Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2012

Cơ chế đặc thù cho các sản phẩm chủ lực vùng

Hữu Hiệp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã giao BCĐ Tây Nam Bộ chủ trì phối hợp các bộ, ngành trung ương và địa phương đề xuất cơ chế đặc thù phát triển 3 sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL là lúa gạo, thủy sản (cá tra, tôm) và cây ăn trái. Đầu bài rõ, nhưng giải bài toán không dễ. Vấn đề quan trọng là “làm ra” cơ chế, chính sách gì và nó đi vào cuộc sống như thế nào để thực sự là cái mà người nông dân (ND), doanh nghiệp (DN) cần, tiếp thêm sức mạnh cho các sản phẩm chủ lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập và phát triển bền vững? Thời gian qua, đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho ND, DN. Nhà nước đã quan tâm đầu tư từ cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông, quy hoạch vùng nguyên liệu, đến hỗ trợ ND từ khâu giống, cơ giới hóa trong nông nghiệp, hỗ trợ sau thu hoạch, đến tiêu thụ nông sản, hỗ trợ vay tín dụng. Nhưng, thực tiễn ở nhiều địa phương cho thấy, chính sách chưa đi vào trọng tâm, không đồng bộ, khó phát huy tác dụng, chậm hoặc khó đi vào cuộc sống. Nhiều địa phương, D

Từ chuyện thương nhân nước ngoài “làm mưa, làm gió”: Phải hoàn thiện hợp đồng tiêu thụ nông sản

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 28-8-2012 Trần Hiệp Thủy Hôm qua 27.8, tại TP.Cần Thơ, Bộ Công thương phối hợp UBND TP.Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài tại VN (ảnh). Báo cáo của Vụ Thị trường trong nước về tình hình thương nhân nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc (TQ) tranh mua nông sản theo kiểu chụp giựt cho thấy bức tranh đáng lo ngại, gây nhiều hệ lụy mà nạn nhân là bà con nông dân (ND). Thương nhân ngoại gây rối thị trường nội Ở ĐBSCL thời gian qua, nhiều ND dở khóc, dở cười vì ham giá cao, bán nông sản cho người TQ chủ yếu bằng thỏa thuận miệng, không thông qua hợp đồng (HĐ) thương mại. Mấy ông A Đẩu, A Lũ, A Lũng ... gần như có mặt khắp các địa phương trong vùng, giao dịch trực tiếp với ND, mua hàng tận gốc theo kiểu chụp giựt, thoắt ẩn, thoắt hiện. Họ thu gom lúa IR 50404 ở nhiều nơi khi chính quyền khuyến cáo bà con hạn chế trồng giống lúa này, mua dừa khô

Húy kỵ thời nay

BÁO LAO ĐỘNG Thứ sáu 24/08/2012 16:28 Thời phong kiến húy kỵ tên của vua chúa khiến bao người tài giỏi như cụ Tú Xương (1870 -1907) đã phải "Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui". Húy kỵ còn làm biến dạng ngôn ngữ như "hoàng" biến thành "huỳnh", "cảnh" hoá ra "kiểng", đến như tên cha mẹ đặt từ đời trước cũng phải đổi lại bởi húy kỵ tên của ông vua đời sau, như Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) sau khi qua đời hơn 40 năm phải đổi thành Ngô Thời Nhiệm. Bởi vì tên của ông trùng với 2 tên của vua Tự Đức (1829 - 1883) là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm và Nguyễn Phúc Thì. Đến thời nay tưởng ngôn ngữ không còn bị húy kỵ vô lối, hóa ra nó vẫn bị nạn húy kỵ theo một dạng khác rất lạ lùng.   Nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân chuyển thể tiểu thuyết "Làm đĩ" của Vũ Trọng Phụng sang kịch bản sân khấu cho nhà hát kịch Phú Nhuận. Gia đình nhà văn Vũ Trọng Phụng yêu cầu phải giữ đúng tên "Làm đĩ" của tiểu thuyết. Vậy là gặp rắc rối, Sở Văn hóa T

Hai Sắc Hoa Tigôn

T.T.K.H. Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc Tôi chờ người đến với yêu đương Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng Dải đường xa vút bóng chiều phong, Và phương trời thẳm mờ sương, cát Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi Thở dài trong lúc thấy tôi vui Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ Anh sợ tình ta cũng thế thôi!" Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì Cánh hoa tan tác của sinh ly Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng, Là chút lòng trong chẳng biến suy!" Đâu biết một đi một lỡ làng, Dưới trời đau khổ chết yêu đương Người xa xăm quá! Tồi buồn lắm, Trong một ngày vui pháo nhuộm đường... Từ đấy, thu rồi, thu lại thụ.. Lòng tôi còn giá đến bao giờ Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ Người ấy, cho nên vẫn hững hờ Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi, Mà từng thu chết, từng thu chết Vẫn giấu trong tim bóng một người Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa Nhưng hồ

Vị trí số 1 và phía sau

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 21-8-2012 Hữu Hiệp Ngày 14-8 vừa qua, Hãng Thông tấn Nga ITAR-TASS dẫn nguồn Tổ chức Cà phê Quốc tế (IOC) xác nhận lần đầu tiên trong lịch sử, V N đã vượt Brazil để trở thành nước xuất khẩu (XK) cà phê số 1 thế giới. Thống kê của Hải quan VN, 7 tháng đầu năm 2012, nước ta đã XK 1,16 triệu tấn cà phê , trị giá 2,5 4 tỷ USD, tăng 25 ,3 % về lượng và 19,9% giá trị so với cùng thời kỳ năm trước, nhiều hơn 13% so với Brazil . Tương tự, hạt tiêu VN cũng đã chiếm vị trí số 1 khi XK cao hơn gần gấp 5 lần Ấn Độ trong năm 2011. Theo thống kê của Hải quan, 7 tháng đầu năm nay, giá trị kim ngạch XK hạt tiêu đạt khoảng 524 triệu USD, tăng 1 5 ,3 % so cùng kỳ . Con cá tra VN là sản phẩm “đặc hữu” của ĐBSCL từ nhiều năm qua cũng đã chiếm ngôi đầu bảng thế giới về sản lượng, giá trị XK và thị phần tiêu thụ.  Cơ giới hóa trong nông nghiệp V N cũng là quốc gia đứng đầu thế giới về lượng XK , số 2 về chế biến và số 3 về sản lượng. Ước tính có đến 60% lượng đi

Bổ sung cảng biển Hòn Khoai vào qui hoạch cảng biển

Tin trên Tạp chí Đầu tư nước ngoài ngày 09/08/2012 05:19:00 Sông nước Cà Mau. Ảnh: Hữu Hiệp Các tin liên quan:   » Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam   » Bà Rịa-Vũng Tàu vươn tới mục tiêu đô thị cảng biển hiện đại   » Đầu tư FDI vào cảng biển gặp bất lợi vì giá bốc xếp   » Việt Nam hợp tác với Hàn Quốc đào tạo nhân lực cho cảng biển   » Di sản văn hóa biển Việt Nam: Khẳng định chủ quyền biển đảo   » Đầu tư cảng biển: Treo cẩu chờ tàu   » Festival các cảng biển quốc tế (DĐĐT) -  VPCP vừa có Thông báo số 282/TB-VPCP ngày 03-8-2012 truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, giao: Bộ GTVT chủ trì phối hợp Bộ Công thương xem xét bổ sung cảng trung chuyển Hòn Khoai (Cà Mau) vào qui hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau có văn bản đề nghị cho xây dựng cảng biển nước sâu tại đảo Hòn Khoai cho tàu trên 100.000 tấn bốc dỡ hàng hóa, tổng mức đầu tư khoảng 1,8 tỉ USD do nhà đầu tư Úc thực hiện. Theo đó

“Anh giành phần em”

Bài đăng BÁO LAO ĐỘNG ngày 16-8-2012 TRẦN HIỆP THỦY Thời gian qua, ĐBSCL đã hình thành và phát triển nhanh mạng lưới đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đến cao đẳng, đại học (CĐĐH). Toàn vùng hiện có 62 cơ sở đào tạo TCCN (trong đó có 35 trường); có 39 trường CĐĐH (gồm 12 trường ĐH và 27 trường CĐ), bình quân mỗi năm thành lập mới 1 trường ĐH. Sức trẻ (ảnh: Nguyễn Công Thủy) Nếu như năm 2000, toàn vùng chỉ có Trường ĐH Cần Thơ, thì nay 10/13 tỉnh, thành đã có trường ĐH, tất cả các tỉnh đều có trường CĐ. Theo quy hoạch, đến năm 2020, ĐBSCL sẽ có khoảng 70 trường CĐĐH. Nhiều trường được mở ra, đua nhau “nâng hạng” từ TC lên CĐ, từ CĐ lên ĐH. Nhưng lên CĐĐH rồi vẫn xin chỉ tiêu được đào tạo TC với nhiều lý do nghe qua rất “chính đáng”. Nào là tận dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ giáo viên và nhu cầu người học. Đây cũng là nguồn để các trường tiếp tục “tận dụng” xin mở thêm các lớp liên thông ĐH. Về mặt tâm lý, nhiều người thích được học ở trường

ĐBSCL sau 5 năm gia nhập WTO: Sân chơi lớn nhiều thách thức

Bài đăng BÁO LAO ĐỘNG ngày 16-8-2012 Hữu Hiệp Lúa gạo - sản phẩm XK chủ lực của đbscl (ảnh: Tăng Quầy)  5 năm Việt Nam gia nhập WTO cũng là thời điểm xảy ra 2 cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 và 2011 , như “liều thuốc thử” cho nền kinh tế ĐBSCL. Cần nhìn lại một chặng đường quan trọng mà vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước này đã vươn mình hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới . Qua đó, n ông dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong vùng nhận diện được thế mạnh, điểm yếu, đặc biệt là nắm bắt cơ hội, đối mặt thách thức của lộ trình mới để vượt qua rào cản, tận dụng thời cơ. Nhìn ra bên ngoài, thay đổi bên trong Cái được lớn nhất của ĐBSCL sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu WTO là sự chuyển mình tích cực trong việc “thay đổi về chất” từ nền sản xuất “làm ra nhiều sản lượng” nông sản, hướng đến sản xuất hàng hóa “gia tăng giá trị”, đáp ứng nhu cầu thị trường. C ác sản phẩm chủ lực của vùng như lúa gạo, thủy sản

Đường chờ cầu, cảng chờ luồng

Bài đăng BÁO LAO ĐỘNG ngày 14-8-2012 Trần Hiệp Thủy Lộng lẫy cầu Cần Thơ Hạ tầng giao thông là 1 trong 3 khâu đột phá của vùng ĐBSCL, thời gian qua luôn được quan tâm đầu tư, đã gắn kết được giao thông liên vùng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Song, do chưa quan tâm đúng mức tính kết nối, đồng bộ, liên hoàn giữa các công trình đã dẫn đến tình trạng “đường chờ cầu, cảng chờ luồng” gây lãng phí. Đó là tình trạng dự án (DA) nâng cấp QL1, đoạn Cần Thơ - Cà Mau sau khi hoàn thành, phải “chờ” DA nâng cấp 16 cầu trên tuyến này do thi công chậm. Nhiều xe tải trọng lớn, container phải “xé lẻ” hàng hóa để lưu thông qua một vài cầu yếu còn sót lại trên tuyến. Tương tự là tình trạng cảng Cái Cui (Cần Thơ) phải chờ luồng Định An và kênh Quan Chánh Bố. Cảng Cái Cui là DA trọng điểm của Nhóm cảng biển VI, lớn nhất vùng ĐBSCL, đã được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, hoàn thành giai đoạn I, một phần giai đoạn II, có khả năng tiếp nhận tàu 20 vạn t

Tăng cường liên kết doanh nghiệp vùng ĐBSCL

Bài đăng BÁO LAO ĐỘNG ngày 9-8-2012 Trần Hiệp Thủy Vừa qua, Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL - Tiền Giang 2012 đã làm việc, thống nhất với Phòng Thương mại Công nghiệp (VCCI) việc tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp (DĐDN) ĐBSCL vào ngày 6.12.2012 tại Tiền Giang. Đây là diễn đàn cấp vùng được tổ chức thường niên từ năm 2010 đến nay, là kênh đối thoại trực tiếp giữa DN với chính quyền địa phương về cơ chế, chính sách, thực tiễn môi trường kinh doanh và những vấn đề có tầm chiến lược, tác động trực tiếp đến cộng đồng DN trong vùng. VCCI đang tích cực phối hợp các hiệp hội DN địa phương thông qua quy chế hoạt động, dự kiến nhân sự, nội dung và phương thức hoạt động... để ra mắt hội đồng tại DĐDN ĐBSCL năm 2012. Theo ông Hoàng Quang Phòng - Trưởng ban công tác hiệp hội, Chánh Văn phòng VCCI - hiện đã có 8/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL thành lập hội DN. Song, vấn đề đặt ra từ nhiều năm qua là cần tăng cường liên kết vùng, nâng cao chất lượng hoạt động

“Kê toa” cho y tế ĐBSCL

Bài đăng báo SÀI GÒN GIẢI PHÓNG, Thứ ba, 07/08/2012, 01:10 (GMT+7) TRẦN HIỆP THỦY So với cách đây 10 năm, diện mạo ngành y tế ở ĐBSCL đã có nhiều thay đổi, ngành y tế ĐBSCL đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của y tế cả nước và phục vụ sức khỏe cộng đồng. Hệ thống các bệnh viện từ cấp vùng, tỉnh, huyện và các trạm y tế xã được quan tâm đầu tư. Một số bệnh viện tư nhân ở khu vực đô thị xuất hiện, góp phần giảm tải các cơ sở y tế công lập. Theo thống kê, toàn vùng có đến 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 95% trẻ em được tiêm chủng. Một số bệnh viện chuyên khoa hình thành, nhiều kỹ thuật điều trị được hỗ trợ từ TPHCM, giúp bệnh nhân không phải vượt tuyến. Khám bệnh cho con em đồng bào dân tộc ở Miền Tây Nam Bộ (Ảnh: Tăng Bình Quốc - dự thi ảnh đẹp TNB) Tuy nhiên, “vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản” của cả nước vẫn còn nhiều chỉ tiêu như tỷ lệ giường bệnh, số bác sĩ, cán bộ y tế/vạn dân thấp hơn nhiều vùng miền khác. Đặc biệt bức xúc vẫn là y tế tuyến

Cần thêm giải pháp tích cực

Bài trên BÁO LAO ĐỘNG ngày 07-8-2012 Trần Hiệp Thủy Ngày 5.8,   tại TP. Cần Thơ, Bộ GDĐT tổ chức sơ kết phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (THTTHSTC). Một trong những thành tích ấn tượng của 4 năm thực hiện phong trào này trên cả nước là...   60.000 nhà vệ sinh/40.000 trường đã được xây mới, góp phần làm các mái trường “thân thiện với học sinh” hơn và cũng “thân thiện hơn với cư dân” xung quanh trường. Trẻ con Miền Tây đến trường (ảnh: hiepcantho) Chuyện trường học thiếu nhà vệ sinh mấy năm qua ở miền Tây Nam Bộ có lúc còn bức xúc hơn cả “gian lận trong thi cử và bệnh thành tích” trong giáo dục. Cũng phải thôi, trước khi lo “đầu ra” - chất lượng giáo dục học sinh, thì các em cũng cần “đầu mà ai cũng phải ra”, nhưng do người lớn chỉ lo chuyện lớn mà quên chuyện thường... ngày. Theo báo cáo của Bộ GDĐT, thời gian qua, các địa phương trong vùng ĐBSCL đã triển khai xây dựng hơn 20.300 phòng học (chiếm khoảng 82% tổng số phòng học của ch