từ DN.
Nhận xét
Đăng nhận xét