Hữu Hiệp
Ngày 14-8 vừa qua, Hãng Thông tấn Nga ITAR-TASS dẫn nguồn Tổ chức Cà phê Quốc tế (IOC) xác nhận lần đầu tiên trong lịch sử, VN đã vượt Brazil để trở thành nước xuất khẩu (XK) cà phê số 1 thế giới. Thống kê của Hải quan VN, 7 tháng đầu năm 2012, nước ta đã XK 1,16 triệu tấn cà phê, trị giá 2,54 tỷ USD, tăng 25,3% về lượng và 19,9% giá trị so với cùng thời kỳ năm trước, nhiều hơn 13% so với Brazil.
Tương tự, hạt tiêu VN cũng đã chiếm vị trí số 1 khi XK cao hơn gần gấp 5 lần Ấn Độ trong năm 2011. Theo thống kê của Hải quan, 7 tháng đầu năm nay, giá trị kim ngạch XK hạt tiêu đạt khoảng 524 triệu USD, tăng 15,3% so cùng kỳ. Con cá tra VN là sản phẩm “đặc hữu” của ĐBSCL từ nhiều năm qua cũng đã chiếm ngôi đầu bảng thế giới về sản lượng, giá trị XK và thị phần tiêu thụ.
Cơ giới hóa trong nông nghiệp |
VN cũng là quốc gia đứng đầu thế giới về lượng XK, số 2 về chế biến và số 3 về sản lượng. Ước tính có đến 60% lượng điều nhân giao dịch trên thị trường quốc tế hiện nay là từ VN. Theo sau cà phê, cá tra, tiêu, điều, là lúa gạo XK của VN luôn chiếm ngôi vị á quân – chỉ sau cường quốc số 1 thế giới Thái Lan.
Nhưng đằng sau ngôi vị số 1, số 2 thế giới đó là những nỗi lo. Trước hết là vị thế và thu nhập của người nông dân – tác giả tạo ra kỳ tích cùng doanh nghiệp - gắn bó với họ, giúp những con cá, hạt cà phê, tiêu, điều vươn xa khắp năm châu đang đứng trước nhiều thách thức. Đó là nỗi lo trước hàng loạt doanh nghiệp thủy sản VN đang oằn mình vượt qua khó khăn, nợ nần dây chuyền, kéo theo nhiều doanh nghiệp, người nuôi cá bên bờ vực vỡ nợ. Những bài học về thương hiệu cà phê, lúa gạo. Những điệp khúc: “trồng – chặt” tiêu – điều, mía – lúa, “treo ao” nuôi cá, mất mùa, trúng giá, … diễn ra thường xuyên chưa được giải quyết căn cơ từ bài toán tổng thể. Yêu cầu nâng cao chất lượng qui hoạch, quản lý qui hoạch, thông tin dự báo thị trường, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường liên kết để nâng cao thu nhập của người nông dân, gắn kết chặt chẽ các chuỗi nghiên cứu ứng dụng – sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản để tăng sức cạnh tranh trên thương trường.
Đạt được vị trí “đứng đầu thế giới” về xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu, điều, cá tra, lúa gạo là kỳ tích. Nhưng quan trọng hơn là phía sau kỳ tích đó, đời sống người nông dân được đảm bảo, gắn bó họ phát triển bền vững cùng với nghề. Còn quá nhiều việc phải làm cho những vị trí số 1 thế giới mà hàng nông sản VN đã chiếm lĩnh.
Nhận xét
Đăng nhận xét